• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiến hành bồi dưỡng

Trong tài liệu Chuyên đề Văn - GDCD (Trang 35-42)

PHẦN 2: MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. Vị trí

2. Giải pháp

2.3. Tiến hành bồi dưỡng

Thứ nhất: Dạy học theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GDĐT, tuy nhiên các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm thành thạo các dạng câu hỏi kể cả câu hỏi trắc nghiệm. Phải hiểu rõ về mục tiêu từng bài, từng chủ đề, và cả sự gắn kết khoa học giữa văn, GDCD; Sử - GDCD; Địa - GDCD. Phải biến khái niệm trừu tượng thành cụ thể qua các minh họa gán với thực tế xung quanh các em và phải phù hợp, đọc thật kỹ yêu cầu câu hỏi để có câu trả lời hoặc ứng xử đúng hay và giả quyết vấn đề được triệt để

Thứ hai: Nắm vững được nội dung cơ bản bài học bao gồm các khái niệm; biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện cũng như liên hệ bản thân, rút ra bài học của mỗi giá trị đạo đức, pháp luật.

Thứ ba: Xây dựng ngân hàng câu hỏi, từng dạng bài tập cho từng phần kiến thức của mỗi bài ở mỗi cấp độ nhận thức khác nhau cho học sinh tiếp cận thường xuyên với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Thứ tư: Cung cấp những kiến thức về pháp luật và hiểu biết xã hội.

Nội dung chương trình GDCD lớp 8 không rộng nhưng cần cung cấp cả phần kiến thức cơ bản của phần lớp 6, 7, cả phần đạo đức và pháp luật tránh bỏ sót kiến thức, việc sưu tầm tài liệu cần phải lựa chọn, cập nhật những nội dung có tính thời sự, cả pháp luật mới nhất như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình… Việc chọn lọc những thông tin pháp luật mới nhất có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học phù hợp với đối tượng học sinh… Đặc biệt nội dung Hiến pháp 2013 chưa đưa vào sách giáo khoa, giáo viên phải thường xuyên cập nhật để học sinh nắm được những thay đổi.

Qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy, ở lớp 8 học sinh được học những kiến thức về pháp luật. trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và Tỉnh thì kiến thức về pháp luật được sử dụng không nhiều, và được thể hiện rất khiêm tốn trong phần trắc nghiệm, tuy nhiên không nên bỏ qua bất cứ nội dung kiến thức nào đã được học trong chương trình GDCD THCS Nếu học sinh chỉ nắm kiến thức trong sách giáo khoa không thì chưa đủ.

Giáo viên cần cung cấp, mở rộng cho học sinh như Hiến pháp và những Điều luật mới được bổ sung.

Vấn đề xã hội cũng không thể thiếu trong quá trình giảng dạy GDCD và đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là sự mở rộng kiến thức từ bàì học và sự liên hệ ngoài xã hội của học sinh. Vấn đề xã hội thì nhiều nhưng giáo viên phải biết chọn lựa những vấn đề mang tính thời sự mà cả xã hội đang quan tâm như: Vấn đề an toàn giao thông, môi trường, văn hóa, tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ và các chất độc hại… Hầu như năm học nào cũng vậy các đề thi đều có một phần kiến thức về hiểu biết xã hôi. Về giao thông, di sản văn hóa về biến đổi khí hậu, về môi trường, tệ nạn xã hội…. Tôi thấy những vấn đề trên được hỏi trong đề thi đều mang tính thời sự ở thời điểm đó. Chính vì vậy giáo viên dạy cần nắm chắc điều này, thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức xã hội để bổ sung cho bài dạy của mình. Việc làm này không chỉ phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà nó còn là việc làm cần thiết cho giờ học GDCD.

* Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.

Sau khi cung cấp những kiến thức cơ bản và kiến tức mở rộng, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kỹ năng phương pháp làm bài. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể từng bước cho học sinh bởi tuy là học sinh giỏi nhưng ngay cả những cách trình bày kiến thức học sinh cũng còn có nhiều vướng mắc. Một số giáo viên và học sinh vẫn nhầm tưởng việc trình bày giống như môn Ngữ văn. Bài viết của các em có bố cục: Mở bài, thân bài, kết luận, diễn đạt bằng những lời văn hoa mĩ mà quên đi việc trình bày ý. Chính vì thế mà nhiều em học sinh có khả năng viết tốt, nhưng không có kỹ năng làm bài thi theo đặc trưng

bộ môn nên bài làm mất nhiều thời gian, viết dài mà không hiệu quả. Vì vậy mà giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài.

VD: Trong đề thi hỏi câu hỏi: Thế nào là tệ nạn xã hội? Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào? Theo em những nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội? Hãy nêu những quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?

Học sinh chỉ cần trả lời đầy đủ các ý sau:

* Tệ nạn xã hội:

Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với đời sống xã hội.

* Tác hại:

- Làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.

- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

- Gây rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

- Là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS.

* Nguyên nhân:

- Chủ quan:

+ Lười lao động, ham chơi, đua đòi với bạn bè xấu.

+ Do tò mò, thiếu hiểu biết về tác hại của tệ nạn xã hội.

- Khách quan:

+ Do hoàn cảnh éo le, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng việc giáo dục con cái.

+ Do các tiêu cực trong xã hội, bị dụ dỗ, bị ép buộc hoặc khống chế.

+ Do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê mà không biết tự chủ.

* Những qui định của pháp luật:

- Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Người nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện.

- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm…

- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu, chính xá là các em sẽ có điểm tối đa.

* Liên hệ bản thân 2.4.

Các dạng bài GV cần truyền đạt cho HS

2.4.1 . Lý thuyết (nội dung bài học): cần hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của bài

Ví dụ: "Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người"

a. Bằng kiến thức đã học em hãy làm rõ pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của của công dân trong gia đình?

b. Là học sinh em phải làm gì để làm tròn bổn phận của mình trong gia đình?

2.4.2.Dạng bài tập Trắc nghiệm: : Nhớ lại giữ liệu, thông tin (thông qua k/n; bài tập: Trắc nghiệm Đ,S; điền khuyết; kết nối…)

VD1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất?

1. Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thích việc gì thì làm việc đó

B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.

C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng, sai và tiếp thu những điểm hợp lí.

D. Không dám làm mất lòng ai, gió chiều nào che chiều ấy.

VD2: : Hãy nối 1cột ở cột trái ( hành vi) với 1 cột ở cột phải ( phẩm chất đạo đức) sao cho đúng nhất:

Hành vi Phẩm chất đạo đức

1. Không tham ô, không nhận hối lộ. A. Tôn trọng người khác.

2. Đã hứa với ai, việc gì là làm tới nơi tới chốn

B. Liêm khiết.

3. Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. C. Tôn trọng lẽ phải.

4. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.

D. Giữ chữ tín.

E.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

VD 3: Điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã học

Tôn trọng lẽ phải là………(1)…………, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ………(2)……; biết điều chỉnh suy nghĩ,hành vi của mình……(3)…; không …(4)……… và khônglàm những việc sai trái.

2.4.2. Dạng bài tập vận dung : vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề (giải quyết tính huống, bối cảnh, câu nói, đoạn văn) .Nội dung trả lời không chỉ giải quyết vấn đề cụ thể của tình huống mà là liên hệ để giải quyết về thái độ, hành vi, cách rèn luyện của bản thân, đồng thời phải gắn với chủ đề bài học của tình huống đặt ra. Phải biết vận dụng tri thức kỹ năng đã được trang bị qua nội dung bài học và vốn kinh nghiệm sống bản thân để giải quyết tình huống. Cấu trúc của một bài tập tình huống gồm có 2 phần: nội dung tình huống và những yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống. Có những yêu cầu cần chú ý trong

- Tình huống phải vừa phải, không quá dài, quá phức tạp, đánh đố học sinh.

- Giữa tình huống và câu hỏi phải ăn khớp với nhau và cùng hướng vào nội dung Cụ thể:

Hướng dẫn làm bài tập tình huống:

B1: Đánh giá, nhận xét chứng minh bằng những chi tiết trong tình huống hoặc lấy ví dụ ngắn gọn để chứng minh

B2: Phân tích thông tin trong tình huốnglàm nổi bật vấn đề

B3: Đối tượng được nêu trong tình huống cần có việc làm; thái độ, hành vi, hành động, lời nói, cách giao tiếp ứng xử như thế nào

