• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN với chức năng quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, được xem là ngân hàng của các ngân hàng vì thế có vị trí rất lớn trong công cuộc huy động vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Xây dựng chính sách đúng đắn và có cách thức điều hành hợp lý, NHNN sẽ tạo tiền đề quan trọng và có tác động tích cực tới việc khơi tăng khả năng huy động vốn của các NHTM. Do vậy, trong nội dung khóa luận xin được đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, là cơ quan quản lý Nhà nước về chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN cần phải có một chính sách tiền tệ ổn định, giúp cho các NHTM yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng bằng pháp luật và biện pháp kinh tế, hạn chế sự can thiệp hành chính. Đặc biệt là chính sách lãi suất, NHNN nên từng bước xoá bỏ cơ chế trần huy động lãi suất, vận hành theo cung cầu của thị trường để công khai, minh bạch và tạo niềm tin đối với công chúng. Công cụ lãi suất của NHNN cần được phát huy một cách hiệu quả thay vì áp dụng các biện pháp hành chính như hiện nay.

Cùng với sự cải cách của hệ thống tài chính, NHNN cần nghiên cứu kỹ tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế để đưa ra các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển bền vững.

Thứ hai, NHNN cần linh hoạt trong quản lý hoạt động của các NHTM nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

NHNN cần thường xuyên xem xét, đánh giá lại các văn bản pháp luật đã ban hành để kịp thời chỉnh sửa làm cho các văn bản này phù hợp với tình hình thực tế, tránh hiện tượng văn bản pháp luật xa rời thực tiễn.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các công cụ hữu hiệu nhằm kiểm soát khả năng thanh khoản, điều tiết vốn khả dụng của các NHTM thông qua các kênh như: nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng nhằm giảm áp lực về vốn, về thanh khoản cho các NHTM gặp khó khăn (lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn nếu thấp thì sẽ giảm áp lực lên lãi suất tiền gửi)

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các NHTM, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ ba, NHNN nên xem xét đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán qua ngân hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định về huy động vốn đối với các TCTD. Tăng cường thu hút vốn thông qua các hoạt động thanh toán, dịch vụ tài khoản, bán chéo sản phẩm, tiền gửi tiết kiệm dân cư với nhiều hình thức và kỳ hạn linh hoạt, giao dịch thuận tiện.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Tiếp tục thực hiện chi trả tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác và các khoản trợ cấp xã hội qua tài khoản. Tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho dịch vụ huy động vốn phát triển và các TCTD cạnh tranh lành mạnh thông qua đảm bảo ổn định tiền tệ, lãi suất, tỷ giá; tôn trọng các nguyên tắc thị trường trong quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, ngân hàng Nhà Nước nên quy định chặt chẽ hơn đối với việc thành lập mới các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế-xã hội.

Thực tế cho thấy, hiện nay số lượng các NHTM tăng lên nhanh chóng nhưng chất lượng tài sản của một số ngân hàng yếu, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp kém, thiếu kinh nghiệm,… điều này nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ có nguy cơ rủi ro đổ vỡ hệ thống tài chính của một quốc gia.

NHNN nên đẩy nhanh công tác tái cơ cấu các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

trung ở những đô thị lớn để mở chi nhánh, phòng giao dịch. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và không lành mạnh.

Thực hiện sáp nhập các NHTM không đủ vốn điều lệ theo quy định, kiên quyết

“loại bỏ” các ngân hàng yếu kém. Phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu vùng xa. Về quy mô, hệ thống phải có các ngân hàng lớn đủ sức cạnh tranh trong khu vực, làm trụ cột trong hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó cũng có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

2.2 Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác hạch toán và chứng từ hạch toán, hoạt động huy động vốn của các quỹ tiết kiệm. Định kỳ hàng tháng có thống kê sai sót cần chỉnh sửa đối với các hoạt động nghiệp vụ, báo cáo lãnh đạo để kịp thời điều chỉnh.

Thứ nhất, cần có những biện pháp đồng bộ đối với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động kế toán. Chẳng hạn như lắp đặt máy kiểm tra thông tin khách hàng băng dấu vân tay dể đảm bảo việc định danh khách hàng đồng thời giảm thiểu các chữ ký của khách hàng gửi tiền. Trung tâm tin học Vietcombank Trung ương cần tiếp nhận những đề đạt từ bộ phận tin học của các chi nhánh, nghiên cứu, xử lý, giải quyết những bất cập và sớm triển khai những phần mềm ứng dụng mới, phù hợp hơn với các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ hai, hoạt động kiểm toán nội bộ cũng cần phát huy chức năng và vai trò của mình trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn.

Vietcombank cần tăng cường tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm giúp cho hoạt động này đạt được hiệu quả như mong muốn, thực sự là cánh tay đắc lực của Ban Giám đốc ngân hàng.

Thứ ba, vấn đề cán bộ kế toán huy động vốn cần được chú ý hơn nữa. Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của bộ phận này có tính chất quyết định quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Cần có kế hoạch đào tạo về nghiệp vụ kế toán, tin học cũng như quản trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Do đặc điểm tự nhiên xã hội ở Thừa Thiên Huế là địa bàn nhỏ hẹp, thời tiết khí hậu không thuận lợi, các khu công nghiệp chưa phát triển mạnh. Do đó kiến nghị Uỷ ban Tỉnh Thừa Thiên Huế là nên khống chế con số về các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh không nên cho phép mở nhiều ngân hàng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cũng như sự tồn tại phát triển của ngân hàng.

- Tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. PGS.TS Phan Thị Cúc, ThS Đoàn Văn Huy (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính tiề tệ, nhà xuất bản Thống kê

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (1997), Tiền tệ Ngân Hàng, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

3. Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

4. TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. PTS Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Thống kế 6. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Đại

học Kinh tế Quốc dân

7. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống kê

8. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Lao động Xã hội

9. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 năm 2010

10. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Huế (2016,2017,2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ

Website

10. Tạp chí ngân hàng: http://tapchinganhang.com.vn/

11. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ: http://thitruongtaichinhtiente.vn/

12. Trang Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

http://www.vietcombank.com.vn

13. Trang Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn 14. Trang Website Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.Vneconomy.vn 15. Trang Website Tạp chí Tài chính: http://www.Tapchitaichinh.vn

16. Trang Web UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế: http://Thuathienhue.gov.vn 17. Trang Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

Trường Đại học Kinh tế Huế