• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xử lý số liệu và kiểm soát sai số

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Xử lý số liệu và kiểm soát sai số

a) Nghiên cứu định lượng

- Đo các kích thước, chỉ số trên ảnh chuẩn hóa và trên phim xquang KTS bằng phần mềm VnCeph đã được đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả số 5138/2017/QTG ngày 23/10/2017.(Phụ lục 9)

- Xử lý số liệu, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng thống kê mô tả bao gồm tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn. Thống kê suy luận bao gồm kiểm định so sánh giá trị trung bình của từng chỉ số cho 2 nhóm nam và nữ, hoặc so sánh với các số liệu của các tác giả khác nếu có bằng kiểm định t-test (với biến phân bố chuẩn). Nếu so sánh giá trị trung bình của chỉ số đối với 3 nhóm trở lên thì sử dụng Oneway-ANOVA test khi có phương sai đồng nhất, ngược lại sử dụng Kruskal-Wallis test khi phương sai không đồng nhất

Error! Reference source not found..

Sử dụng phân tích tương quan nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu thông qua tính hệ số tương quan giữa các biến định lượng qua Pearson test (biến phân bố chuẩn) Error! Reference source not found. được ước tính theo công thức:

Từ hệ số r, mối tương quan được đánh giá như sau:

 r < 0,3: tương quan ở mức thấp

 r = 0,3 – 0,5: tương quan ở mức trung bình.

 r = 0,5 đến dưới 0,7: tương quan ở mức tương đối cao.

 r = 0,7 đến dưới 0,9: tương quan ở mức cao.

 r ≥ 0,9: tương quan ở mức rất cao.

Trong đó: x: Trung bình của số đo lần 1; y: Trung bình của số đo lần 2.

b) Nghiên cứu định tính

Sau mỗi ngày phỏng vấn tại các điểm nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã ghi lại các thông tin cần lưu ý của từng nhóm thảo luận, từng ca phỏng vấn sâu vào bản nhật ký thực địa, bao gồm cả thông tin bằng lời và những quan sát khác.

Các dữ liệu được tổng hợp và giải thích bằng cách phân tích nội dung.

Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được ghi âm bằng máy ghi âm chuyên dụng Sony ICD – PX 470. Sau đó các file ghi âm này được gỡ ra và đánh máy vào file word. Các file word được đặt tên theo qui tắc như sau để dễ quản lý: Mã hóa từng trường hợp_Địa điểm_ngày – tháng – năm (VD:

01_CĐYTBD_26-09-2017).

Nghiên cứu sinh đọc từng file word, mã hóa và sắp xếp các thông tin theo chủ đề nghiên cứu. Các thông tin mã hóa theo nội dung nghiên cứu được copy sang từng cột/hàng trong file excel. Cuối cùng các thông tin này được nhóm lại, tổng hợp, tóm tắt và rút ra kết luận có kèm theo trích dẫn tiêu biểu.

2.4.2. Sai số và cách khống chế sai số a) Nghiên cứu định lượng

Sai số trong quá trình chụp ảnh - cách khắc phục:

- Sai số ngẫu nhiên: do chọn mẫu.

- Sai số hệ thống:

+ Kỹ thuật chụp ảnh không đúng.

+ Tư thế đối tượng không chuẩn.

+ Tư thế người chụp ảnh không đúng.

+ Biểu cảm của đối tượng.

+ Biến dạng ảnh.

- Cách khắc phục:

+ Tập huấn kỹ cho các thành viên trong nhóm chụp ảnh về cách sắp xếp bố trí máy ảnh, qui trình chụp ảnh, vị trí chụp, nguồn sáng.

+ Tập huấn kỹ cho người hỗ trợ cách căn chỉnh tư thế ngồi, căn chỉnh thước thủy bình, cách ghi mã số, cách điều chỉnh tấm hắt sáng cho từng đối tượng nghiên cứu trước khi chụp ảnh.

+ Tạo không khí vui vẻ, thân thiện để có sự hợp tác tốt giữa người chụp ảnh - đối tượng nghiên cứu - người hỗ trợ trước khi chụp ảnh.

Sai số trong quá trình đo đạc trên phần mền Vnceph:

- Sai số thực nghiệm: Khi việc đo đạc được lặp đi lặp lại nhưng kết quả đo được không thống nhất, hay còn gọi là sai số không chắc chắn hoặc sai số ngẫu nhiên.

- Sai số hệ thống: Khi tất cả các giá trị của đối tượng đo đều sai cùng một mức.

- Cách khắc phục:

+ Nghiên cứu viên là người quan sát, đánh giá, đo đạc các số liệu trong nghiên cứu.

+ Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu được kiểm định bằng hệ số tương quan Pearson (r). Trong quá trình xác định điểm mốc và đo đạc trên ảnh, trên phim xquang, rút ra 20 đối tượng đo các kích thước và sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 tính hệ số tương quan Pearson. Nếu tương quan r ≥ 0,7 thì nhận kết quả các biến số đã đo. Nếu tương quan r < 0,7 sẽ tiến hành đo đạc lại các biến số.

b) Nghiên cứu định tính

Độ tin cậy và chính xác là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với nghiên cứu định lượng mà cả đối với nghiên cứu định tính. Để đảm bảo thông tin thu được từ nghiên cứu định tính là tin cậy và tương đối chính xác, chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:

- Khi phát triển nội dung nghiên cứu, luôn bám sát mục tiêu nghiên cứu.

- Trong quá trình thảo luận nhóm, phỏng vân sâu luôn đảm bảo có 3 người đi thu thập và là những nhưng người kinh nghiệm trong khai thác thông tin.

- Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi luôn xác định rõ vị trí của mình để những quan điểm cá nhân không làm tác động, ảnh hưởng đến quan điểm cá nhân của các đối tượng nghiên cứu.

- Trong quá trình thu thập thông tin chúng tôi đã xin phép ghi âm và ghi chép cẩn thận các thông tin đối tượng cung cấp. Trong quá trình phiên giải kết quả, chúng tôi mô tả chân thực số liệu.