• Không có kết quả nào được tìm thấy

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC TUẦN 6,8

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu câu chuyện mình kể và nêu được nội dung chính của chuyện.- Hiểu được ý nghĩa, nội dung của câu chuyện bạn kể. - Kể được câu chuyện bằng lời của mình về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí mà đã được nghe hoặc được đọc.

- Lời kể sinh động, hấp dẫn, biết phối hợp cử chỉ điệu bộ.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách. Giáo dục cho HS thấy được những ước mơ đẹp sẽ giúp ta vươn tới cuộc sống hạnh phúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

HS thi kể lại câu chuyện nói về lòng trung thực

GV nhận xét chuyển ý bài mới: -Những đức tính: trung thực, tự trọng...

của con người đều rất đáng quý. Hôm nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất nhé.

- 2-3 HS lên thi kể lại câu chuyện -NX

2- Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện: 10’

- Gọi HS đọc đề bài + Đề bài yêu cầu gì?

- HS đọc và phân tích đề + Thế nào là lòng tự trọng?

+ Lòng tự trọng biểu hiện như thế nào?

+ Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?

+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu?

- GV: Những câu chuyện các em vừa

- 2 HS đọc.

Đề bài: Kể 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc - 4 HS nối tiếp đọc phần gợi ý.

+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.

+ Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè.

+ Sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm người khác.

+ Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

+ Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích “Sự tích dưa hấu”.

+ Đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, trong sgk Tiếng Việt lớp 4,…

- Học sinh đọc

nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người.

- Gọi HS đọc kĩ phần 3.

* Yêu cầu HS đọc đề.

+ Đề bài yêu cầu gì?

GV kết hợp gạch chân những từ ngữ quan trọng.)

+ Theo em thế nào là ước mơ đẹp?

+ Những ước mơ như thế nào được coi là viển vông, phi lí?

- HS đọc gợi ý trong SGK

+ Kể tên những truyện có trong SGK Tiếng Việt?

+ Nêu tên những truyện có ngoài SGK Tiếng Việt?

+ Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy VD?

+ Kể một câu chuyện gồm mấy phần?

Đó là các phần nào?

+ Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?

+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?

- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí.

+ Là ước mơ về cuộc sống con người, chinh phục tự nhiên. Người ước ở đây không chỉ mơ ước hạnh phúc cho riêng mình.

+ Những mơ ước thể hiện lòng tham, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân mình.

- HS đọc nối tiếp 3 gợi ý trong SGK.

+ Ở Vương quốc Tương Lai, Ba điều ước, Lời ước dưới trăng, Vào nghề….

+ Ông lão đánh cá và con cá vàng,...

+ Có 2 loại ước mơ: ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí.

- VD: Truyện thể hiện ước mơ đẹp như:

“Đôi giày ba ta màu xanh”; “Bông hoa cúc trắng”; “Cô bé bán diêm”;…

- VD: Truyện thể hiện ước mơ phi lí viển vông như: “Ba điều ước”; “ Vua Mi-đát thích vàng”;…

+ Gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

+ Cần lưu ý đến tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.

+ VD: Em kể câu chuyện: “Em bé bán diêm”. Truyện kể về ước mơ có 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc của 1 cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp.

3- HĐ thực hành: 20’

- Chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm thảo luận kể lại câu chuyện.

- Gợi ý cho HS kể xong có thể hỏi:

- Gợi ý cho HS nghe có thể hỏi:

- Đại diện từng nhóm kể trước lớp.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Trong câu chuyện tớ vừa kể, bạn thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?

+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi

- Thi kể chuyện:

- HS khác có thể hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.

- Cả lớp bình chọn

- GV tuyên dương, động viên kịp thời.

người điều gì?

+ Cậu thấy nhân vật chính trong chuyện có gì đáng quý?

+ Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?

- HS thi kể, HS khác nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Bạn nào có câu chuyện với nội dung đúng chủ điểm và hay nhất?

- Bạn nào kể chuyện hay và hấp dẫn nhất?

4. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Những câu chuyện mà các bạn vừa kể có nội dung gì?

+ Trong các câu chuyện bạn kể, em thích câu chuyện nào nhất? Vì sao?

+ Những câu chuyện mà các bạn vừa kể có nội dung nói về lòng tự trọng,về ước mơ…

- 3 HS nêu câu chuyện bạn kể mà mình thích và nêu rõ lí do.

. Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét chung giờ học.

- Về nhà kể lại câu chuyện của mình hoặc những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU