• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khả năng duy trì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Kết quả và khả năng duy trì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

1.3.2. Khả năng duy trì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe

ở nhóm can thiệp tăng là 43,8% (chỉ số hiệu quả 527%, p<0,05). Kiến thức mức độ yếu giảm được 85,4% (chỉ số hiệu quả 97%, p<0,05). Thái độ đạt mức khá ở nhóm can thiệp tăng là 28,1% (chỉ số hiệu quả 64%, p<0,05). Mức độ yếu về thái độ giảm được 26,1% (chỉ số hiệu quả 8%, p<0,05). Thực hành về bệnh động kinh mức độ khá sau can thiệp tăng là 34,4% (chỉ số hiệu quả 110%, p<0,05). Mức độ yếu về thực hành giảm được 51,1% (chỉ số hiệu quả 73%, p<0,05). Như vậy họat động can thiệp bằng TT-GDSK cần được duy trì để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tật [73].

2. Đa dạng hóa và đổi mới phương thức thực hiện TT-GDSK giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho SK, hướng tới mỗi người dân và cộng đồng: chủ động phòng, chống bệnh và dịch bệnh, ủng hộ và tham gia phòng trào vệ sinh yêu nước-nâng cao Sk nhân dân; bảo đảm an toàn thực phẩm; ủng hộ và chung tay thực hiện giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh.

3. Đổi mới phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả TT cung cấp thông tin y tế. Thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nâng cao năng lực, kỹ năng cung cấp thông tin của mỗi đơn vị, mỗi cán bộ y tế. Chủ động cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác cho dư luận và các cơ quan báo chí nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ và tham gia của toàn xã hội và mỗi người dân đối với hoạt động của ngành y tế trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

4. Đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng tư vấn, tiếp xúc người bệnh cho toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh, triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế tới sự hài lòng của người bệnh, củng cố và xây dựng y tế cơ sở, đổi mới giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, hạn chế rủi ro và sai sót y khoa.

5. Tổ chức phong trào thi đua rèn luyện y đức, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh. Biểu dương kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

6. Truyền thông kịp thời bằng nhiều hình thức những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế giai đoạn 2016-2020, giới thiệu những kết quả, thành tựu và tiến bộ y học trong tất cả các lĩnh vực của ngành y tế Việt Nam đến người dân, cộng đồng quốc tế, tiếp tục khẳng định và tạo dựng niềm tin của người dân đối với ngành y tế, góp phần củng cố và nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

7. Ủng hộ, thúc đẩy sự tham gia cung cấp thông tin về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của mọi cá nhân, tổ chức quan tâm và chia sẻ hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, rộng khắp.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong đó có hệ thống TT-GDSK là việc làm hết sức cần thiết, vì mục tiêu chính của hoạt động truyền thông tại cơ sở nhằm hướng tới nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tổ chức Phòng TT-GDSK của TTYT huyện, thị, thành phố được hình thành theo Nghị định của Chính phủ số 172/2004/NĐ-CP, là một trong những hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh của công tác TT-GDSK ở cả huyện và xã.

Mạng lưới TT-GDSK đã được kiện toàn từ tỉnh xuống cơ sở. Mạng lưới TT-GDSK tuyến huyện được củng cố, hoạt động ngày càng chất lượng hơn [75]. Các trung tâm y tế huyện của tất cả tỉnh/thành phố đều có phòng/tổ truyền thông làm việc độc lập hoặc kết hợp với các khoa phòng khác. Các TYT xã, phường, thị trấn có truyền thông viên kiêm nhiệm; các khu phố, thôn, ấp có cộng tác viên truyền thông [76].

Cán bộ tham gia công tác TT- GDSK tại tuyến huyện đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm, được tập huấn về kỹ năng TT-GDSK [75],[77],[78].

Phương pháp và tài liệu TT-GDSK được phát triển đa dạng. Tại tỉnh Hải Dương năm 2012 đã viết được gần 100 bài viết về phòng, chống bệnh cho các xã điểm và xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trung tâm tỉnh đã phối hợp với tuyến huyện truyền thông trực tiếp được hơn 124 nghìn buổi/190 nghìn lượt người nghe, đạt 107,5%. Có được số người nghe đông như vậy là do các cán bộ truyền thông đã được tập huấn, đào tạo tốt về kiến thức và kỹ năng truyền thông ở tuyến huyện và tuyến cơ sở [79]. Tại Long An, năm 2014 đã thành lập 15 phòng tư vấn của 15 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. Cán bộ tư vấn có trình độ đại học và trên đại học chiếm 31,35%; 32,84% cán bộ tư vấn đã được đào tạo kỹ năng tư vấn; 100% đơn vị bố trí cán bộ trực tư vấn đầy đủ [80].

Theo báo cáo tại tỉnh Hà Tĩnh, kết quả 6 tháng đầu năm 2016 các hoạt động truyền thông gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng đều tăng đặc biệt là tuyên truyền qua hệ thống truyền thông của các đơn vị như:

Website, facebook, loa truyền thanh; qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn/bản tăng 25%; mít tinh cổ động tăng 26%; các hoạt động truyền thông trực tiếp (truyền thông tại cộng đồng) trong 6 tháng đầu năm 2016, nhìn chung đều tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là tư vấn sức khỏe tăng 218%, nói chuyện sức khỏe tăng 122% [81].

