• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế

Trong tài liệu DANH MỤC BẢNG (Trang 53-56)

PHẦN III...................................................................................................................... 31

3.2. Khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế

- Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 07/03/2008 về việc sản xuất giống và nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Bến Tre, theo đó quy định cụ thể: chất lượng tôm giống và vùng nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Quyết định số 1196/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

- Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 7 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc ban hành quy định về sản xuất, ương giống, khai thác nghêu giống tư nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

3.2. Khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế

phẩm sinh học, mô hình nuôi tôm càng xanh liền canh liền cư, mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa luân vụ với tôm sú, mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm,…

Cải tiến các quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, cá tra, TCX và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi các đối tượng nuôi mới như: cá chẽm, TCT… để tập huấn và chuyển giao kỹ thuật mới cho người nuôi.

Tổ chức 35 lớp tập huấn tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực NTTS với hơn 1.450 lượt người tham dự; tổ chức 64 lớp tuyên truyền về an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng với hơn 1.860 lượt người tham dự; thực hiện 28 lớp tập huấn hướng dẫn người nuôi áp dụng quy phạm thực hành nuôi tôm tốt với hơn 850 lượt người tham dự. Đã tổ chức 27 lớp tập huấn khuyến ngư về kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, cá nước ngọt, lươn, ếch cho nông dân với 1.284 người tham dự.

Thông qua vốn khuyến nông trung ương, vốn sự nghiệp tỉnh, chương trình FSPS II, dự án Oxfam Anh, ngành đã triển khai thực hiện được 48 mô hình nuôi tôm chân trắng sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi cá thát lát còm, nuôi cá rô đồng, nuôi TCX trong mương vườn, TCX ruộng lúa, cá bống tượng, cá kèo, cua biển, sò huyết và một số đối tượng thủy sản nước ngọt. Đồng thời tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi theo từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi để người nuôi thực hiện đạt hiệu quả cao.

Thường xuyên phối hợp với các HTX nghêu khảo sát tình hình, khuyến cáo các giải pháp kỹ thuật như can thưa, chuyển bãi nuôi và thu hoạch khi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm nhằm tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt vào thời điểm tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Nhìn chung công tác khuyến ngư đã được thực hiện khá tốt, các lớp tập huấn kỹ thuật thường xuyên được tổ chức đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con. Các mô hình trình diễn đều cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao. Công tác quan trắc môi trường được thực hiện thường xuyên giúp người nuôi chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh…

Một số hạn chế cần khắc phục như: kỹ năng tập huấn của một số cán bộ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, truyền đạt còn mang tính hàn lâm khó nắm bắt.

Việc triển khai các mô hình trình diễn có hiệu quả còn chậm, công tác khuyến ngư chưa tiếp cận được sâu rộng tới một số hộ nông dân.

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi

Trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú có rất nhiều mô hình nuôi (nuôi chuyên canh, xen canh, nuôi kết hợp) với nhiều mức độ (QC, QCCT, BTC, TC), và nhiều đối tượng (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô đồng, cá tra, nghêu,…).

+ Với các mô hình nuôi tôm, nhìn chung có năng suất khá cao:

- Quảng canh cải tiến: Phương thức nuôi này phổ biến đối với các đối tượng như tôm sú, tôm càng xanh. Tận dụng nguồn giống tự nhiên có thả thêm giống với mật độ thưa 1 - 5 con/m2, sử dụng nguồn thức ăn tự chế. Phương thức nuôi này tỷ lệ sống thấp, năng suất thu hoạch 0,15 - 0,25 tấn/ha, tuy nhiên phương thức nuôi này có tính ổn định, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tôm – lúa (một vụ tôm, một vụ lúa): Thường được nuôi ở những khu vực có chu kỳ 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn, tận dụng diện tích để gia tăng thu nhập.

