• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kỹ năng đặt tên hay cho vấn đề

Trong tài liệu BG KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC (Trang 95-99)

95

Khi nhận biết các quan điểm khác nhau sẽ tìm ra các giải pháp thành công, nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, thấy được mọi phía. Những người nổi tiếng có tư duy này là Einstein, Mozart, Edison, Van Gogh, Pasteur, Picasso, Bohr …. Einstein có khả năng tưởng tượng một vật vừa chuyển động, vừa đứng yên cùng một lúc trong vật lý và xây dựng phép tương đồng, thuyết tương đối để phản ánh điều này; Louis Pasteur khám phá ra định luật miễn dịch, Niels Bohr phát hiện ánh sáng vừa là hạt, vừa là sóng ….

Trong nghiên cứu khoa học, khi chọn một đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu phải tự hỏi có vấn đề nghiên cứu hay không? Nếu có vấn đề thì nghiên cứu, nếu không có vấn đề tất nhiên không thể nghiên cứu. Bất kỳ một đề tài nào cũng được đặc trưng bởi mục tiêu, mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, có khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát cụ thể, có ý nghĩa riêng. Đồng thời người nghiên cứu cũng phải xác định vấn đề nghiên cứu còn mới hay không? Vấn đề nghiên cứu có vừa tầm và đúng chuyên môn của mình để giải quyết hay không? Nếu vấn đề nghiên cứu có liên quan đến những chuyên môn khác thì mời thêm người cộng tác có chuyên môn trên lĩnh vực ấy, hoặc có thể thay đổi đề tài khác, hoặc thu hẹp đề tài lại cho vừa với điều kiện và khả năng chuyên môn của mình.

Nếu xác định được vấn đề nghiên cứu rõ ràng sẽ nắm vững được mục tiêu, mục đích nghiên cứu và xác định đúng nhiệm vụ nghiên cứu, giúp người nghiên cứu biết cần phải làm gì để đạt được mục đích, thu thập tư liệu ở đâu, thu thập tư liệu nào cần thiết cho đề tài? Từ đó người nghiên cứu tránh trường hợp thu thập tư liệu nhiều nhưng không có giá trị luận cứ, không sát với vấn đề của đề tài, vừa phí công sức, vừa khó xử lý. Xác định được vấn đề cần nghiên cứu còn giúp người nghiên cứu hình thành nên giả thuyết nghiên cứu đúng hướng.

96

quả là bài viết, công trình của mình đã bỏ ra nhiều công sức dễ bị bỏ qua hoặc có rất ít người quan tâm tới. Hãy cố gắng diễn tả vấn đề bằng ngôn ngữ chuẩn mực.

Khi đặt đầu đề/tên đề tài phải đảm bảo các yêu cầu:

- Tính hấp dẫn: lựa chọn ngôn từ sắc sảo, bảo đảm từng từ đều đáng giá, tránh dùng các câu sáo rỗng không thể hiện nội dung thông tin hoặc các câu đã quá nhàm. Chọn các từ độc đáo thể hiện nội dung thông tin.

- Tính khoa học: đầu đề/tên đề tài phải có ý nghĩa rõ ràng, khúc chiết, chỉ có một nghĩa, tránh đưa nội dung phức tạp và các con số không cần thiết vào. Số lượng từ của đầu đề không được phép nhiều, không được dài quá, phải mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích, phản ánh được nội dung chính yếu và mục tiêu, mục đích chủ yếu của vấn đề/đề tài.

Không nên dùng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin (ví dụ: Bước đầu tìm hiểu về...; Thử bàn về…; Một vài suy nghĩ về…; v.v…). Hết sức tránh dùng hai từ khi có thể dùng một, tránh dùng các từ viết tắt. Không được dùng nhiều dấu chấm, phẩy trong đầu đề vì có thể gây rối mắt và khó hiểu. Nên dùng động từ chủ động chứ không nên dùng động từ bị động để đầu đề/tên đề tài ngắn gọn và mạnh. Ngoài ra, trong đầu đề/tên đề tài cố gắng hạn chế lạm dụng, sử dụng tùy tiện dùng những cụm từ chỉ mục đích, thường mở đầu bằng những từ như để, nhằm, góp phần (ví dụ: (…) nhằm nâng cao chất lượng…; (…) để phát triển năng lực cạnh tranh; (…) góp phần vào….) trong những trường hợp không chỉ ra được nội dung thực tế cần làm.

- Tính chính xác: đầu đề /tên đề tài phải bảo đảm tính chính xác. Tính chính xác thể hiện ở chỗ tuyệt đối không có lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, không sai về nội dung khoa học.

