• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Thi kể chuyện:

- HS khác có thể hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.

- Cả lớp bình chọn

- GV tuyên dương, động viên kịp thời.

người điều gì?

+ Cậu thấy nhân vật chính trong chuyện có gì đáng quý?

+ Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?

- HS thi kể, HS khác nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Bạn nào có câu chuyện với nội dung đúng chủ điểm và hay nhất?

- Bạn nào kể chuyện hay và hấp dẫn nhất?

4. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Những câu chuyện mà các bạn vừa kể có nội dung gì?

+ Trong các câu chuyện bạn kể, em thích câu chuyện nào nhất? Vì sao?

+ Những câu chuyện mà các bạn vừa kể có nội dung nói về lòng tự trọng,về ước mơ…

- 3 HS nêu câu chuyện bạn kể mà mình thích và nêu rõ lí do.

. Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét chung giờ học.

- Về nhà kể lại câu chuyện của mình hoặc những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

*Trò chơi: Bắn tên

+ Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

- Gọi 2 em lên bảng đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép với 2 trường hợp khác nhau?

- GV nhận xét, dẫn vào bài học:

Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ.

-HS chơi

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Hoặc được dùng với nghĩa đặc biệt.

VD:

- Cô giáo em bảo: “Con hãy cố gắng lên nhé”.

- Bạn Minh là “cây” văn nghệ của lớp em.

2- HĐ thực hành:

Bài 1: 7’

- Gọi 2 HS nêu đề bài.

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS đọc bài: Trung thu độc lập

+ Tìm những từ cùng nghĩa với ước mơ?

- Giải thích nghĩa từ mơ tưởng và mong ước?

+ Đặt câu với từ mong ước?

Bài 2: 7’

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu

- Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và tìm từ bắt đầu bằng tiếng: ước.

Bắt đầu bằng tiếng mơ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức.

- Nhận xét đội thắng.

- HS bổ sung từ mới.

- Một HS đọc toàn bộ các từ đã tìm được.

+ Đặt câu có một trong những từ này?

Bài 3: 8’

- HS nêu yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu gì?

- HS thảo luận cặp đôi.

- Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với ước mơ.

- 1 HS đọc

- Mơ tưởng; mong ước.

- Mơ tưởng: là mong mỏi và tưởng tượng điều mình sẽ đạt được trong tương lai.

- Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

- Em mong ước sẽ học giỏi hơn để bố mẹ vui lòng.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Tìm tiếng bắt đầu bằng tiếng ước; mơ cùng nghĩa với từ “ước mơ”

Bắt đầu bằng tiếng ước

Bắt đầu bằng tiếng

ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng…

mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng, mơ hão…

- Em ước ao có một đôi giầy đẹp .

- HS nêu

- Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá.

- Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ

- Yêu cầu 3 nhóm làm 3 nội dung ra bảng phụ.

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Em hiểu ước mơ được đánh giá cao là gì?

+ Mơ ước được đánh giá không cao là gì?

+ Ước mơ bị đánh giá thấp là như thế nào?

Bài 4: 8’

- HS nêu yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu gì?

- HS thảo luận nhóm bàn tìm những ước mơ minh hoạ.

- Đại diện các nhóm nối tiếp nêu kết quả thảo luận

- Nhóm khác nhận xét - GV chốt kết quả đúng

cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

- Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.

- Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.

- Đó là những ước mơ vươn lên làm được việc có ích cho mọi người

- Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện được không cần nỗ lực phấn đấu

- Đó là những ước mơ phi lí ,không thể thực hiện được hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng gây hại cho người khác.

- Học sinh đọc

- Nêu VD minh hoạ về 1 loại ước mơ nói trên.

+ VD:

- Đánh giá cao: ước mơ học giỏi, trở thành bác sĩ, kĩ sư…

- Đánh giá không cao: ước muốn có truyện đọc, có xe đạp có đồng hồ…

- Đánh giá thấp: ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước không phải học bài mà điểm vẫn cao.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Các em vừa học các từ ngữ thuộc chủ điểm nào?

+ Hãy đặt câu với từ: ao ước, mơ tưởng?

*Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS học thuộc lòng các thành ngữ.

- Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ.

- Chủ điểm ước mơ.

- Đã từ lâu, em ao ước có một chiếc bút máy luyện viết chữ đẹp.

- Chúng em mơ tưởng sau 15 năm nữa đất nước ta xây dựng to đẹp hơn rất nhiều.

-HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

TIẾT 28: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về dãy số tự nhiên, số TBC, bảng đơn vị đo khối lượng, thời gian và biểu đồ.

- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.

- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian .

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Tìm được số trung bình cộng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, biểu đồ SGK.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Tìm số trung bình cộng của các số:

24 ; 14 ; 16?

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?

