• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những kiến nghị đề xuất của các bên liên quan cho công tác đào

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa YHCT tuyến

3.2.6. Những kiến nghị đề xuất của các bên liên quan cho công tác đào

Nội dung cuối cùng của một kế hoạch tổ chức đào tạo là đánh giá rút kinh nghiệm sau khi kết thúc khóa học. Các thành viên tham gia đánh giá bao

gồm: bên xây dựng và thực hiện chương trình, bên thụ hưởng chương trình và Quản lý chương trình. Qua đó có những kiến nghị đề xuất giúp công tác tổ chức ĐTLT ngày một hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn nữa.

Hộp 15: Nên hỗ trợ kinh phí quản lý lớp học cho các cán bộ quản lý, mức hỗ trợ cho biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo hiện nay rất thấp.

ũng cần có những bộ tài liệu ĐTLT chuẩn từ Bộ Y tế để chúng tôi tham khảo. (PVS-CBQL)

Về phía cán bộ quản lý có đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ quản lý ĐTLT và tăng mức chi trả cho công tác biên soạn chương trình đạo; cùng với đó là cần có bộ tài liệu ĐTLT chuẩn từ Bộ Y tế đễ các đơn vị tổ chức lớp có thể tham khảo đưa vào tài liệu học tập của lớp.

Hộp 16: Nên có hỗ trợ kinh phí cho những người đi học ở xa, với bọn mình ở gần thì coi như không có vấn đề gì mấy nhưng những người ở huyện xa như Triệu Sơn, ... thì đi học sẽ rất vất vả cho mọi người. Vì vậy mình cũng mong cơ quan đơn vị tạo điều kiện giúp đ , hỗ trợ kinh phí giúp anh em yên tập học hành và trở về công tác. (PVS-HV)

Phía học viên cũng đề xuất tăng mức hỗ trợ cho cán bộ đi học nhất là những học viên ở xa, điều kiện còn khó khăn như những huyện miền núi.

Mức hỗ trợ có thể được thực hiện chia theo hoảng cách chứ không nhất thiết bằng nhau.

Hộp 17: Nên tăng cường thực hành tại bệnh viện, anh em đi về cũng có phản ánh học lý thuyết thì tốt nhưng phần thực hành thì hơi hạn chế.

Nhất là thực hành châm cứu hiện đại, điện châm trong châm cứu. Mình thấy các khóa học thực hành về vấn đề này chưa có, hay thông tin ít hay sao đó. Thầy tích cực nhưng trò cũng cần tích cực. Quan điểm của mình là học phải có thực hành chất lượng khóa học mới tốt được. (PVS-HV)

Học viên cũng có ý kiến nên tăng cường phần thực hành tại bệnh để các học viên có thể được quan sát trực tiếp, lý thuyết gắn liền thực tiễn.

Hộp 18: Đánh giá đầu ra cấp chứng chỉ cần nghiêm túc hơn. âu hỏi cần logic và có độ khó hơn nữa để có thể phân loại học viên. Với lại cần có quy định là nếu anh đi học mà anh không được cấp chứng chỉ thì đó là không hoàn thành nhiệm vụ, phải có hình thức kỷ luật thích đáng từ đó cũng thúc đẩy học viên học hành nghiêm túc hơn nữa. Đó là đối với những trường hợp được đơn vị cử đi. Song những trường hợp tự đi cũng cần tạo điều kiện cho họ nhiều hơn nữa như linh hoạt giờ trực chẳng hạn. (PVS-HV)

Công tác đánh giá và cấp chứng chỉ ĐTLT cũng được học viên đề xuất cần thực hiện nghiêm túc hơn. NVYT đi học cũng là một nhiệm vụ nên nếu không đạt yêu cầu thì không cấp chứng chỉ và như vậy cán bộ đó sẽ không hoàn thành nhiệm vụ.

Hộp 19: Tại bệnh viện huyện hàng ngày thường tiếp nhận khám và điều trị nhiều bệnh, chứng thông thường như đau đầu, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, suy nhược cơ thể, mất ngủ, táo bón …đo đó nguyện vọng của cán bộ y tế chúng tôi muốn sử dụng thành thạo các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, hướng d n người bệnh luyện tập dư ng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị. Các cán bộ công tác tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện còn ít có cơ hội được học tập, bồi dư ng cũng như tập huấn các kiến thức về YHCT. Chúng tôi kiến nghị rằng trong thời gian tới Bộ Y tế có chính sách quan tâm hơn nữa tới cán bộ công tác tại tuyến y tế cơ sở đặc biệt là các cán bộ có nhu cầu được khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ.

(PVS-HV)

Các học viên đa từng học hay chưa học đều muốn tham gia hơn nữa các khóa học đào tạo LTLT về khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Hộp 20: Hiện nay các tài liệu hướng d n chăm sóc sức khỏe bằng YH T còn quá ít, trong khi đó các chương trình khác như sức khỏe sinh sản, dân số, phòng chống dịch bệnh... có nhiều ấn phẩm, tài liệu, các bộ tranh tuyên truyền, băng, đĩa hình... và có kinh phí cho các hoạt động truyền thông. Trong khi đó YH T hầu như không có kinh phí, cũng như tài liệu dành cho tuyên truyền do đó khi tư vấn về sử dụng YHCT, các nhân viên y tế chủ yếu là tư vấn trực tiếp qua hình thức người bệnh đến khám bệnh tại TYT xã hay bệnh viện huyện được cán bộ y tế tư vấn, tuy nhiên nội dung tưvấn chưa sâu, chính vì vậy hoạt động truyền thông về sử dụng YHCT tại tuyến y tế cơ sở và cộng đồng chưa thực sự hiệu quả. (PVS-HV)

Ngoài mong muốn về học tập tham gia các khóa ĐTLT, các học viên đang công tác trong lĩnh vực YHCT cũng mong muốn các cấp các ngành quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này để từ đó YHCT cũng như YHHĐ phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.

Qua phỏng vấn sâu, các ý kiến đều cho rằng để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ YHCT và thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị bằng YHCT tại bệnh viện tuyến huyện thì cần phải có cán bộ giỏi chuyên môn vềYHCT, có các trang thiết bị về YHCT, có nhiều loại thuốc YHCT để điều trị nhiều loại bệnh. Đặc biệt đối với người nghèo tại các xã vùng sâu, vùng xa số người có nhu cầu được khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện là rất lớn. Việc có cán bộ giỏi về YHCT thì hoạt động đào tạo cũng như thu hút nhân lực cần phải được chú trong hơn nữa trong lĩnh vực này.

Chương 4