Tại tỉnh Nghệ An, công tác truyền thông cũng được phối hợp giữa tuyến tỉnh và địa phương, triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng với các hình thức: thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, tư vấn, nói chuyện sức khoẻ, trình diễn làm mẫu. Các buổi nói chuyện truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về các bệnh hay gặp tại cộng đồng như ho gà, viêm não Nhật Bản, an toàn thực phẩm, lợi ích của tiêm chủng, các bệnh thường gặp trong mùa hè, tuyên truyền tác hại thuốc lá tại các huyện của tỉnh Nghệ An [82].

Tại các trung tâm Y tế huyện của tỉnh Quảng Nam: 77,8% các tổ truyền thông thực hiện nói chuyện sức khỏe, 66,7% các tổ truyền thông thực hiện tư vấn, 33,3% tổ truyền thông thực hiện thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm.

100% y tế thôn bản đều tham gia hoạt động TT-GDSK, số lần truyền thông trung bình của y tế thôn bản là 23,8 lần/năm [44].

Đề tài đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 cũng cho thấy hoạt động TT-GDSK vẫn được duy trì và trở thành hoạt động thường xuyên tư vấn cho cá nhân/nhóm về các vấn đề sức khỏe được thực hiện nhiều nhất (94,3%), các hoạt động còn lại cũng được thực hiện tốt (trên 70%) [83].

Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe:

Theo nhận định của Bộ Y tế, công tác truyền thông đảm nhận chăm sóc sức khỏe cho hơn 96 triệu dân, địa bàn hoạt động rộng khắp, số lượng cơ sở y

tế nhiều với hơn 400.000 cán bộ y tế nhưng phần lớn cán bộ y tế chưa có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông trong khi nguy cơ tai biến y khoa thường trực và khó tránh khỏi [84].

Như vậy, đây là những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến công tác truyền thông nói chung cũng như công tác truyền thông tuyến huyện nói riêng. Tuy nhiên, truyền thông đúng cách sẽ giúp huy động sự chủ động tham gia của người dân và toàn xã hội với công tác y tế, khiến người dân hợp tác, tuân thủ, phối hợp cùng ngành y tế. Vì vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng công tác truyền thông vẫn nên được đẩy mạnh từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, từ đó nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế trên cả nước.

Cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế và phổ biến các quy định kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đối với người phát ngôn của đơn vị, lãnh đạo đơn vị, bộ phận và cán bộ được phân công nhiệm vụ thực hiện truyền thông cung cấp thông tin y tế.

- Tập huấn cung cấp kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho các đơn vị, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác TT-GDSK. Chú trọng đẩy mạnh và phát huy các hoạt động TT-GDSK đang thực hiện của các chương trình, dự án y tế.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trọng điểm, thường xuyên để tăng cường TT-GDSK cho người dân chủ động thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.

- Thực hiện các mô hình truyền thông trong lĩnh vực y tế:

+ Truyền thông y tế trong bệnh viện: bộ phận truyền thông – chăm sóc người bệnh, xây dựng góc truyền thông, điểm truyền thông tư vấn cho người bệnh, trang thông tin điện tử, mạng xã hội của bệnh viện để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước và ngành y tế, các hoạt động chuyên môn của bệnh viện,…

+ Mô hình truyền thông về y tế dự phòng: cung cấp thông tin về hoạt động chuyên môn và các kiến thức dự phòng bệnh tật.

+ Mô hình truyền thông của chương trình mục tiêu y tế.

+ Thí điểm truyền thông trên mạng xã hội và ứng dụng trên điện thoại di động phổ biến như Zalo, Facebook. Thí điểm phát triển kênh thông tin phản hồi giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế với các cơ quan truyền thông đại chúng nhằm nắm bắt dư luận kịp thời, cung cấp thông tin nhanh, chính xác.

- Phối hợp xây dựng chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, chuyên trang, chuyên mục…về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông mới trên Internet như mạng xã hội, diễn đàn, các nền tảng chia sẻ hình ảnh và clip, các ứng dụng mobile…để thực hiện truyền thông cung cấp thông tin y tế.

- Xây dựng các sản phẩm TT-GDSK: tài liệu truyền thông, thông điệp phát thanh, truyền hình, bản tin, tờ rơi, pano, bang, đĩa… để cung cấp cho người dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động TT-GDSK trên các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động TT-GDSK [74].

Khung lý thuyết:

Giai đoạn 1 Thực trạng hoạt động

TT-GDSK tuyến huyện

Giai đoạn 2 Hiệu quả thí

điểm phòng TT-GDSK

Giai đoạn 3 Khả năng duy

trì hoạt động TT-GDSK

Mạng lưới TT- GDSK

Nguồn lực

Hoạt động TT- GDSK

sở vật chất Nhân

lực

Trang thiết bị

Trạm y tế

Người dân

Đào tạo cán bộ

Giám sát TT- GDSK

Thực hành Thái

Kiến độ thức

Chỉ đạo của Bộ Y tế

Nhu cầu người

dân

Cán bộ y tế được

đào tạo

1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu