• Không có kết quả nào được tìm thấy

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP

Trong tài liệu Chuyên đề Văn - GDCD (Trang 46-56)

* Liên hệ bản thân:

Em sẽ lập kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập.

A. Con ơi B. Nhớ lấy điều này C. Chớ qua D. Chớ

Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh?

A. Có tính chính xác và biểu cảm B. Có tính hình tượng.

C. Có nhịp điệu và giàu cảm xúc. D. Có tính hàm súc.

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai về nhóm quyền trẻ em:

A.Nhóm quyền bảo vệ, tham gia. B. Nhóm quyền học tập, nuôi dưỡng C.Nhóm quyền sống còn, phát triển. D.Nhóm quyền sống còn, tham gia.

Câu 7: Người điều khiển xe đạp được chở tối đa:

A.Một người lớn và một trẻ em B. Một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi C.Hai người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi D.Hai người lớn và một trẻ em

Câu 8: Khi đổ rác xuống nước, các tác hại có thể gây ra là:

A. Tạo hiện tượng tích tụ độc tố trong các sinh vật thủy sinh gây hại cho con người khi ăn chúng.

B. Sinh vật thủy sinh bị chết C. Gây mất mĩ quan

D. Cả 3 câu trên đúng

Câu 9: Tác hại của tên nạn xã hội đối với bản thân mỗi công dân là:

A. Hủy hoại phẩm chất đạo đức con người. B.Suy thoái nòi giống C. Suy giảm sức lao động của xã hội. D.Gia đình bị tan vỡ Câu10: Trong các ý kiến sau, ý kiến không đúng là:

A. Ma túy, mại dâm là con đường lây nhiễm các căn bệnh xã hội B. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác

C. Mắc tệ nạn xã hội là những người lao động D. Pháp luật xử lí nghiêm người nghiện và mại dâm

II. Tự luận: (7,0 điểm) Câu 1: ( 3,0 điểm)

Đọc mẩu tin sau đây trên báo Sài Gòn tiếp thị, số 15, 2002:

Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ở Niu Oóc vì

“chơi” bạch phiến (hê-rô-in) quá liều, năm đó Ra-pha-en mới 27 tuổi…

( Trích bài đọc thêm, SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, trang 123)

Hãy viết một đoạn văn để ghi lại cảm xúc của em khi đọc mẩu tin trên và từ đó trình bày những suy nghĩ về lối sống a dua, mắc vào tệ nạn xã hội như hút thuốc lá, nghiện ma túy… của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay?

Câu 2: ( 2,5 điểm)

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

( Quê hương - Tế Hanh) Câu 3: ( 1,5 điểm)

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Sinh ra trong một gia đình khá giả, lại là con một, cậu bé Thiểu ham chơi, lười học, lười lao động thích ăn chơi, hưởng thụ, còn bố mẹ Thiểu mải làm ăn nên luôn đáp ứng mọi đòi hỏi của con, Thiểu luôn được cha mẹ nuông chiều, tạo điều kiện tốt nhất cho ăn học, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của Thiểu, Thiểu đua đòi ăn chơi đã nghe bạn xấu rủ rê nên thường xuyên trốn học và mê chơi điện tử có lần các bạn nói: chơi mãi một trò chán lắm thử trò khác đi, thế là Thiểu hít thử heroin, mặc dù biết sử dụng ma túy là nguy hiểm nhưng Thiểu nghĩ thử một lần rồi thôi nhưng Thiểu đã không dừng lại được và đã nghiện lúc nào không biết. Bố mẹ Thiểu biết chuyện rất buồn, nhiều lần khuyên can, thậm chí có lần bắt, nhốt Thiểu trong nhà hy vọng Thiểu sẽ cai nghiện được nhưng không thể. Quá buồn vì không giáo dục được con, bố mẹ đã đưa Thiểu đi trại cai nghiện.

a. Qua tình huống trên hiểu tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói: " Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác", học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

b. Em hãy nhận xét ngắn gọn về Thiểu? Nếu là bạn của Thiểu, em giúp Thiểu như thế nào?

Đề 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

I. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:

B. Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi vào năm 1487. Mười năm sau, Va-xcô đơ-Ga-ma cũng đi qua đây để đến năm 1498, đã cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ; C. Cô-lôm-bô "tìm ra"

châu Mĩ năm 1492 và đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522.

(SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.6) Câu 1. Những cuộc phát kiến địa lí đã mang lại ý nghĩa gì về kinh tế cho các nước châu Âu?

A. Thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa trên thế giới.

B. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

C. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.

D. Thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế.

Câu 2. Các cuộc phát kiến địa lí đã chứng minh Trái Đất hình gì?

A. Hình ô van. B. Hình cầu. C. Hình elíp. D. Hình tròn.

Câu 3. Năm 1492, C. Cô-lôm-bô đã đi theo hướng nào để tìm ra châu Mĩ?

A. Đông. B. Tây. C. Nam. D. Bắc.

Câu 4. Đoạn ngữ liệu trên đề cập đến lịch sử phong kiến Tây Âu thời kì nào?

A. Thời cận đại. B. Sơ kì trung đại. C. Trung kì trung đại. D. Hậu kì trung đại.

Câu 5. Bản chất các cuộc phát kiến địa lí là gì?

A. Là phong trào truyền bá văn hóa mới.

B. Là phong trào di dân đến những vùng đất mới.

C. Là cuộc cách mạng trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

D. Là phong trào tìm kiếm "những mảnh đất có vàng".

II. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 9:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 6. Câu tục ngữ trên diễn tả chuyển động nào của Trái Đất?

A. Chuyển động tự quay quanh trục. B. Chuyển động biểu kiến.

C. Chuyển động quay quanh dải Ngân Hà. D. Chuyển động quay quanh Mặt Trời.

Câu 7. Hiện tượng trên đúng ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Đông. B. Bán cầu Nam. C. Bán cầu Bắc. D. Bán cầu Tây.

Câu 8. Câu tục ngữ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. Nói quá. D. So sánh.

Câu 9. Câu tục ngữ trên liên quan đến hệ quả gì của Trái Đất?

A. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. B. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

ĐỀ CHÍNH THỨC

C. Ngày, đêm trên Trái Đất. D. Các mùa trong năm.

III. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 10 đến câu 14:

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Cam -pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

(SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.21) Câu 10. Vương quốc Lan Xang trước kia thuộc khu vực nào hiện nay?

A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Bắc Á. D. Tây Á.

Câu 11. Đất nước đó gắn liền với con sông nào?

A. Sông Trường Giang. B. Sông Hồng. C. Sông Mê Công. D. Sông Ấn.

Câu 12.Miến Điện là tên gọi của quốc gia nào hiện nay?

A. Thái Lan. B. Malaixia. C. Xingapo. D. Mi-an-ma.

Câu 13.Vương quốc Lan Xang là quốc gia nào hiện nay?

A. Thái Lan. B. Lào. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.

Câu 14. Tên gọi Lan Xang có nghĩa là gì?

A. Sư tử. B. Triệu Voi. C. Rồng vàng. D. Chim Ưng.

IV. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 15 đến câu 17:

Mặc dù có trữ lượng nước khá dồi dào, nhưng 63% tổng lượng nước bề mặt của Việt Nam lại bắt nguồn từ các quốc gia khác. Chẳng hạn, ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt. Còn ở lưu vực sông Cửu Long, 90% khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai, chủ yếu từ phần sông Mê Công nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước ngoại lai. Nhất là vào những năm gần đây, sự khai thác nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn ngày càng gia tăng. Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mê Công. Thái Lan xây 10 hồ chứa vừa và lớn. Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ ở một cao trình nhất định để phát triển thủy lợi.Nguồn nước nội địa chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới - khoảng 3600m3/người/năm, thấp hơn mức bình quân toàn cầu là 4000 m3/người/

năm khiến Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước.

(Nước ngọt sắp quý hơn vàng, dẫn theo trang www.nguoiduatin.vn, ngày 27/12/2012) Câu 15. Nước là nguồn tài nguyên quý, nên mỗi công dân cần làm gì?

A. Khai thác nguồn nước bề mặt. B. Khai thác tự do nguồn nước.

C. Sử dụng không hạn chế nguồn nước. D. Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước.

Câu 16. Nghĩa của cụm từ nguồn nước ngoại lai trong đoạn trích trên được hiểu là gì?

A. Nguồn nước bị nhiễm mặn. B. Nguồn nước đến từ quốc gia khác.

C. Nguồn nước để phát triển thủy lợi. D. Nguồn nước đến từ thượng lưu các con sông.

Câu 17. Việc phụ thuộc vào nguồn nước ngoại lai có tác động tiêu cực như thế nào đến sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Giảm năng suất hoa màu. B. Sản xuất lúa không ổn định.

C. Sâu bệnh trên cây lúa tăng lên. D. Giống lúa bị thoái hóa.

V. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 18 đến câu 20:

Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ.

Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

(SGK Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.8)

Câu 18. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Nghị luận.

D. Biểu cảm.

Câu 19. Khẳng định trên gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.

B. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

C. Cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia.

D. Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 20. Thời gian bản tuyên ngôn trên được thông qua là năm nào?

A. 1776. B. 1792. C. 1945. D. 1789.

VI. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 21 đến câu 24:

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

(Ca Huế trên sông Hương, SGK Ngữ văn 7, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014 tr.101) Câu 21. Đoạn văn trên miêu tả điều gì?

A. Tài nghệ các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.

B. Người chơi đàn tài hoa nghệ sĩ.

C. Tâm trạng lãng mạn, bay bổng của người nghe đàn.

D. Sự phong phú của loại nhạc cụ dân gian.

Câu 22. Hành vi nào sau đây không góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa.

B. Tuyên truyền cho mọi người về vai trò, ý nghĩa của những di sản.

C. Xây dựng nhà ở trên đất của các di tích.

D. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.

Câu 23. Đâu là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nghệ thuật diễn xướng dân gian. B. Địa điểm có giá trị lịch sử.

C. Cổ vật quốc gia. D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 24. Vì sao ca Huế mang đặc điểm vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi?

A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.

B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.

C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.

D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.

VII. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 25 đến câu 30:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó, SGK Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr.28) Câu 25. Bác Hồ viết bài thơ này trong thời gian nào?

A. Trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Người lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Người bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

D. Trong thời gian Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Câu 26. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú. C. Lục bát. D. Tự do.

Câu 27. Giọng điệu chung của bài thơ là gì?

A. Nghiêm trang, chừng mực. B. Thiết tha, trìu mến.

C. Buồn thương, phiền muộn. D. Vui đùa, dí dỏm.

Câu 28. Địa danh Pác Bó thuộc địa phận của tỉnh nào?

A. Thái Nguyên. B. Hà Giang. C. Tuyên Quang. D. Cao Bằng.

Câu 29. Tác phẩm nào trong số những tác phẩm sau cũng thể hiện niềm vui thú được sống với rừng, với suối?

A. Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi). B. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh).

C. Ông đồ (Vũ Đình Liên). D. Quê hương (Tế Hanh).

Câu 30. Phương án nào sau đây khái quát chính xác và đầy đủ những phẩm chất của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ?

A. Giản dị, liêm khiết, lạc quan. B. Tự lập, dũng cảm, trung thực.

C. Giản dị, bao dung, khiêm tốn. D. Bao dung, nhân hậu, trung thực.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi gồm 01 trang)

Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm)

Tối 14/3/2016 tại thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt - di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo; di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn - Sông Lô. Đây là sự kiện văn hóa, chính trị lớn của tỉnh, khẳng định sự đóng góp của đất và người Vĩnh Phúc vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc, khẳng định những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, những nét riêng của kho tàng văn hóa đã được các thế hệ người dân Vĩnh Phúc sáng tạo nên qua các thời kì.

(Theo hanoimoi.com.vn số ra ngày 15/3/2016)

Trước sự kiện trên, là một công dân của Vĩnh Phúc, em thấy mình cần có nghĩa vụ gì trong việc bảo tồn các di tích quốc gia đặc biệt này?

Câu 2 (2,0 điểm)

a. Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

b. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Câu 3 (2,0 điểm)

Đất ơi muốn nói điều chi thế, Mà sao không nói được với người?

(Trần Đăng Khoa)

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng.

Câu 4 (2,0 điểm)

Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau:

“Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng

ĐỀ CHÍNH THỨC

trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc”.

(SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.53) Với những biện pháp trên, qua từng giờ học, từng buổi ôn tập, các em có hứng thú học hơn. Qua các bài kiểm tra, khảo sát, chúng tôi thấy chất lượng bài thi liên môn KHXH ngày càng được nâng cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Như vậy, “Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – GDCD cấp THCS” là một việc quan trọng đòi hỏi người giáo viên văn cần làm, làm thật tốt, làm thường xuyên.Vấn đề cơ bản để dạy tốt là mỗi giáo viên phải hiểu đúng, nắm chắc kiến thưc, phương pháp, mục tiêu môn thi. Thường xuyên trau dồi chuyên môn, tích luỹ vốn sống để hiểu sâu về nội dung thi, có tâm huyết với công tác bồi dưỡng. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề liên môn hay, điều đó đặt ra nhiều thách thức cho mỗi giáo viên. Chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu bằng tất cả tấm lòng và sự say mê nghề nghiệp để tìm ra phương pháp bồi dưỡng có hiệu nhất. Trong khi bồi dưỡng, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức bộ môn, liên môn, giáo viên còn xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học để dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức một cách tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới tạo được hứng thú học tập cho học sinh, để mỗi giờ học thực sự là một liều thuốc bổ về tinh thần, giúp các em yêu thích và học tốt bộ môn, say mô rèn luyện ôn tập. Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG KHXH thì người giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Ngoài ra việc tổ chức chọn lựa chính xác và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng đội dự tuyển, rồi đội tuyển việc giáodục tinh thần nhân văn, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và xu thế thời đại là cải cách, đổi mới, sáng tạo; giúp HS hiểu biết và nhận thức được quy luật khách quan về sự phát triển của xã hội loài người; lí giải quan hệ giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên; nhận thức về Việt Nam đương đại cũng như thế giới ngày nay. Từ đó chất lượng bài thi liên môn KHXH nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ngày càng được nâng cao.

Để nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn ở các trường THCS tôi mạnh dạn đề ra một số vấn đề cần giải quyết như sau:

1. Các nhà trường cần quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn.

2. Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng thước đo chính xác nhất là chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi.

3. BGH các trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG liên tục và kế thừa trong 3 năm với những nội dung: Kế hoạch chọn đội tuyển; kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển. Xây dựng đội tuyển HSG phải theo các bước: Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng.

Nên phát hiện, tuyển chọn ngay từ đầu cấp học lớp.

Trong tài liệu Chuyên đề Văn - GDCD (Trang 46-56)