• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS

Trong tài liệu DANH MỤC BẢNG (Trang 34-37)

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch

2.3.8. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS

Từ khi vận hành cống đập Ba Lai hiện trạng thủy lợi vùng này được đầu tư khá hoàn chỉnh. Đặc biệt là hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt phục vụ vùng ngọt hóa trong đê ngăn mặn. Nhìn chung HTTL phía trong đê đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và NTS nước ngọt.

Phía ngoài đê ngăn mặn HTTL cũng được đầu tư đào mới và nạo vét rạch cũ, đặc biệt là những năm có phong trào nuôi tôm sú phát triển. Tuy nhiên HTTL cho NTS nước mặn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Hệ thống đê

- Đê biển: Hiện nay chỉ có đê biển huyện Bình Đại được đầu tư hoàn chỉnh, chiều rộng mặt đê 5m, cao trình mặt đê +3.5m, mặt đê được trải cấp phối sỏi đỏ, xe bốn bánh có thể giao thông, đây là tuyến đê vừa có tác dụng ngăn nước dâng vừa là tuyến giao thông quan trọng cho các vùng dân cư ven biển, mặt khác nhờ có tuyến đê mà ngành điện đã xây dựng một số đoạn thuộc tuyến điện trung thế cặp theo tuyến. Đê biển huyện Ba Tri đang thi công, huyện Thạnh Phú đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế.

- Đê ngăn mặn: Cả 3 huyện đầu có các tuyến đê ngăn mặn và kết hợp giao thông tạo ra hai vùng nước ngọt và nước mặn riêng biệt.

(2) Hệ thống giao thông, điện

Giao thông bộ

Huyện Thạnh Phú có quốc lộ 57 đi dọc huyện từ huyện Mỏ Cày tới xã Thạnh Phong. Đoạn từ Mỏ Cày tới hết xã An Nhơn đã được tráng nhựa, còn đoạn từ Giao Thạnh đến cuối lộ mặt đường bằng đất đỏ. Tuyến quốc lộ này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thủy sản của huyện. Ngoài ra huyện có một số đường huyện và đường xã nhưng nhiều tuyến đường chưa được đầu tư đúng mức gây khó khăn đi lại vào mùa mưa.

Huyện Ba Tri có đường tỉnh 885 nối huyện Giồng Trôm với hầu hết các xã của huyện Ba Tri, được trải nhựa hoàn toàn, giao thông thuận lợi. Ngoài ra một số đường huyện và đường xã cũng được trải nhựa tạo cho Ba Tri có hệ thống đường bộ khá tốt.

Nhờ có đập Ba Lai nên huyện Ba Tri có đường thông với huyện Bình Đại rất thuận tiện.

Huyện Bình Đại có tỉnh lộ 833 thông suốt từ huyện Châu Thành tới xã Thới Thuận huyện Bình Đại được được trải nhựa hoàn toàn, giao thông thuận lợi. Ngoài ra có tuyến đường huyện lộ 16 và tỉnh lộ 833B đang được nâng cấp.

Giao thông thủy

Cả 3 huyện ven biển đều có hệ thống đường thủy phát triển, kênh rạch chằng chịt.

Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao thông thủy phục vụ NTTS.

Mạng lưới điện

Hiện tại mạng lưới điện trung thế được đầu tư đến trung tâm các xã, trung thế và hạ thế được đầu tư hầu hết các khu dân cư. Tuy nhiên một số khu dân cư xa trung tâm xã (ở các giồng, cồn) và đặc biệt các khu nuôi tôm hoàn toàn chưa có lưới điện.

Ngoài ra trên địa bàn 3 huyện còn có một số cơ sở hạ tầng khác như xưởng sửa chữa cơ khí, trang thiết bị như máy nổ, máy cày, máy bơm…

(3) Phân vùng hạ tầng phục vụ nuôi tôm Huyện Thạnh Phú:

Xã An Nhơn: Khu nuôi tôm công nghiệp: ranh giới sông Cổ Chiên, sông Cả Bảy, đường xã ĐX-AN 08, sông Eo Lối. Vùng này được cấp nước bởi ba sông (Cổ Chiên, Cả Bảy, Eo Lói), đây là vùng được cấp thoát rất thuận lợi. Giao thông có đường huyện ĐH-TP 17 được tráng nhựa phục vụ tốt cho vùng nuôi. Điện trung thế đi dọc tuyến đường nhựa, đáp ứng nhu cầu điện cho vùng nuôi.

Xã Giao Thạnh: Khu nuôi tôm công nghiệp: ranh giới sông Cổ Chiên, sông Eo Lói, đường xã ĐX-GT 12, đường huyện ĐH-TP 07. Vùng này được cấp nước bởi 2 sông (Cổ Chiên, Eo Lói), đây là vùng được cấp thoát rất thuận lợi. Giao thông có đường huyện ĐH-TP 07 được trải sỏi đỏ phục vụ tốt cho vùng nuôi. Điện trung thế đi dọc tuyến đường nhựa, đáp ứng nhu cầu điện cho vùng nuôi.

Xã Thạnh Phong và Thạnh Hải: Hiện tại hai xã chưa có khu nuôi công nghiệp,

vùng nuơi tơm giáp biển chủ yếu là nuơi quảng canh. Vùng nuơi này hiện trang thủy lợi khá tốt vì gần biển, tuy nhiên rất khĩ khăn về giao thơng và điện.

Huyện Ba Tri:

Tiểu vùng 1A, 2A (xã Tân Xuân và Bảo Thạnh): Khu nuơi tơm, ranh giới từ tỉnh lộ 885 đến đê biển. Vùng này được cấp nước trực tiếp từ cửa sơng Ba Lai và biển. Hiện nay do dự án đê biển đang thi cơng nên giao thơng bộ gặp khĩ khăn, tuyến điện theo tuyến đê biển cũng chưa cĩ.

Tiểu vùng 1B, 1C, 2B (xã Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy): Khu nuơi tơm, ranh giới từ tỉnh lộ 885 đến đê biển. Vùng này được cấp nước trực tiếp từ cửa sơng Hàm Luơng và biển. Hiện nay do dự án đê biển đang thi cơng nên giao thơng bộ gặp khĩ khăn, tuyến điện theo tuyến đê biển cũng chưa cĩ. Vùng này cĩ một tuyến đê quốc phịng đã được đầu tư nhưng cịn gián đoạn do chưa cĩ cầu, mặt đê chưa được trải sỏi đỏ lên khơng thể lưu thơng được.

Huyện Bình Đại:

- Tiểu vùng 1A (TV-1A): thuộc 3 xã Đại Hịa Lộc, Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị, theo ranh giới Rạch My, phía Tây giáp sơng Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía Đơng giáp tỉnh lộ 883, phía Nam giáp đê biển. Khu vực này được cung cấp nước mặn trực tiếp từ sơng Ba Lai. Vùng này cĩ hai tuyến lộ 883A và HL16 cùng với đê biển cho nên giao thơng và điện rất thuận lợi. Tuy nhiên đoạn cuối sông Ba Lai (sau đập) nước không được lưu thông, do vậy nguồn nước dễ gây ô nhiễm.

- Tiểu vùng 1B (TV-1B): thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đơng Bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sơng thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh của xã Thừa Đức. Vùng này được cung cấp nước mặn trực tiếp từ sơng Tiền Giang. Vùng này cĩ hai tuyến lộ 883 và 883B cùng với đê biển cho nên giao thơng và điện rất thuận lợi.

Các TV-1A, TV-1B, nằm trong vùng nuơi tơm sú TC, BTC thuộc tiểu khu Ib, Ic, IIa, IIb trong quy hoạch chi tiết nuơi thủy sản của huyện.

Tình hình các dự án đầu tư phục vụ ngành thủy sản

Cơng tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuơi trồng thuỷ sản đã được chú trọng, từ năm 2001 – 2010 tỉnh đã đầu tư xây dựng 57 dự án cơ sở hạ tầng phục vụ nuơi và sản xuất giống thủy sản với tổng vốn đầu tư là 178 tỷ đồng. Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển nuơi thuỷ sản mang lại kết quả khả quan: mơi trường nuơi được cải thiện, tạo điều kiện thơng thống cho các vùng nuơi, vận chuyển hàng hĩa được thuận lợi, diện tích, năng suất, sản lượng nuơi duy trì ổn định và ngày càng phát triển theo chiều sâu.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 đã thực hiện 26 dự án đầu tư phục vụ cho NTTS trên đại bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú: gồm các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thơng, thủy lợi, điện, các trại sản xuất giống tập trung, v.v…

Huyện Bình Đại:

Đã thực hiện 06 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuơi trồng thủy sản phần lớn phục vụ nuơi tơm CN; dự án cầu Nị Sâu; cống Cầu Ván; đầu tư hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai phục vụ ntts huyện Bình Đại; nạo vét hệ thống kênh cấp thốt chính phục vụ ntts xã Thạnh Phước; dự án xây dựng khu nuơi tơm CN tập trung 400 ha Thạnh Phước; 01 dự án đầu tư khu sản xuất giống tập trung tại xã Thới Thuận với diện tích 10 ha (hiện đã thu hút được 01 doanh nghiệp đầu tư và 02 doanh nghiệp đang xin vào đầu tư trại sản xuất giống).

Huyện Ba Tri:

Thực hiện 02 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm CN ở Bảo Thuận và An Thủy, 01 dự án cho nuôi trồng thủy sản tòan huyện, 01 dự án phục vụ sản xuất tôm – lúa xã An Đức; 02 dự án xây dựng hệ thống thủy lợi nuôi thủy sản xã Vĩnh An; xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai phục vụ NTTS; Chương trình nạo vét hệ thống kênh cấp thoát chính cho ntts xã Tân Xuân, Tân Thủy, An Thủy.

Huyện Thạnh Phú

Huyện đã thực hiện 04 dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản tại các xã Thạnh Phong, Mỹ Hưng, nuôi tôm lúa ở xã An Quy, và phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện; Ngòai ra còn xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ phát triển vùng sản xuất tôm – lúa xã Mỹ An; nạo vét hệ thống kênh cấp thoát chính phục vụ nuôi trồng thủy sản xã An Điền.

2.3.9. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vùng quy hoạch

Trong tài liệu DANH MỤC BẢNG (Trang 34-37)