+ Biết số trung bình cộng của 3 số, muốn tìm tổng của ba số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét c. Giới thiệu bài:

- GV: Tiết toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm chuẩn bị cho bài KT giữa HK1.

2. HĐ Luyện tập, thực hành:

Bài 1: 10’

- HS nêu yêu cầu bài 1 - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài.

- HS thực hiện theo y/c bần hoa + (24 + 14 + 16) : 3 = 18

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.

+ Lấy số trung bình cộng của ba số nhân với 3.

- HS lắng nghe.

1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- HS đọc yêu cầu - Nêu kết quả.

a. Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:

a. D: 50 050 050 b. Giá trị chữ số 8 trong số 548 762 là: b. B: 8000

c. Số lớn nhất trong các số 684 257;

684 275; 684 752; 684 725 là:

c. C: 684 752

d. 4 tấn 85 kg = …kg d. C: 4085

e. 2 phút 10 giây = …giây e. C: 130 - Giải thích cách làm từng phần:

+ Tại sao con đổi 2 phút 10 giây = 130 giây?

+ Đổi 2 phút = 120 giây

120 giây + 10 giây = 130 giây.

+ Nêu cách đổi 4 tấn 85 kg = 4085kg? + Đổi 4tấn = 4000kg

4000kg + 85 kg = 4085 kg Bài 2: 10’

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

+ Biểu đồ này thuộc loại biểu đồ nào?

2. Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi sau:

- HS nêu

+ Trả lời các câu hỏi sau + Biểu đồ cột

+ Biểu đồ biểu diễn nội dung gì? + Biểu diễn số quyển sách các bạn Hiền, Hòa, Trung, Thực đã đọc trong một năm.

- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm vở.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét, chốt kết quả.

- HS đọc bài làm.

a. Hiền đã đọc được bao nhiêu quyển sách?

+ Hiền đã đọc được 33 quyển sách.

b. Hoà đã đọc được bao nhiêu quyển sách?

+ Hoà đã đọc được 40 quyển sách.

c. Hoà đã đọc nhiều hơn Thực bao nhiêu quyển sách?

+ Hoà đã đọc nhiều hơn Thực 10 quyển sách. (Vì 40 - 25 = 15 quyển)

d. Ai đọc ít hơn Thực 3 quyển sách? + Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách.

e. Ai đọc nhiều sách nhất?

( Vì 25 - 22 = 3 quyển) + Hoà đọc nhiều sách nhất.

g. Ai đọc ít sách nhất? + Trung đọc được ít sách nhất.

h. Trung bình mỗi bạn đọc được bao nhiêu quyển sách?

+ Dựa vào đâu để trả lời được các câu hỏi đó?

Bài 3: 10’

- HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là:

(Vì (33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30 quyển) + Dựa vào biểu đồ trong sgk.

3. Bài toán:

- 2 HS đọc.

Tóm tắt:

Ngày đầu: 120m vải Ngày thứ hai:

2

1 ngày đầu Ngày thứ ba: gấp đôi ngày đầu Trung bình mỗi ngày:. . . mét vải?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

+ Muốn biết trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải ta phải biết gì?

+ Nêu cách tìm số mét vải bán được trong ngày thứ hai và ngày thứ ba?

- Yêu cầu HS làm bài - đọc bài.

- Vài HS nêu bài làm của mình

+ Tìm số trung bình cộng.

+ Muốn biết trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải ta phải biết số mét vải bán được trong ngày thứ hai và ngày thứ ba.

+ Tìm số vải bán ngày thứ hai ta lấy số vải bán ngày đầu chia cho 2.

+ Tìm số vải bán ngày thứ ba ta lấy số vải bán ngày đầu nhân với 2.

- Cả lớp làm bài.

- 1 HS làm bảng phụ.

- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải:

Ngày thứ hai bán được số mét vải là:

120 : 2 = 60 (m)

Ngày thứ ba bán được số mét vải là:

120  2 = 240 (m)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

( 120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m) Đáp số: 140m vải.

+ Vì sao đi tìm số vải bán ngày thứ hai ta lấy số vải bán ngày đầu chia cho 2 ? + Vì sao đi tìm số vải bán ngày thứ ba ta lấy số vải bán ngày đầu nhân với 2?

+ Vì ngày thứ hai bán bằng 12 số vải bán trong ngày đầu.

+ Vì ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu + Muốn tìm trung bình cộng của nhiều

số ta làm như thế nào ? 3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Để tìm giá trị của từng chữ số ta dựa vào đâu?

+ Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào?

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, làm VBT và chuẩn bị bài sau: Phép cộng.

+ Ta tìm tổng rồi chia cho số các số hạng.

+ Vị trí của từng chữ số.

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

SINH HOẠT + KNS