B4: Rút ra bài học, liên hệ bản thân

Ví du 1: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, nhưng bố mẹ Lan Vẫn làm lụng vất vả sớm khuya để chắt chiu từng đồng cho anh em Lan được đi học cùng các bạn, nhưng Lan đua đòi, ham chơi, nhiều lần trốn học, kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Lan bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm Lan không đủ điểm phải ở lại lớp. Hãy nêu nhận xét của em về việc làm của Lan. (Bài: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam – lớp 7)

Trả lời: Theo quy định của pháp luật, trẻ em VN có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, Lan đã không ý thức được quyền bà bổn phận của mình: Lan đã được cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy đầy đủ nhưng Lan không chăm chỉ học tập, không vâng lời bố mẹ, ….

Ví dụ 2: Bạn Bình và Minh đều là học sinh giỏi của lớp 8A trường THCS Thủy Nguyên TP Hải Phòng . Bạn Bình thường chủ động, tự lực trong học tập, thường xuyên nêu ý kiến riêng của mình trong thảo luận, đồng thời biết nghe ý kiến của người khác để làm phong phú thêm tri thức và biết rõ được chỗ sai, đúng của mình kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ của mình. Bạn Minh cũng chủ động trong suy nghĩ nhưng do quá tự tin cho nên hay xem thường ý kiến của các bạn khác.

Em đồng ý với cách làm của bạn nào? Vì sao? Nếu là em, em sẽ học tập bạn nào?

Trả lời:

Đồng ý với cách làm, suy nghĩ của Bình vì :

Bình là người có tinh thần tự lập chủ động, tự học bài, độc lập suy nghĩ, biết phân biệt đúng, sai để tự điều chỉnh mình trong học tập, bên cạnh đó Bình còn biết lắng nghe ý kiến của các bạn khác.

Còn Minh mặc dù chủ động trong suy nghĩ nhưng do quá tự tin và còn hay xem thường ý kiến của các bạn khác, điều đó ko nên vì tự tin cũng là biểu hiện của tự lập nhưng ko vì thế mà coi thường ý kiến ng khác, có thể ý kiến ng khác đúng thì mình cần tiếp thu, tham khảo không nên giải quyết c/v theo sự phiến diện, chủ quan.

Em cần học tập bạn Bình vì đó là yếu tố cần thiết của người biết tự lập cực.

2.4.3. Dạng bài tập nêu gương: Căn cứ vào biểu hiện, nội dung của bài để nêu gương người tốt việc tốt từ đó rút ra bài học và liên hệ với bản thân

B1: Xác định đối tượng định nêu gương B2: Dẫn vào vấn đề trọng tâm:

B3: Nêu, diễn đạt chi tiết cần miêu tả, phân tích:

B4: Đánh giá, nhận xét, kết luận về vấn đề định nêu:

2.4.

4 .Bài tập nêu cảm xúc( hoặc viết đoạn văn)

VD: Khi học về bài liêm khiết có biểu hiện của tính liêm khiết là thật thà, trung thực; hoặc học bài trung thực ở lớp 7 GV ra câu hỏi: Viết từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về tính trung thực.

2.4.5. Bài tập ứng xử và phân tích vấn đề

VD 1: Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

VD2: Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động. ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

2.4.6 Dạng bài tập gắn với thực tiễn, thời sự cập nhật

Ví dụ :Từ ngàn đời nay, cái mảnh đất “Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ - Không ai gieo cứ mọc trắng mặt người” trong thơ của Thi sĩ xứ Nghệ Hoàng Trần Cương luôn luôn gồng mình chống chọi lại sự khốc liệt của thiên nhiên. Năm nay cũng vậy. Những ngày qua, Miền Trung vẫn đang gồng mình chống chọi lại bão lũ, những cơn bão nối nhau về. Từ ngày 12/12-18/12 mưa lũ tại miền Trung - Tây Nguyên đã làm 24 người chết, 2 người mất tích, 16 người bị thương; 332 ngôi nhà bị sập; 117.035 ngôi nhà bị ngập; 5.892 nhà phải di dời khẩn cấp ước thiệt hại gần 800 tỷ đồng… Song, Miền Trung chưa bao giờ đơn độc.

Giờ đây, cả nước đang hướng về miền Trung thân yêu, tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đều hướng về Miền Trung với nhiều hình thức tham gia ủng hộ.

(Nguồn Dantri.com.vn) a) Nêu ngắn gọn hiểu biết của em qua thông tin trên. Việc làm thiết thực của nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào Miền Trung đã thể hiện truyền thống tốt đẹp Yêu thương con người, em hiểu thế nào là yêu thương con người? Vì sao cần yêu thương con người?

b) Có ý kiến cho rằng: “Lòng yêu thương con người làm cho xã hội tốt đẹp hơn”. Ý kiến của em thế nào? Em sẽ làm gì để tiếp nối lan tỏa tình yêu thương tới cộng đồng?

2.4.7.Bài tập xây dụng kế hoạch:

VD: Hãy nêu một khó khăn em thường gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự XDKH để khắc phục khó khăn đó?

- Khó khăn gặp phải là gì?

- Cần có kế hoạch hợp lí: …Triển khai từng bước…

2.4.8. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu nói

Đọc kĩ và xác định câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về p/c đạo đức nào đó và liên hệ nội dung bài học hoặc tìm các câu tục ngữ, ca dao, câu nói …-hiểu và giải thích được nội dung.

VD: Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ: Muốn ăn cá phải thả câu.

Khi dạy yêu cầu giáo viên phải kết hợp rèn luyện kỹ năng, luyện trí nhớ với các hoạt động độc lập, sáng tạo, tích cực và bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh. Chú ý tới các dạng bài, dạng câu hỏi tổng hợp kiến thức. nên trong quá trình dạy các GV thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo của nhóm dạy , sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi những nội dung cần dạy như Văn, GDCD có những nội dung gần sát nhau:VD như môn GDCD dạy về nội dung của bài

13 phòng chống tệ nạn xã hội; môn văn có thể kết hợp thống nhất giữa hai GV bộ môn dạy về văn bản nhật dụng hay nghị luận xã hội về tệ loại tệ nạn xã hội cụ thể như:

Ví dụ 1:

Đọc mẩu tin sau đây trên báo Sài Gòn tiếp thị, số 15, 2002:

Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ở Niu Oóc vì

“chơi” bạch phiến (hê-rô-in) quá liều, năm đó Ra-pha-en mới 27 tuổi…

( Trích bài đọc thêm, SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, trang 123)

Hãy viết một đoạn văn để ghi lại cảm xúc của em khi đọc mẩu tin trên và từ đó trình bày những suy nghĩ về lối sống a dua, mắc vào tệ nạn xã hội như hút thuốc lá, nghiện ma túy… của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay?

2.5 . Khâu kiểm tra, đánh giá

Đây là khâu quan trọng dể đánh gá, nhìn nhận, bổ sung những thiếu sót kiến thức của cả GV và HS trong quá trình bồi dưỡng.

*Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.

Để giúp học sinh làm quen với dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến thức, kỹ năng, ngoài việcthầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới. Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu” sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em tự tin.

* Dạng câu hỏi tự luận: Việc sử dụng các câu chuyện , ngữ liệu, mẩu tin đạo đức,pháp luật sẽ giúp các em có được cái nhìn thiết thực hơn và có cách ứng xử hay và phù hợp nhất.Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng các câu chuyện đạo đức, pháp luật trong đời sống hàng ngày từ nguồn tài liệu vô cùng phong phú: Báo Pháp luật và đời sống, Báo An ninh, Báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam, chương trình cặp là yêu thương, việc tử tế, mạng Internet,... Nhằm mục đích luyện và nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê cách ứng phó, ứng xử, giao tiếp tốt... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề. Tăng cường sử dụng các tình huống đạo đức, pháp luật, các vấn đề mang tính thời sự của địa phương, của đất nước, các dạng câu hỏi mang tính lập luận, phân tích, lý giải vấn đề

Qua đó giúp HS biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng đạo đức, pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi các em.

Khâu làm bài học sinh đọc kỹ đề bài tránh tình trạng xác định sai và nhầm lẫn kiến thức của các phân môn. Mặt khác cũng cần hướng dẫn HS khi có kiến thức trùng lặp tránh bỏ qua hoặc đi quá sâu kiến thức một bộ môn mà khồng biết phương pháp tổng hợp kiến thức.

GV: Sau mỗi bài kiểm tra cần định hình rõ được điểm mạnh, yếu của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.

Trong tài liệu Chuyên đề Văn - GDCD (Trang 35-42)