• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ

2.2 Thực trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại

2.2.6 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng ở ngân hàng thương mại cổ phần

Trong những năm qua với sự thực hiện một cách đồng bộ các công việc huy động vốn từ tổ chức bộ máy, cán bộ đến các nghiệp vụ huy động vốn, tình hình huy động vốn ở chi nhánh được thể hiện qua một số tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, khái quát chung về tình hình huy động qua các năm

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân hàng nói chung và của Vietcombank Huế nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, huy động để cho vay. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM. Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng và cho quá trình phát triển của đất nước. Vietcombank Huế đã và đang cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động cũng như các biện pháp nâng cao nguồn vốn khác nhau, trong đó chú trọng nguồn vốn khách hàng cá nhân do nguồn vốn từ tổ chức kính tế là có hạn và khó tăng trường. Do vậy, tổng nguồn vốn luôn biến đổi theo chiều hướng có lợi với tốc độ tăng khá mạnh trong những năm qua nhất là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ khách hàng cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8: Tỉ lệ tăng trưởng so với năm trước về tình hình huy động vốn từ khách hàng của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Nguồn vốn huy động 4.350 5.157 6.250 18,55 21,19 1. Theo loại tiền

- VND 4.051 4.782 5.978 18,04 25,01

- Ngoại tệ (quy VND ) 299 375 272 25,41 -27,46

2. Theo tính chất tiền gửi

-Tổ chức kinh tế 1.258 1.178 1.597 -6,36 35,56

-Tiền gửi dân cư 3.092 3.979 4.653 28,69 16,94

3. Theo kỳ hạn

KKH 1.127 1.348 1.965 19,61 45,77

<=12 2.938 3.489 3.805 18,75 9.05

>12 285 320 480 12,28 50,00

(Nguồn:Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế) Qua bảng 2.8 ta thấy được nguồn huy động khách hàng cá nhân (dân cư) chiếm tỉ trọng cao và tăng dần năm 2016 đạt 3.092 tỷ đồng chiếm 71,08%, năm 2017 đạt 3.979 tỷ chiếm 77,15% nguồn vốn huy động thì đến năm 2018 tăng lên 4.653 tỷ chiếm 74,45%

. Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong việc hoạch định chính sách thu hút vốn nhàn rỗi từ khách hàng cá nhân đối với nguồn vốn huy động của Vietcombank Huế.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động

Một là, cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền

Trong 3 năm qua lượng vốn huy động từ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn.Cụ thể năm 2017 là 4.782 tỷ đồng, chiếm 92,73%, tăng 18,04% so với năm 2016. Đến năm 2018, vốn huy động từ nội tệ biến chuyển mạnh, tăng lên đến 5.978 tỷ đồng, tăng 25,01% so với năm 2017. Đây là bước chuyển mình vượt bậc của chi nhánh, là sự đóng góp không ngừng của ban cán bộ, nhân viên Vietcombank Huế trong công tác huy động vốn từ khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vietcombank Huế không chỉ huy động vốn nội tệ mà còn huy động vốn ngoại tệ.

Lượng vốn huy động từ ngoại tệ cũng có sự thay đổi không ngừng, năm 2016 là 299 tỷ đồng, chiếm 6,87%, tình hình huy động năm 2017 có xu thế tăng, tăng lên 76 tỷ đồng, tức là tăng 25,41% so với năm 2016. Năm 2018 giảm do chính sách lãi suất không khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm (lãi suất = 0).

Sỡ dĩ nguồn vốn huy động từ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngoại tệ là do lãi suất huy động cao và ổn định hơn trong các kỳ hạn. Cụ thể đối với tiền gửi nội tệ, mức lãi suất cao nhất áp dụng tại Vietcombank là 6,8%/năm tại các kì hạn dài từ 12 tháng trở lên và lãi suất không kỳ hạn là 0,10%/năm. Trong khi đó, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ là 0%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Mức lãi suất huy động ngoại tệ là quá thấp khiến khách hàng không muốn gửi ngoại tệ vào ngân hàng. Đây chính là bài toán khó cho các ngân hàng trong việc huy động ngoại tệ.

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng theo loại tiền của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % Vốn huy động

từ khách hàng 4.350 100,00 5.157 100,00 6.250 100,00 807 18,55 1.093 21,19 VND 4.051 93,13 4.782 92,73 5.978 95,65 731 18,04 1.196 25,01 Ngoại tệ

(Qui ra VND) 299 6,87 375 7,27 272 4,35 76 25,41 -103 -27,46 (Nguồn:Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn từ khách hàng theo loại tiền của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

Hai là, cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất tiền gửi

Qua bảng 2.10 ta thấy tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh tăng giảm với tốc độ không đều qua các năm. Cụ thể năm 2016 là 1.258 tỷ đồng, chiếm 28,92% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017 là 1.178 tỷ đồng, giảm 80 tỷ đồng tức giảm 6,36% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2018, khoản này tăng mạnh lên 1.597 tỷ đồng, tức tăng 419 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 35,56% so với năm 2017. Việc tăng trưởng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong năm 2018 cho thấy ngân hàng đã và đang tích cực đẩy mạnh và mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp thông qua việc cho ra đời những sản phẩm mới và hiện đại. Mặt khác chi nhánh đã mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thuận tiện cho việc chi trả tiền hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng.