Nuôi tôm có thể nuôi với nhiều hình thức khác nhau nhưng thường thấy ở mô hình này là nuôi QCCT hay BTC năng xuất BQ 0,2 tấn/ha.

- Tôm – rừng (nuôi tôm xen với rừng): Tận dụng diện tích rừng ngập nước để nuôi tôm theo tỷ lệ mương – rừng hợp lý, tuy nuôi năng suất không cao nhưng chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, năng suất BQ đạt 0,1 – 0,2 tấn/ha.

- Bán thâm canh: Áp dụng đối với nhiều loài thủy sản, đối với tôm sú thả giống mật độ 15 – 25 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, năng suất thu hoạch đạt 2 – 3,5 tấn /ha.

- Thâm canh: Sử dụng thức ăn công nghiệp, trình độ kỹ thuật cao, thả giống với mật độ cao: 25 – 40 con/m2, năng suất thu hoạch đạt 4 – 6 tấn/ha.

Từ khi Bộ NN&PTNT cho phép nuôi TCT ở ĐBSCL, trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình nuôi mang lại những kết quả đáng khích lệ như: mô hình nuôi TCT theo công nghệ sinh học của Công ty TNHH Thông Thuận Bến Tre, thu hoạch được 6,5 tấn/0,5 ha, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận gần 167 triệu đồng; mô hình nuôi của công ty Lâm Thủy sản Bến Tre tại huyện Ba Tri, trên diện tích 10,2 ha, với mật độ thả nuôi trung bình 110 con/m2 thu năng suất BQ 11,2 tấn/ha, lợi nhuận BQ 115 triệu đồng/ha.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trong địa bàn vùng quy hoạch

Mô hình

Tổng vốn đầu tư BQ

(tr.đ/ha)

Doanh thu

BQ (tr.đ/ha) Lợi nhuận BQ (tr.đ/ha)

Tỷ lệ hộ lời lỗ (%) Lời Lỗ

vốn Huyện Bình Đại

Nuôi tôm sú thâm canh 250 -300 800 500 80 20

Nuôi tôm thẻ chân trắng 350 650 300 90 10

Nuôi cá da trơn 3.500 4.250 750 50 50

Huyện Ba Tri

Nuôi cá rô đồng 50 70 20 50 50

Nuôi tôm sú thâm canh 200 300 100 70 30

Nuôi tôm thẻ chân trắng 250 320 70 50 50

Huyện Thạnh Phú

Nuôi tôm sú thâm canh 350 600 250 80 20

Nuôi tôm thẻ chân trắng 400 700 300 90 10

Nuôi tôm quảng canh 20 70 50 90 10

(Nguồn: Phòng NN&PTNT các huyện)

So sánh hiệu quả của hai hình thức nuôi TC tôm sú và TCT tại Bến Tre nhận thấy:

Trên một đơn vị diện tích, hai đối tượng này có mức đầu tư tương đương nhau, tuy mức lợi nhuận của nuôi tôm sú là cao hơn TCT nhưng thời gian nuôi đối tượng này lại dài hơn gần gấp 1,4 lần làm cho khả năng quay vòng vốn chậm hơn và khả năng rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó mô hình nuôi TCT mới đưa vào thử nghiệm nên hiệu quả đạt được chưa cao, trong tương lai khi bà con nắm vững kỹ thuật nuôi thì có thể tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành và nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình này. Mô hình nuôi cá tra ở huyện Bình Đại có mức vốn đầu tư cao, lợi nhuận thu được cao, song độ rủi ro lớn.

+ Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá tra thâm canh:

Diện tích đã thả nuôi cá tra đạt 657 ha, với sản lượng đạt 110.000 tấn, năng suất bình quân hơn 160 tấn/ha. Trong những tháng đầu năm 2010 giá thành cá tra nguyên liệu thường xuyên cao hơn giá bán cá tra nguyên liệu nên đa số người nuôi không có lãi. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2010 giá thành cá tra nguyên liệu có dấu hiệu tăng mạnh trở lại nên đa số người nuôi đều có lãi khá (từ 3.000 – 4.000 đồng/kg cá).

- Tổng chi phí (gồm cả 30% khấu hao mua đất và xây dựng ao hầm) là 2.035 – 5.641 triệu đồng/ha/vụ nuôi, bình quân 3.486 ± 838 triệu đồng/ha/vụ nuôi; trong đó, chi

phí thức ăn chiếm 65 – 75%, chi phí con giống 5 – 14% (bình quân 8%), chi phí thuốc/hoá chất 2 – 12% (bình quân 6%),…

- Tổng thu dao động 1.715 – 8.821 triệu đồng/ha/vụ nuôi, bình quân 4.521 ± 1.461 triệu đồng/ha/vụ nuôi.

- Lãi ròng dao động 48 – 5.883 triệu đồng/ha/vụ nuôi, bình quân 1.150 ± 1.103 triệu đồng/ha/vụ nuôi. Tính toán khi giá cá thương phẩm là 12.500 - 17.100 đồng/kg, bình quân là 14.800 đồng/kg.

+ Hiệu quả của mô hình đồng quản lý nguồn lợi nghêu của tỉnh Bến Tre:

- Tổng doanh thu từ hoạt động khai thác nghêu tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm của tỉnh Bến Tre năm 2009 là 168.257 triệu đồng, tổng chi phí cho các hoạt động sản xuất là 48.687 triệu đồng, lợi nhuận chia cho hộ xã viên sau khi khấu trừ tất cả các khoản thuế và trích lập quỹ là 90.491 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận từ nghêu trung bình của 3 huyện là 1,86 lần.

Lợi nhuận chia cho hộ xã viên trong năm 2009 có sự thay đổi lớn giữa các huyện và giữa các HTX trong huyện. Lợi nhuận bình quân chia cao nhất cho hộ xã viên là huyện Bình Đại (11,41 triệu đồng/hộ), kế đó là huyện Thạnh Phú (6,27 triệu đồng/hộ) và thấp nhất là huyện Ba Tri (4,64 triệu đồng/hộ). Ở huyện Bình Đại lợi nhuận chia cho hộ xã viên cao chủ yếu là giá trị thu được từ Nghêu giống tự nhiên, trong khi đó ở huyện Ba Tri giá trị nguồn lợi từ nghêu giống ít, chia lợi chủ yếu là từ hoạt động nuôi nghêu thương phẩm.

Bảng 3.11. Hạch toán kinh tế từ nguồn lợi nghêu của các HTX năm 2009

(Đvt: Triệu đồng) Stt Hợp tác xã Tổng

thu Tổng chi Vốn góp xã viên

Lợi nhuận chia cho hộ

xã viên

Lợi nhuận bình quân hộ xã viên 1 Huyện Bình Đại 85.127 26.574 858 45.995 11,41

- Rạng Đông 56.865 16.779 415 31.000 15,72

- Đồng Tâm 28.262 9.795 443 14.995 7,28

2 Huyện Ba Tri 59.549 13.519 1.026 32.402 4,64

- Bảo Thuận 14.360 6.069 693 5.803 2,32

- Tân Thủy 27.462 3.792 162 16.568 7,55

- An Thủy 17.727 3.658 171 10.031 4,39

3 Huyện Thạnh Phú 23.581 8.594 1.479 12.094 6,27

- Thạnh Lợi 4.451 2.961 108 1.043 1,93

- Bình Minh 496 310 466 175 0,45

- Hải Dương 2.072 1.170 55 661 2,71

- Đoàn Kết 1.800 600 350 840 2,55

- Thạnh Lộc 14.762 3.553 500 9.375 21,75

* Tổng 168.257 48.687 3.363 90.491 6,99

(Điều tra, tổng hợp từ Ban quản lý các HTX Thủy sản)

Trong tài liệu DANH MỤC BẢNG (Trang 53-56)