- Tính hợp lý: đầu đề /tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. Nên tránh dùng từ bóng bẩy khi có thể dùng từ đơn giản, dễ hiểu mà vẫn hiệu quả, không nên dùng từ có ý nghĩa ẩn dụ sâu xa (đây là sự khác biệt với cách đặt tên tác phẩm văn học). Không được lạm dụng cách chơi chữ vì nếu ngôn từ dùng chưa thật đắt giá chơi chữ sẽ phản tác dụng. Nếu đầu đề dài 2,3 dòng thì ngắt dòng phải đúng chỗ (xác định điểm ngắt dòng đúng để không làm hỏng nội dung thông tin).

- Hình thức đẹp: trình bày đẹp mắt, vừa vặn với khoảng trống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

97

Sau khi đặt tên cần hỏi ý kiến của mọi người và tiếp thu ý kiến. Nếu có ý kiến cho rằng “đầu đề/tên đề tài nghe rất kêu nhưng không rõ nghĩa” thì phải suy nghĩ và sửa lại.

Muốn có một đầu đề/tên đề tài hay phải xác định những từ nào là từ khóa (từ quan trọng nhất) và thay đổi chúng nhiều lần để xem dùng từ nào hay hơn, tìm xem có từ khác có thể dùng được không (nhất là những từ đồng nghĩa), từ nào gợi lên được sự xúc cảm mạnh mẽ của người đọc thì chọn từ đó. Ngoài ra cũng có thể bằng cách thay đổi trật tự từ để diễn đạt tên đề tài cho hay hơn.

Từ ngữ của đầu đề/tên đề tài nếu được lựa chọn cẩn thận đảm bảo các yêu cầu trên sẽ có sức mạnh lớn lao, không chỉ giúp cho bài viết hấp dẫn, thu hút mà có tác dụng làm cho người đọc cảm nhận thấy sự nghiêm túc của người viết và đánh giá cao về mình.

Do một đề tài nghiên cứu khoa học phải bảo đảm tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn và tính khả thi nên nếu đầu đề/tên đề tài mà phản ánh được những vấn đề cấp bách, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tế Việt Nam mà chưa từng có tác giả nào thực hiện thì sẽ rất được trân trọng và gợi mở được sự chú ý, quan tâm của nhiều người.

Câu hỏi chương 4

1. Xuất phát điểm để phát hiện một vấn đề là gì? Anh (chị) hiện đang quan tâm đến vấn đề gì? Tại sao?

2. Vấn đề khoa học là gì?. Tại sao vấn đề khoa học luôn luôn là khởi nguồn của mọi nghiên cứu khoa học?.

3. Làm thế nào để phát hiện được những vấn đề khoa học?

4. Muốn xác định chính xác vấn đề phải làm gì? Có bao nhiêu cách tư duy để xác định chính xác vấn đề? Cho một số ví dụ minh họa.

5. Muốn đặt tên một vấn đề (tên một đề tài) hay phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Trường Đại học Kinh tế Huế

98

Bài tập thực hành chương 4

Bài tập 1. Sử dụng các kỹ năng phát hiện vấn đề để phát hiện một vấn đề bức xúc trong cuộc sống cần giải quyết. Lý giải tại sao lại quan tâm đến vấn đề đó?

Bài tập 2. Chọn 3 vấn đề bản thân quan tâm nhất trong cuộc sống hiện nay. Hãy đặt tên hay cho 3 vấn đề này để thu hút người khác cùng quan tâm tới các vấn đề đó.

Bài tập 3. Tham khảo 10 tên đề tài (tài liệu trong CSDL của thư viện điện tử), đưa ra nhận xét về cách đặt tên đề tài của các tác giả.

Tài liệu tham khảo chương 4

1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. H.: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002. - Tr. 43-48; Tr.145-147.

2. Kỹ năng viết bài.-H.: NXB Thông tấn, 2006.- Tr. 13-19.

3. PGS.TSKH Bùi Loan Thùy, PGS.TS Phạm Đình Nghiệm Giáo trình “Kỹ năng mềm”, Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

4. Nguyễn Duy Bảo. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. H.: NXB Bưu điện, 2007.- Tr.30-34.

5. Michael Michalko. Đột phá sức sáng tạo. Bí mật của những thiên tài sáng tạo.-H.:

NXB tri thức, 2007.- 402 tr.

Trường Đại học Kinh tế Huế

99

Chương 5

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Mục đích của chương:

- Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình.

- Biết các nội dung cần phải chuẩn bị để có thể thuyết trình thành công cũng như cách thức cụ thể tiến hành thuyết trình trước đông người nghe như:

+ Vượt qua nỗi sợ.

+ Kiểm soát thời gian thuyết trình.

+ Thu hút người nghe.

+ Thuyết phục người trái quan điểm, ….

Trong tài liệu BG KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC (Trang 95-99)