Nguồn vốn từ dân cư là yếu tố chủ lực của ngân hàng, đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy, huy động vốn từ khách hàng cá nhân có xu hướng tăng trong những năm qua, cụ thể năm 2016 là 3.092 tỷ đồng, chiếm 71,08% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, tăng 887 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,69% so với năm 2016 và đạt con số 3.979 tỷ đồng. Qua năm 2018, vốn từ dân cư đã tăng lên 4.653 tỷ đồng, tức là tăng 16,94% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ khách hàng ngày càng tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

tưởng vào ngân hàng với mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận, đảm bảo tính an toàn cao.

Nó phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn và nổ lực của cán bộ nhân viên Vietcombank Huế, đây là nguồn vốn có lợi cho Vietcombank Huế bởi nguồn tiền này thường dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc các giấy tờ có giá khác nên nó mang tính ổn định.

Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo tính chất tiền gửi của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn

huy động 4.350 100,00 5.157 100,00 6.250 100,00 807 18,55 1.268 21,19 Tổ chức kinh tế 1.258 28,92 1.178 22,84 1.597 25,55 -80 -6,36 419 35,56 Tiền gửi dân cư 3.092 71,08 3.979 77,16 4.653 74,45 887 28,69 674 16,94

(Nguồn:Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo tính chất tiền gửi của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ba là, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn được phân ra không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó có kỳ hạn gồm dưới 12 tháng và trên 12 tháng. Quan sát số liệu ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong 3 năm 2016-2018. Năm 2016 là 3.223 tỷ đồng, chiếm 74,09% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017 là 3.809 tỷ đồng, tăng 586 tỷ đồng và tăng 18,18% so với năm 2016. Đến năm 2018 tiếp tục tăng lên 4.285 tỷ đồng, tăng 476 tỷ đồng so với năm 2017.

Trong đó, dưới 12 tháng là 2.938 tỷ đồng, chiếm 67,54% so với nguồn vốn huy động có kỳ hạn năm 2016. Đến năm 2017 tiền gửi dưới 12 tháng tăng thêm 551 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,75% so với năm 2016. Và năm 2018 đạt tới con số là 3.805 tỷ đồng tức tăng 9,05% so với năm 2017.

Trong khi đó nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng nhẹ trong 3 năm. Năm 2017 là 320 tỷ đồng, tương ứng tăng 35 tỷ đồng và 12,28% so với năm 2016. Qua năm 2018 tăng lên 480 tỷ đồng, tức là tăng 160 tỷ đồng, tức là tăng 50,00% so với năm 2017.

Nguyên nhân nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ áp đảo trên 12 tháng vì đây là nguồn tiền gửi có thời gian không quá ngắn cũng không quá dài đối với khách hàng. Mặt khác, thời gian gửi tiền của hình thức này cũng rất thuận tiện cho những khách hàng cần rút tiền để chi tiêu hay đầu tư trong những trường hợp nào đó, bởi lẽ nếu rút tiền trước hạn thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất là 0,1%/năm. Vì vậy, gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng thu hút được nhiều khách hàng hơn kỳ hạn trên 12 tháng.

Bên cạnh đó tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2017 là 1.348 tỷ đồng, tăng 19,61% so với năm 2016. Năm 2018 tăng lên là 1.965 tỷ đồng, tương ứng tăng 45,77% so với năm 2017. Nguyên nhân là do khách hàng gửi tiền vào loại hình này với mục đích chính là cất giữ tạm thời, nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, còn việc sinh lời chỉ là yếu tố phụ. Hơn nữa mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn chỉ là 0,1%/năm nên không thu hút được lượng khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng theo kỳ hạn của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % +/- % +/- %

NV huy động KH 4.350 100,00 5.157 100,00 6.250 100,00 807 18,55 1.268 21,19 1.Không kỳ hạn 1.127 25,91 1.348 26,14 1.965 31,44 221 19,61 617 45,77 2.Có kỳ hạn 3.223 74,09 3.809 73,86 4.285 68,56 586 18,18 476 12,50 Dưới 12 tháng 2.938 67,54 3.489 67,65 3.805 60,88 551 18,75 316 9,05 Trên 12 tháng 285 6.55 320 6,21 480 7,68 35 12,28 160 50,00 (Nguồn:Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo kỳ hạn của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018

2.3. Đánh giá về công tác huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng