• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề Văn - GDCD

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề Văn - GDCD"

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG

**********

Chuyên đề:

“Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH

môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS”

Người thực hiện: Trương Thị Thúy An Trần Thị Minh Hiền Tổ: Văn – Sử - Ngoại ngữ

Vĩnh Tường, tháng 12 năm 2017

(2)

MỤC LỤC Số

tt

Nội dung Trang

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thực trạng của công tác BD HSG liên môn KHXH Chương 2: Những giải pháp BD HSG liên môn cấp THCS

A. Giải pháp chung

I. Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng II. Yêu cầu với học sinh

III. Cấu trúc đề thi

IV. Xác định những vấn đề có sự liên kết, tích hợp

B. Những giải pháp cụ thể trong công tác BD HSG liên môn KHXH môn Ngữ văn và GDCD.

Phần 1. Môn Ngữ văn.

I. Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho HS II. Rèn kĩ năng làm bài cho HS

III. Tăng cường luyện tập, luyện đề IV. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá

V. Phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác Phần 2. MÔN GDCD.

1. Vị trí 2. Giải pháp

2.1 Nguyên tắc, kiến thức, nội dung chương trình 2.2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh

2.3 Tiến hành bồi dưỡng

2.4 Các dạng bài GV cần truyền đạt cho HS 2.5 Khâu kiểm tra, đánh giá

3. Một số dạng câu hỏi, luyện tập Phần 3. LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

4 6 6 7 7 8 9 9 10 15 15 16 17 19 27 33 33 33 33 34 35 35 35 37 40 42 45 54 56

(3)

CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT Số

tt

Nội dung Chữ cái viết tắt

1 2 3 4 5 6

Học sinh giỏi Khoa học xã hội Giáo viên

Giáo dục công dân Trung học cơ sở Bồi dưỡng

HSG KHXH GV GDCD THCS BD

(4)

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn chuyên đề.

Giáo dục là quốc sách, nhân lực và nhân tài là vấn đề chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia. Điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều đó đòi hỏi mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân cần phải hoàn thành tốt vai trò của mình. Các bộ môn Khoa học xã hội: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân có vị trí rất quan trọng, cùng với các môn học khác góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục.

Có thể nói, các môn KHXH có ưu thế và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cũng như sự phát triển nhân cách cho học sinh; có vai trò làm nền tảng trong việc giáo dục nhân cách, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và xu thế thời đại với những cải cách, đổi mới, sáng tạo; giúp học sinh hiểu biết và nhận thức quy luật khách quan về sự phát triển của xã hội loài người; lý giải mối quan hệ giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên. Nội dung liên môn có phần nối mạch kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, đồng thời gắn kiến thức với thực tiễn đời sống, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, góp phần hình thành các năng lực của từng môn học và năng lực chung cũng như nhận thức về đất nước Việt Nam và thể giới ngày nay.

Hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức và kĩ năng, những năm gần đây, sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi Học sinh giỏi liên môn KHXH. Cuộc thi vừa có ý nghĩa giáo dục toàn diện kiến thức, kỹ năng cho học sinh nhất là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, vừa là nền tảng tạo cơ sở để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia vừa là cơ hội để giáo viên tìm tòi, nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn. Các cấp giáo dục làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức liên môn cho học sinh còn góp phần thực hiện tốt công tác đổi mới mạnh mẽ trong đề thi của Bộ Giáo dục & Đào tạo với môn thi tổ hợp các môn KHXH. Tuy nhiên, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và nhất là việc học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, đây là môn thi hoàn toàn mới, việc bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Hiểu được điều ấy, chúng tôi rất phân vân khi đi sâu vào nội dung này. Hơn nữa, qua thực tế trải nghiệm chúng tôi thấy việc làm bài thi liên môn KHXH của học sinh trên toàn huyện Vĩnh Tường còn nhiều hạn chế, chất lượng bài thi còn chưa cao. Vì vậy trong chuyên đề, chúng tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn KHXH môn Ngữ văn – Giáo dục công dân cấp THCS” với mong muốn tìm được giải pháp chung trong công tác bồi dưỡng, giúp học sinh có kiến thức tốt nhất, viết bài tốt nhất, hiệu quả nhất trong mỗi kì thi.

(5)

2. Mục đích của chuyên đề:

Chúng tôi mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi về những biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH cấp THCS với hai phân môn: Ngữ văn và Giáo dục công dân.

3. Giới hạn chuyên đề:

Trong chuyên đề chúng tôi trình bày những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH của hai phân môn Ngữ văn và Giáo dục công dân cấp THCS.

4. Đối tượng nghiên cứu:

- Các nội dung, kiến thức, đề thi môn Ngữ văn, môn Giáo dục công dân lớp 6,7,8.

- Học sinh lớp 8.

5. Thời gian nghiên cứu và viết chuyên đề:

- Chuyên đề bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016.

- Từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 4 năm 2017 dạy thực nghiệm tại Trường THCS Vĩnh Tường.

- Chuyên đề được hoàn thiện vào tháng 12 năm 2017.

6. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp thực nghiệm.

(6)

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I.

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN KHXH CẤP THCS.

1. Thực trạng:

Thi HSG liên môn KHXH là môn thi mới được sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đưa vào thực hiện từ năm học 2014 -2015. Để chuẩn bị tốt cho cuộc thi, các nhà trường, nhất là những giáo viên được phân công dạy đội tuyển tích cực tìm tòi, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng. Khi dạy học, luyện thi KHXH đã tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận một cách tích cực của GV dạy 4 phân môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lí, GDCD nhất là sự liên kết gắn bó giữa môn Ngữ văn với GDCD. Mặt khác, HS cũng thấy được tính khoa học lôgic giữa các phân môn bổ trợ thiết thực cho nhau nên tạo được hứng thú, định hướng tốt trong quá trình dạy và học liên môn KHXH.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy và bồi dưỡng học sinh chúng tôi nhận thấy học sinh còn chưa thực sự say mê, yêu thích môn thi, việc ôn tập của các em còn chưa tích cực, chất lượng bài thi còn nhiều hạn chế. Có em nhầm lẫn phương pháp làm bài nhất là giữa môn Văn và GDCD hoặc bài làm của các em còn sơ sài, không xác định rõ vấn đề, diễn đạt chưa thoát ý. Có những em khi học thì hiểu bài nhưng khi làm bài kết quả lại không tốt ảnh hưởng đến chất lượng bài thi.

Về phía giáo viên đa số các thầy cô đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kiến thức vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt. Song không ít thầy cô còn chưa thật sự tâm huyết với công tác bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian rèn, luyện kĩ năng làm bài cho học sinh khiến cho nhiều em còn cảm thấy khó khăn lúng túng trong việc học và làm bài thi.

2. Những nguyên nhân của thực trạng:

Đi tìm hiểu sâu vào việc dạy và học liên môn chúng tôi thấy chất lượng bài thi liên môn của một số học sinh còn chưa cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng tập trung ở một số nguyên nhân sau:

a. Về phía giáo viên

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, một số đồng chí còn cả công tác kiêm nhiệm; do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG .

- Nguồn tài liệu cung cấp cho dạy KHXH cấp THCS chưa có, GV tự nghiên cứu, sưu tầm.

- Ngoài ra, không phải không có trường hợp: Có những thầy (cô) giáo giỏi những chưa thật mặn mà với công tác BD HSG vì nhiều lí do khác nhau.

b. Về phía học sinh

(7)

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi KHXH, các em không yên tâm, không mấy mặn mà để sẵn sàng theo bộ môn vì sợ phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Trong suy nghĩ của phụ huynh và cả học sinh quan niệm đây là các môn học thuộc lòng nên ngại học và tham gia đội tuyển chưa nhiệt tình, chưa chăm. Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao.

Trước thực trạng và nguyên nhân của thực trạng trên và qua một vài năm tham gia công tác bồi dưỡng HSG, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong công tác BD HSG liên môn KHXH với hai môn Ngữ văn và GDCD.

CHƯƠNG II.

NHỮNG GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN KHXH CẤP THCS.

A. GIẢI PHÁP CHUNG.

I. Đối với đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng 1. Về phẩm chất, uy tín, năng lực

Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em.

Giáo viên có năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, kiến thức xã hội có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Khi được giao nhiệm vụ, giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi HSG cấp huyện, tỉnh qua sách báo, Internet …

- Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các tổ bộ môn trong trường, với tổ chuyên môn ở trường khác...

2. Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi

- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông".

- Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi giống như việc tìm ngọc trong đá. Ở đó các em giống như những viên đá còn thô, phải được mài dũa thì đá mới thành ngọc. Điều này cần có thời gian và sự đầu tư bài bản, lâu dài.

Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi.

-Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là:

(8)

+ Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; lôgic vấn đề; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc.

+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không?

+ HS có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự tổng hợp bổ sung kiến thức của từng phân môn và liên kết kiến thức liên môn không? Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những người xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ những người xung quanh.

Từ những biểu hiện trên GV chọn học sinh và đưa ra phương pháp bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, tài liệu... để HS nhanh chóng tiếp cận.

3. Công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi

- Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu thích môn học, “thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê học tập, khát khao khám phá của học sinh.

- GV có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng; rèn cho học sinh kĩ năng làm bài ở từng dạng, từng chủ đề. Sau khi trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của bộ môn, các kiến thức tích hợp, giáo viên chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh phương pháp tự học. Cụ thể là:

+ Giao chuyên đề, hướng dẫn học sinh tự đọc tài liệu …

+ Tổ chức cho học sinh báo cáo theo chuyên đề, thảo luận, phản biện…

+ Kiểm tra việc tự học, tự đọc tài liệu của học sinh; rút kinh nghiệm kịp thời.

+ Sử dụng các thiết bị giảng dạy phù hợp; tăng cường thời gian thực hành.

+ Đa dạng các hình thức đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá nhau và học sinh tự đánh giá.

+ Khảo sát thường xuyên để nắm bắt kịp thời những điểm tích cực và hạn chế trong quá trong quá trình làm bài của học sinh. Quan trọng nữa hướng dẫn học sinh phát hiện định chuẩn kiến thức của từng phân môn trong một đề kiểm tra, xác định rõ kiến thức nào là đơn môn, kiến thức nào cần tổng hợp đa môn để linh hoạt kết hợp làm bài nhưng đảm bảo tính lôgic khoa học tránh liên kết một cách máy móc gượng ép.

a. Về chương trình bồi dưỡng

- Giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên sâu.

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng bộ môn, từ kiến thức sách giáo khoa phải đảm bảo nắm vững, mở rộng nâng cao ….

- Giáo viên đầu tư vào việc tìm nguồn tài liệu, thông tin môn dạy, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.

b. Về xây dựng phương pháp học tập của học sinh giỏi

(9)

- Trên cơ sở nắm chắc kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn HS tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắn nhất để HS đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Chúng tôi cho rằng người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc học và làm các bài tập GV yêu cầu HS phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách, trang thông tin trên Internet mà GV đã giới thiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Trong công tác BD HSG, GV dạy đội tuyển là người quản lí chính việc tự học của các em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển. Chính trong thời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn.

- Thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các cấp quản lý và gia đình, kết hợp cùng gia đình của các HS để động viên kịp thời các em.

II.Yêu cầu đối với Học sinh giỏi liên môn KHXH - Về kiến thức:

Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD từ lớp 6 đến lớp 8, trọng tâm là kiến thức lớp 8 và kiến thức tích hợp của bốn môn này.

-Về kĩ năng:

+ Học sinh biết vận dụng kiến thức theo từng môn hoặc liên môn để làm bài trắc nghiệm với các dạng: chọn phương án đúng, điền khuyết, ghép đôi…

+ Học sinh cần có kĩ năng làm bài tự luận theo đúng phương pháp của từng môn.

+ Học sinh có kĩ năng làm bài liên môn.

-Về thái độ học và tâm lý làm bài:

+ Học sinh cần có thái độ học, ôn bài nghiêm túc theo sự hướng dẫn của giáo viên, có niềm say mê sáng tạo tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và chinh phục đỉnh cao trong các kỳ thi.

+ Học sinh có tâm lý làm bài ổn định, không căng thẳng. Đề thi hàng năm có sự biến đổi chứ không theo một mô típ cố định nên đứng trước đề các em cần có lập trường vững vàng, bình tĩnh để có định hướng làm bài đúng.

+ Thái độ học và tâm lý làm bài là hai yếu tố khá quan trọng có tác động ít nhiều đến chất lượng HSG liên môn KHXH. Bởi một số lý do (như phần thực trạng đã nêu) nên một bộ phận học sinh tuy nhận thức tốt nhưng không hứng thú khi tham gia đội tuyển, không có mục tiêu rõ ràng cho việc ôn luyện, thi cử của mình thì giáo viên có đổ bao công sức hiệu quả cũng không đạt được như mong muốn.

III. Cấu trúc của đề thi.

Đề thi liên môn KHXH thường có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận.

-Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn: Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân, tổng điểm là 3,0. Thời gian làm bài 45 phút.

-Phần tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7,0. Thời gian làm bài 135 phút.

(10)

-Kiến thức có thể tích hợp cao có thể tích hợp thấp giữa bốn môn.

Việc tìm hiểu cấu trúc của đề sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng.

IV. Xác định những vấn đề có sự liên kết, tích hợp giữa các môn:

Trước hết, giáo viên trang bị cho các em kiến thức từng môn bằng cách ôn tập, dạy kiến thức mới từ cơ bản đến mở rộng, nâng cao.

Sau đó bốn giáo viên cùng bàn bạc, thảo luận để xác định những kiến thức có thể liên kết giữa các môn để có hướng ôn tập cho học sinh theo đúng tinh thần của cuộc thi.

1. Tích hợp giữa bốn môn: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý - GDCD

*Về kiến thức.

Để làm tốt bài thi học sinh giỏi liên môn khoa học xã hội, học sinh cần có kiến thức có khả năng tích hợp cao giữa các môn Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân.

Bởi vậy, khi bồi dưỡng, giáo viên nên hướng dẫn các em nắm chắc những nội dung kiến thức ấy. Có nhiều cách để ôn tập cho các em, chúng tôi thường ôn theo chủ đề.

Căn cứ vào nội dung các bài học của bốn môn, căn cứ vào đề thi cấp huyện, tỉnh những năm trước chúng tôi chia ra một số chủ đề cơ bản, mỗi chủ đề đó được thể hiện trong từng bài của mỗi môn.

Ví dụ:

Môn Chủ đề

Ngữ văn Lịch sử Địa lý GDCD Liên hệ

thực tế Môi trường -Bức thư của

thủ lĩnh da đỏ - Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

Chiến tranh thế giới I.

Chiến tranh thế giới II.

-Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

-Bảo vệ môi

trường và tài

nguyên thiên nhiên

- Vấn đề ô nhiễm môi trường sống.

- Bảo vệ môi

trường Tệ nạn xã hội -Ôn dịch,

thuốc lá

-Đô thị hóa ở đới ôn hòa.

-Phòng chống tệ nạn xã hội

-Ma túy học đường -Bạo lực học đường

Khi ôn tập, ta không những chỉ thống kê mà còn chỉ rõ hơn những khía cạnh có thể tích hợp được trong mỗi bài, mỗi chủ đề. Lấy trục chính là kiến thức của một môn nào đó để đưa ra những nội dung tích hợp với các môn khác. Để tích hợp được học sinh cần hiểu sâu sắc kiến thức từng môn và kiến thức xã hội.

(11)

Chẳng hạn nếu chọn trục kiến thức là môn Ngữ văn: cùng với kiến thức của văn bản như tên tác phẩm, tác giả, thời gian sáng tác, nội dung, nghệ thuật ta còn tích hợp các kiến thức Tiếng Việt như giải nghĩa từ, các biện pháp tu từ…và kĩ năng làm văn. Tích hợp với môn Lịch sử thường là các sự kiện, nhân vật, thời gian, ý nghĩa…;tích hợp với môn Địa lý thường là các địa danh, các hiện tượng thiên nhiên, các châu lục, dân cư…;tích hợp với Giáo dục công dân thường là phẩm chất đạo đức, các quy định pháp luật …

Khâu này giúp các em củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức và rèn kĩ năng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm cũng như tự luận trong các đề thi.

Ví dụ 1: Khi ôn văn bản: “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”- Văn 6, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức liên môn:

Văn Lịch sử Địa lý GDCD

- Học sinh nắm được cây cầu đã

chứng kiến

những thời kì lịch sử nào. Nghệ thuật của bài -Ý nghĩa của cây cầu.

- Lịch sử của cầu Long Biên.

- Cây cầu bắc qua sông Hồng.

- Địa danh thành phố Hà Nội

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di tích lịch sử với những việc làm thiết thực.

Các bài khác của Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD cũng tương tự như vậy.

Từ đó, các em tích hợp kiến thức trong quá trình học và làm bài.

Ví dụ 2: Khi lấy ngữ liệu là môn Ngữ văn, tích hợp các môn Lịch sử - Địa lý - GDCD:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

(SGK Ngữ văn 7 –Giáo dục) Câu 1. Em hãy cho biết tên bài thơ là gì, của tác giả nào?

A. Hịch tướng sĩ-Trần Quốc Tuấn B. Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi C. Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt D. Phú sông Bạch Đằng-Trương Hán Siêu.

Câu 2. Bài thơ trên gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

A. Quân Tống

B. Quân Nguyên Mông C. Quân Minh

D. Quân Thanh.

Câu 3. Bài thơ này gắn với địa danh nào?

(12)

A. Sông Nhị B. Sông Thương C. Sông Như Nguyệt D. Sông Bến Hải

Câu 4. Bài thơ đề cập đến tình cảm nào?

A. Tình yêu nước B. Tình bạn bè

C. Tình thầy trò D. Tình mẫu tử.

Ví dụ 3: Lấy trục kiến thức là môn Địa lý:

Đọc đoạn trích sau: “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao”.

( Trích Địa lý 8-NXBGD)

Câu 1. Để đạt được những thành tựu như hiện nay, trong quá khứ Trung Quốc đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng, một trong số đó là cách mạng Tân Hợi (năm 1911). Em hãy cho biết người lãnh đạo cuộc cách mạng này là ai?

A. Lương Khải Siêu B. Khang Hữu Vi C. Vua Quang Tự D. Tôn Trung Sơn

Câu 2. Em hãy cho biết, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang xếp thứ mấy thế giới?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Trung Quốc cũng là một quốc gia có những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn học. Em hãy cho biết bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (Mao ốc vị thu phong sở ca) là của tác gỉa nào?

A. Đỗ Phủ B. Trương Kế C. Lý Bạch D. Bạch Cư Dị.

Câu 4. Lý do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?

A. Do lãnh thổ Trung Quốc có diện tích rộng lớn B. Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới.

C. Do Trung Quốc là một trong năm quốc gia của tổ chức WTO Trung Quốc biết mở rộng mối quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác.

(13)

D. Trung Quốc biết mở rộng và học tập kinh nghiệm với các nước khác.

2. Tích hợp giữa hai môn Ngữ văn và GDCD

Chúng ta nhận thấy khả năng tích hợp giữa Ngữ văn – GDCD cao hơn. Hai môn này vừa liên quan đến kiến thức vừa liên quan đến phương pháp làm bài.

2.1. Thứ nhất là về kiến thức:

Kiến thức liên môn giữa môn Ngữ văn và GDCD thường là những vấn đề đạo đức trong môn GDCD và những tư tưởng đạo lý đặt ra từ tác phẩm văn học. Do đặc điểm của môn văn: sau mỗi tác phẩm luôn đem đến cho học sinh bài học giáo dục trong đó có những bài học về đạo đức. Đó là cơ sở dẫn đến sự tích hợp giữa hai môn. Còn mảng kiến thức về pháp luật trong môn GDCD có nhưng không nhiều. Bởi vậy trong quá trình ôn tập chúng ta cũng chú ý hướng dẫn cho các em không chỉ kiến thức môn Ngữ văn mà còn củng cố kiến thức Giáo dục công dân.

Cụ thể: Trong các bài học giữa hai môn có bài khả năng tích hợp cao.

Môn Văn Môn GDCD

Bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ Đức tính giản dị

Bài: Lão Hạc Lòng tự trọng

Bài: Con hổ có nghĩa Lòng biết ơn

Bài: Cổng trường mở ra Tính tự lập

…. ….

Khi nắm chắc những kiến thức này sẽ giúp cho các em vận dụng vào làm các bài tập chủ yếu là tự luận.

Ví dụ 1: Cho đoạn văn: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”

(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)

Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.

2.2. Thứ hai là phương pháp làm bài:

Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội, nhất là Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý có liên quan chặt chẽ với phương pháp làm bài môn Giáo dục công dân. Mặc dù môn Văn đòi hỏi dung lượng dài hơn, có bày tỏ quan điểm của người viết, bàn luận sâu hơn… Nhưng cơ bản các bước làm bài GDCD cũng tương tư như làm bài văn. Qua ví dụ dưới đây chúng ta thấy rõ hơn điều đó.

Đề bài môn Văn: Từ cảnh ngộ của bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, em hãy suy nghĩ về tình người trong cuộc sống? (Trình bày bằng một bài văn ngắn khoảng 300 từ).

Đề bài môn GDCD: Cho câu ca dao sau:

“Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

Em hãy giải thích câu ca dao trên? Câu ca dao trên nói về chuẩn mực đạo đức nào em đã học? Bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ nội dung chuẩn mực đó.

(14)

Gợi ý:

Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề.

- Nêu vấn đề: Cảnh ngộ cay đắng, tủi cực của bé Hồng gợi lên trong lòng người đọc bao xúc động và suy tư về tình người.

Thân bài:

* Khái quát cảnh ngộ của bé Hồng:

Hồng là chú bé có hoàn cảnh đặc biệt.

Bố mất sớm, mẹ bỏ đi tha phương cầu thực.

Em không chỉ sống thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hơi ấm của tình thương. Hồng sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội nhất là sự cay nghiệt của bà cô. Đêm Nôen em đi lang thang trong rét mướt, muốn tìm đến Chúa để được sưởi ấm thì cánh cửa nhà thờ chỉ dang tay đón những người giàu sang còn khép lại với em. Cả họ hàng, xã hội đều không đem đến cho em chút hơi ấm tình người.

-> Cảnh ngộ ấy không chỉ khiến người đọc động lòng chắc ẩn mà còn gợi lên nhiều suy nghĩ về tình người trong cuộc sống.

*Suy nghĩ về tình người trong cuộc sống:

- Tình người trong cuộc sống là tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ; sự chân trọng những giá trị tốt đẹp; tình người còn là lòng biết ơn, nghĩa tình thủy chung son sắt giữa người với người…

- Những biểu hiện của tình người…

- Ý nghĩa của tình người trong cuộc sống:

Tình người làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng trở nên tốt đẹp (dẫn chứng).

Nếu thiếu tình người, cuộc sống sẽ chỉ là những gam màu xám xịt (biểu biện trong hoàn cảnh của Hồng…)

- Phê phán những biểu hiện sống thiếu tình người…

- Liên hệ cách sống của bản thân.

Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa

Gợi ý:

- Giải thích câu ca dao: Khi đã nói với ai điều gì thì ta phải thực hiện đúng như vậy, đừng nói xong bỏ đấy không quan tâm đến điều mình đã nói thì sẽ mất đi tin tưởng của mọi người dành cho mình. Câu ca dao muốn khuyên mọi người phải thực hiện đúng lời hứa của mình với người khác dù có khó khăn. Hứa mà không thực hiện sẽ làm mất đi lòng tin của người khác đối với bản thân.

- Câu ca dao nói về chuẩn mực đạo đức: giữ chữ tín.

- Trình bày nội dung:

+ Khái niệm giữ chữ tín là lòng tin của con người với nhau, giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình

+ Biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ, hoàn thành tốt công việc được giao…

+ Ý nghĩa của việc giữ chữ tín…

+ Phê phán nhưng người không biết giữ chữ tín…

- Liên hệ bản thân….

(15)

của tình người.

Với phương pháp nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống trong môn Ngữ văn cũng được vận dụng linh hoạt vào môn GDCD nhất là khi làm bài tập tự luận về những nội dung pháp luật của môn GDCD.

Đề văn: Suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ môi trường.

Các ý cần đạt được:

Mở bài: Giới thiệu về vấn đề.

Thân bài:

-Môi trường là toàn bộ thế giới tự nhiên xung quanh gồm: đất nước, không khí…, các yếu tố xã hội tác động đến sự tồn tại, phát triển cuẩ con người và thế giới tự nhiên.

-Thực tế hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm (trình bày các thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường).

-Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Do ý thức của con người…

- Hậu quả: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đe dọa nhiều mặt cuộc sống của con người…

-Giải pháp: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người…

-Bài học nhận thức và phương hướng hành động: Cần hiểu sâu sắc về vai trò, ý nghĩ của môi trường, phê phán những hành vi phá hoại môi trường, là học sinh nên làm tốt công tác vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh…

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Những suy nghĩ của bản thân.

Đề GDCD: Tệ nạn xã hội là gì? Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Các ý cần đạt:

-Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

-Những biểu hiện của tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy,…

-Nguyên nhân: Do không làm chủ được chính mình,…

-Hậu quả: Làm tiêu tán của cải, tan vỡ hạnh phúc gia đình,…

-Giải pháp: Là học sinh cần có những hành động thiết thực để phòng chống tệ nạn xã hội:

+Sống lành mạnh, giản di, có giới hạn, giúp đỡ nhau không sa vào tệ nạn xã hội.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn trong nhà trường và ở địa phương.

B. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN KHXH MÔN NGỮ VĂN VÀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN 1. MÔN NGỮ VĂN

Để nâng cao chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH, cùng với việc dạy và tìm hiểu những nội dung liên môn, chúng ta còn dạy, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng từng môn học. Bởi vì một thực tế chúng ta thấy có những năm đề thi thể hiện rõ tính liên môn nhưng

(16)

cũng có những năm đề thi lại riêng từng môn. Hơn nữa, việc học sinh nắm chắc kiến thức từng bộ môn sẽ giúp các em vân dụng vào bài liên môn tốt hơn.

Trong chuyên đề này khi trình bày chúng tôi đưa phần chung tức là phần liên môn lên trước và phần riêng từng bộ môn xuống sau. Tuy nhiên thực tế khi giảng dạy ôn tập cho các em chúng ta cần vận dụng linh hoạt, song song theo từng bài, từng phần và ở mỗi phần, mỗi bài đó tích hợp theo chủ đề và luyện kĩ năng làm bài cho học sinh.

I. Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh.

Đây là khâu quan trọng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức bộ môn từ kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đến kiến thức mở rộng và nâng cao. Kiến thức của môn Ngữ văn gồm phần văn bản, phần Tiếng việt và Tập làm văn. Với phần Văn bản giáo viên giúp các em nắm chắc về tác giả, về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm, về thể loại, phương thức biểu đạt. Đối với thơ cần thuộc lòng từng bài, đối với văn xuôi cần tóm tắt được các ý chính. Nắm chắc, hiểu sâu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của từng bài. Với phần tiếng việt là những kiến thức về từ - các loại từ, nghĩa của từ; các biện pháp tu từ; hệ thống từ loại; kiến thức về câu, dấu câu. Với phần tập làm văn là đặc trưng của từng kiểu bài (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ) và phương pháp làm bài. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh giỏi liên môn KHXH ngoài những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong sách giáo khoa giáo viên cần mở rộng cho các em kiến thức liên quan đến môn Lịch sử - Địa lý - GDCD và kiến thức liên hệ thực tiễn.

Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho các em bằng nhiều cách, tùy theo tưng phân môn, từng đơn vị kiến thức mà có cách bồi dưỡng khác nhau.

1. Phần văn bản.

1.1. Bồi dưỡng kiến thức qua từng bài học.

Trong từng bài học, giáo viên giảng dạy cặn kẽ từng nội dung, từng đơn vị kiến thức. Khi hiểu bài học sinh sẽ nhớ lâu và vận dụng tốt hơn. Sau mỗi bài cần có những câu hỏi củng cố, khắc sâu, nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh (đó thường là kiến thức liên môn).

Ví dụ: Khi dạy bài “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.

+ Các kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh như: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật.

+ Câu hỏi luyện tập:

Câu 1. Văn bản “Chiếu dời đô” gắn với sự kiện trọng đại nào của đất nước?

Câu 2. Sự kiện ấy diễn ra ở triều đại nào?

Câu 3. Địa danh: Hoa Lư, Thăng Long thuộc các tỉnh nào, miền nào của nước ta?

Câu 4. Việc dời đô có ý nghĩa gì?

Câu 5. Từ việc rời đô cho ta thấy Lý Công Uẩn là vị vua như thế nào?...

1.2. Bồi dưỡng kiến thức qua các bài ôn tập và ôn tập theo chuyên đề hoặc chủ đề.

Ôn tập kiến thức theo hệ thống từng phần hoặc theo từng chuyên đề. Qua các đề thi hàng năm, chúng tôi nhận thấy kiến thức thi liên môn tập trung ở lớp 6, lớp 7, lớp 8. Bởi

(17)

vậy, khi bồi dưỡng giáo viên ôn tập củng cố lại kiến thức theo hệ thống từ lớp 6 đến lớp 8 trọng tâm là lớp 8.

Với kiến thức các văn bản có các phần: Phần văn bản nhật dụng, văn học dân gian, văn học trung đại, truyện ký Việt Nam, thơ hiện đại, tùy bút, tác tác phẩm văn học nước ngoài, các văn bản khác …

Khi hệ thống kiến thức cần đảm bảo các yêu cầu: Hệ thống, ôn tập kiến thức cơ bản, nâng cao, kiến thức liên môn. Câu hỏi củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức.

Có 2 cách hệ thống kiến thức.

1.2.1 Hệ thống theo chuyên đề:

Ví dụ: Ôn tập phần Thơ Hồ Chí Minh lớp 8:

- Giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh, nội dung, nghệ thuật từng tác phẩm: “Thuế máu”. “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pác Bó”.

- Câu hỏi củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức liên môn.

Câu 1. Địa danh Pác Bó thuộc tỉnh nào của nước ta?

Câu 2. Bài “Đi đường” gợi cho em liên tưởng đến bài học đạo đức nào?

Câu 3. Suy nghĩ về cái “sang” của Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

Gợi ý:

- Sang là sang trọng, giàu có, cao quý; là cảm giác hài lòng, vui thích.

- Với Bác dù cuộc sống, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùng nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng. Đó là lối nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Nhưng niềm vui của Bác ở đây là rất thật, không hề gượng gạo. Niềm vui ấy toát lên từ ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh bài thơ. Niềm vui ấy và cái sang ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác, từ lòng tự hào về sự nghiệp cách mạng hết mình vì nước, vì dân của Bác.

1.2.2 Hệ thống theo chủ đề.

Ví dụ 2: Khi hệ thống phần văn bản nhật dụng:

Ôn phần này, chúng ta ôn theo chủ đề: giáo viên cần cho các em thấy nội dung của văn bản nhật dụng mang tính thời sự, cập nhật những vấn đề nóng hổi, gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và đối với cộng đồng. Bởi vậy, các em không chỉ có kiến thức trong tác phẩm mà còn có sự liên hệ với thực tế với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng…

* Các vấn đề ôn tập:

Vấn đề 1. Về di tích lịch sử. Văn bản “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” – Thúy Lan.

Vấn đề 2. Vấn đề về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

Vấn đề 3. Vấn đề về giáo dục, vai trò của người phụ nữ. Văn bản “Cổng trường mở ra” – Lí Lan; “Mẹ tôi” –Ét- môn-đô-đơ A-mi-xi và “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

*Câu hỏi luyện tập.

Câu 1. Cầu Long Biên được bắc qua sông nào? Con sông ấy thuộc địa danh nào trên đất nước ta?

(18)

Câu 2. Từ văn bản “Bức thư của thủ lính da đỏ”trình bày suy nghĩ của em về bảo vệ môi trường?

Câu 3.Vai trò của nhà trường như thế nào đối với cuộc sống con người?

Câu 4. Động Phong Nha thuộc tỉnh nào? Em cần phải làm gì để bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh?

Câu 5. Em hiểu như thế nào về “Ngày Trái Đất”?

Câu 6. Ca Huế được coi là di sản gì? Nêu những biện pháp để bảo vệ di sản của nước ta?

Các phần khác giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập tương tự.

2. Phần Tiếng Việt:

* Qua các bài học, nhất là giờ ôn tập giáo viên củng cố cho học sinh những đơn vị kiến thức như: Từ và cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ....; hệ thống từ loại như: danh từ, động từ, tính từ...,các cụm từ...; câu và các loại câu; các biện pháp tu từ...; các dấu câu;...hội thoại...

* Mỗi đơn vị kiến thức cần nắm chắc: Khái niệm, cấu tạo, phân loại ,tác dụng, so sánh điểm giống và khác giữa các đơn vị kiến thức.

* Vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập.

* Vận dụng trong đời sống giao tiếp hàng ngày, trong khi tạo lập văn bản.

3. Phần Tập làm văn

- Bồi dưỡng kiến thức phần này, giáo viên dạy và củng cố cho các em cách viết đoạn văn, viết bài văn với các kiểu bài như: Văn tự sự - Văn thuyết minh - Văn nghị luận - Văn miêu tả - Văn biểu cảm - Hành chính công vụ.

- Học sinh không chỉ nắm chắc từng dạng bài mà còn phải có kỹ năng làm bài.

(Phần này chúng tôi trình bày cụ thể ở phần rèn kĩ năng làm bài cho học sinh) 4. Những kiến thức khác.

* Để làm tốt bài thi liên môn KHXH, ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức nâng cao, giáo viên còn cung cấp cho học sinh những kiến thức lĩnh vực xã hội có liên quan đến nội dung bài học mang tính thời sự, cập nhật các vấn đề trong đời sống của chúng ta.

- Các vấn đề môi trường: môi trường rừng, biển.

- Các vấn đề về quốc gia, lãnh thổ trong đó có có vấn đề biển Đông.

- Các vấn đề về văn hóa: các lễ hội: Lễ hội hoa anh đào, trọi trâu, cướp phết...

- Các vấn đề về thực phẩm: nhất là an toàn thực phẩm trong học đường.

- Các vấn đề về bạo lực: bạo lực gia đình, bạo lực học đường,...

- Các vấn đề về tệ nạn xã hội: thuốc lá, ma túy, cờ bạc, mại dâm...

- Các vấn đề về xâm hại.

- Các vấn đề về đạo đức: tình mẫu tử, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước.

- Những tấm gương người tốt, việc tốt.

...

* Để làm tốt các bài tập có tính liên hệ thực tiễn, giáo viên cung cấp cho các em những dẫn chứng về các vấn đề đó.

Ví dụ:

(19)

- Vấn đề ô nhiễm môi trường:

+ Hiện tượng cá chết bất thường ở biển miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh tháng 4/1016: Lúc đầu từ Hà Tĩnh, rồi đến Hòn La (Quảng Bình) sau đó đến Quảng Trị và Huế.

Chỉ tính ở Quảng Trị, tổng lượng cá chết vớt được từ 2 đến 4 tấn. Công ty Formosa đưa ra lý do sự cố về xả thải đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung. Hiện tượng này gây ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường, hệ sinh thái biển và các hoạt động kinh tế của người dân.

+ Tại Việt Trì – Phú Thọ: Khu công nghiệp Thụy Vân mỗi ngày xả ra môi trường hàng nghìn khối rác thải chưa qua xử lý.

+ Chi nhánh lâm trường Bố Trạch đã chặt phá nhiều gỗ và sử dụng thuốc diệt cỏ làm trụi hàng trăm rừng đầu nguồn. Họ ngấm ngầm chặt hạ những cây gỗ quý có đường kính khoảng 50 -70cm đưa đi tiêu thụ và hưởng lợi. Sự việc gây hoang mang dư luận, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng lớn đén lợi ích quốc gia.

- Những tấm gương về nghị lực sống:

+ Nguyễn Công Hùng: Trọng lượng cơ thể khoảng 20 kg nhưng có nghị lực sống phi thường. Cùng với sự thông minh, Công Hùng đã mở ra một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Với những hoạt động của Công Hùng từ năm 2003, nhiều người khuyết tật tại Nghệ An đã xóa bỏ mặc cảm, đã có nhiều cơ hội để làm việc và có một tương lai tươi sáng. Việc làm, ý trí của Công Hùng có sức lan tỏa lớn. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.

+ Nick Vujicic là một diễn giả nổi tiếng. Từ khi sinh ra đã thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại của bản thân, tốt nghiệp đại học tài chính từ năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng. Anh đi nhiều nước và đã truyền được tình yêu, nghị lực cuộc sống đến cho nhiều người, trong đó có các bạn khuyết tật Việt Nam.

-Hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đầu năm 2016. Đây là hạn lớn nhất nước ta trong gần một thế kỷ qua. Những biểu hiện của bao thửa ruộng khô cằn, bao đồng tôm nứt nẻ...Tình trạng xâm nhập mặn làm cho hàng nghìn người thiếu nước sinh hoạt...

Phần kiến thức này rất rộng, nguồn cung cấp kiến thức cũng rất phong phú. Ngoài cung cấp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua các kênh thông tin như: báo dân trí, báo điện tử, chương trình chuyển động 24h...

Khi tìm hiểu cần chắt lọc, sắp xếp theo hệ thống và ghi nhớ một cách hiệu quả để vận dụng cho tốt.

II. Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.

Với một học sinh giỏi, có kiến thức chưa đủ mà cần phải có kỹ năng làm bài. Theo kinh nghiệm của chúng tôi qua nghiên cứu các đề thi, chúng tôi thấy đề thi có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. Vì vậy, để chất lượng học sinh giỏi liên môn KHXH được tốt giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận.

2.1. Kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

Trong đề thi có 3/10 điểm trắc nghiệm. Làm tốt phần trắc nghiệm cũng góp phần nâng cao chất lượng bài thi. Để làm tốt câu hỏi trắc nghiệm học sinh cần nắm chắc kiến

(20)

thức, biết cách làm từng dạng bài tập. Có bốn dạng bài tập trắc nghiệm: Thứ nhất là dạng lựa chọn, thứ hai là dạng đúng – sai, thứ ba là dạng điền khuyết, thứ tư là dạng ghép đôi.

Dạng lựa chọn, cách trả lời là chọn đáp án đúng trong các đáp án đã cho. Có thể chọn ngay nếu tự tin về phương án đúng còn nếu không tự tin thì dùng cách loại trừ từng phương án ta cho là sai.

Dạng điền khuyết yêu cầu vừa dùng kiến thức vừa đảm bảo sự lôgic.

Ví dụ: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 - 4

Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”

(Trích Ngữ văn 7, tập1) Câu 1: Bài thơ trên có nhan đề là gì và của ai?

A. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt B. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông B. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải D. Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi

Câu 2: Tác giả bài thơ là một vị tướng giỏi của lịch sử dân tộc, hãy cho biết tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến nào của dân tộc?

A. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý.

B. Cuộc kháng chiến chống Thanh của nhà Nguyễn.

C. Cuộc kháng chiến chống Minh của Lê Lợi.

D. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của nhà Trần.

Câu 3: Hàm Tử nay thuộc địa phận nào?

A. Hà Nội B. Hưng Yên C. Hải Phòng D. Nam Định Câu 4: Bài thơ có những nội dung nào?

A. Tự hào về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

B. Khát vọng thái bình thịnh trị.

C. Quyết tâm quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.

D. Ý A và B.

Câu 5. Các từ in đậm trong câu sau cùng một trường từ vựng ?

“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

A. Đúng. B. Sai.

Câu 6. Bố cục của một văn bản gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

A. Đúng. B. Sai.

Câu 7. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) rất đặc sắc về nghệ thuật:

khắc họa nhân vật sắc nét, lối kể chuyện giàu kịch tính, hồi hộp, ngôn ngữ bình dị, hóm hỉnh.

A. Đúng. B. Sai.

Câu 8. Em hãy chọn phương án đúng điền vào dấu ba chấm trong câu sau?

“Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất…về nghĩa”.

A. Một nét chung B. Hai nét chung

(21)

C. Ba nét chung D. Nhiều nét chung Câu 9. Em hãy nối cột A phù hợp với cột B:

A.Tác giả B. Tác phẩm

Hịch tướng sĩ Lý Thường Kiệt

Nước Đại Việt ta Trần Quốc Tuấn

Chiếu dời đô Nguyễn Trãi

Nam quốc sơn hà Lý Công Uẩn

2. Kĩ năng làm bài tự luận.

Qua thực tế đề thi liên môn KHXH, Môn Ngữ văn thường chiếm khoảng 2,0 đến 3,0 điểm nên phần tự luận đòi hỏi viết với dung lượng không dài. Đoạn văn hoặc bài văn ngắn là phù hợp.

1.2.1 Kĩ năng viết đoạn văn .

Trước hết phải nắm được nội dung, hình thức của đoạn văn, sau đó vận dụng viết đoạn.

Về nội dung: Đoạn văn trình bày được một ý tương đối trọn vẹn.

Về hình thức: Đoạn văn được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng một ô và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Khi viết đoạn văn cần theo các bước sau:

Bước 1. Tìm hiểu đề.

Đọc kĩ đề.

+ Xác định chính xác nội dung cần viết trong đoạn văn là gì?

+ Hình thức viết với số lượng câu là bao nhiêu.

+ Đoạn văn có câu chủ đề cho sẵn ở đề bài không?

+Đoạn văn yêu cầu trình bày theo cách nào?

+Ngoài ra còn có yêu cầu gì khác trong đoạn văn như có từ loại nào hay thành phần gì không?

Ví dụ: 1. Viết đoạn văn nói về lợi ích của việc đọc sách?

Yêu cầu nội dung: Nói về vai trò của việc đọc sách.

Hình thức: một đoạn văn. Học sinh có thể trình bày theo cách nào cũng được Ví dụ 2. Viết đoạn văn với câu chủ đề sau: “Đọc sách đem lại cho ta nhiều lợi ích?

Vẫn là viết đoạn văn nhưng phải đưa câu văn đã cho ở đề bài làm câu chủ đề và tùy theo cách trình bày khác nhau.

Ví dụ 3. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề sau: “Đọc sách đem lại cho ta nhiều lợi ích? Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh và trường từ vựng. Chỉ ra những từ đó?

Với câu này ngoài xác định nội dung đoạn văn nói về lợi ích của việc đọc sách, câu chủ đề đã cho thì một yêu cầu nữa là đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch nghĩa là câu chủ đề đứng đầu đoạn văn. Và trong đoạn văn lại phải có từ tượng thanh và trường từ vựng.

(22)

Bước 2: Tìm ý, sắp xếp các ý.

Bước 3. Viết đoạn văn. Bố cục đầy đủ của đoạn văn có 3 phần:

- Mở đoạn.

- Thân đoạn.

- Kết đoạn.

Có những đoạn văn chỉ có mở đoạn và thân đoạn (đoạn văn diễn dịch), hoặc có đoạn văn chỉ có thân đoạn và kết đoạn ( đoạn văn quy nạp).

Bước 4. Đọc lại đoạn văn và sửa lỗi.

Tùy theo từng dạng bài mà có cách viết khác nhau.

* Đoạn văn cảm thụ:

Bước 1. Đọc kĩ đề, xác định được đề yêu cầu cảm thụ đoạn thơ, đoạn văn nào?

Bước 2. Xác định nội dung, nghệ thuật cần cảm thụ trong đoạn thơ, văn đó.

Bước 3. Viết bài:

+ Mở đoạn: Cần có các ý: tác giả, tác phẩm, trích dẫn, nêu cảm nhận khái quát về nội dung, nghệ huật.

+ Thân đoạn: Cảm thụ cụ thể các giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ (văn).

+ Kết đoạn: Khái quát nâng cao, liên hệ bản thân.

Bước 4. Đọc lại đoạn văn, soát lỗi, sửa chữa.

Ví dụ: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau bằng một đoạn văn?

“Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay”

(“Ông đồ”, Vũ Đình Liên – SGK Ngữ văn 8)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được đề yêu cầu cảm thụ đoạn thơ trong bài

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

- Hình thức viết đoạn văn.

- Xác định được nội dung của đoạn: tâm trạng ông đồ thời tàn. Nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình.

- Khi viết bài:

+ Mở đoạn: nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đủ các ý sau: Tác giả Vũ Đình Liên. Tác phẩm “Ông đồ”, trích dẫn đoạn thơ. Cảm nhận khái quát: đoạn thơ miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn qua các nghệ thuật đặc sắc.

+ Thân đoạn: Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm thương cảm trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy”, lẻ loi, cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông.

Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm tàn tạ với gam màu nhạt nhòa xám xịt.

(23)

Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên.

+ Kết đoạn: Cảm nghĩ chung, ấn tượng sâu đậm của em về đoạn thơ, liên hệ.

* Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

+Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề về hình thức, nội dung.

+Tìm những biện pháp tu từ trong đoạn thơ, văn đó. Tác dụng của từng biện pháp tu từ đó là gì? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

+ Viết đoạn văn:

Mở đoạn: cần có các ý: tác giả, tác phẩm, trích dẫn.

Thân đoạn: Khái quát về các biện pháp tu từ và lần lượt phân tích từng biện pháp (chỉ ra tên biện pháp tu từ, biện pháp đó được thể hiện qua từ ngữ nào? Tác dụng gì? Các biện pháp tu từ có tác dụng gì?)

Kết đoạn: Cảm nghĩ sâu và liên hệ bản thân.

*Đoạn văn nghị luận xã hội:

+ Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong đoạn văn.

+ Các dẫn chứng.

+ Viết đoạn văn: Tùy theo dạng nghị luận về sự việc hiện tương hay tư tưởng đạo lý mà có cách trình bày khác nhau.

Mở đoạn: Giới thiệu được luận điểm hoặc luận đề.

Thân đoạn: Nếu là đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý có các ý sau: Khái niệm (giải thích), biểu hiện, vai trò của vấn đề trong cuộc sống, ca ngợi hay phê phán, bài học nhận thức.

Nếu là đoạn văn nghi luận về sự việc hiện tượng trong đời sống: Giải thích, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả (kết quả), giải pháp, liên hệ.

Kết đoạn: Khẳng định luận đề, luận điểm, liên hệ bản thân.

Ví dụ: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng khoan dung.

Ngoài ra còn có các đề viết đoạn văn ở nhiều dạng khác nhau: Đoạn văn tóm tắt tác phẩm, đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, đoạn văn thuyết minh giới thiệu về một đồ vật… Tùy theo yêu cầu của đề mà vận dụng cách làm cho phù hợp.

*Đoạn văn có tính tích hợp kiến thức liên môn.

Các bước:

- Bước 1: Cần xác định nội dung cần viết, phương pháp.

- Bước 2: Xác định những nội dung tích hợp. Sắp xếp các ý sao cho phù hợp.

- Bước 3: Viết đoạn văn.

- Bước 4: Đọc lại, soát lỗi, sửa chữa.

- Ví dụ: Nếu giới thiệu thủ đô Hà Nội cho một bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu như thế nào?

- Nội dung cần viết trong đoạn văn: giới thiệu về thủ đô Hà Nội.

- Phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự.

- Những nội dung tích hợp:

(24)

Với Lịch sử: Thủ đô được hình thành từ năm nào? Triều đại nào?...

Với môn Địa lý: Vị trí, cảnh quan của thủ đô.

Với môn GDCD: Tình cảm tự hào của người Việt Nam về thủ đô.

Viết đoạn:

Mở đoạn: Giới thiệu khái quát: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay, và là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam.

Thân đoạn: Về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Về vị trí: Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Về lịch sử: Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Về con người…

Kết đoạn: Niềm tự hào của mỗi người dân Việt về thủ đô.

2.2.2. Kĩ năng viết bài văn.

Thứ nhất: Rèn cho học sinh kĩ năng viết những kiểu bài cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng bộ môn.

Đề thi hàng năm có khi tích hợp thấp, có khi tích hợp cao, có khi không tích hợp, nên khi dạy giáo viên hướng dẫn các em phương pháp làm bài và rèn kĩ năng làm các kiểu bài: Văn tự sự, văn biểu cảm, văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh, văn bản hành chính công vụ. Trong chuyên đề này, chúng tôi đi sâu vào kĩ năng làm bài nghị luận xã hội là dạng bài thường gặp trong đề thi liên môn.

* Kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:

- Các thao tác cơ bản:

+ Giải thích khái niệm hoặc thuật ngữ, từ khó (nếu có).

+ Thực trạng của hiện tượng.

+ Phân tích, bình luận nguyên nhân.

+ Phân tích, bình luận kết quả (nếu là vấn đề tích cực), hậu quả (nếu là vấn đề tiêu cực) + Đề xuất giải pháp.

+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

- Đề vận dụng: Suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

Gợi ý:

(25)

+ Giải thích khái niệm: Bạo lực học đường là hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn át người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.

+ Thực trạng:

Bạo lực học đường hiện nay đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp diễn ra ở nhiều nơi và đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp: Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, trà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

Đánh đập, hành hạ, làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Một bộ phận học sinh coi đó là thú vui.

+ Hậu quả: Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập. Làm biến đổi môi trường giáo dục.

Với xã hội: Gây ra tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.

Với người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác, làm hỏng tương lai của chính mình, bị mọi người lên án, căm ghét.

+ Nguyên nhân: Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

Có những biểu hiện bệnh tâm lý. Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh. Thiếu sự quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường còn nặng về văn hóa chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh. Chưa có những giải pháp đồng bộ, triệt để.

+ Giải pháp: Tăng cường giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động dạy học nhất là môn GDCD vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe.

+ Bài học nhận thức và hành động: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh tố các những hành vi bạo lực học đường.

*Kiểu bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.

Các thao tác cơ bản:

+ Giải thích.

+ Bàn luận: Bày tỏ thái độ đánh giá về vấn đề đúng hay sai hay đúng một phần? Vì sao?

+ Mở rộng, nâng cao.

+ Bài học nhận thức và hành động.

Bài tập vận dụng: “Vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”.

Suy nghĩ của em về câu nói trên?

Gợi ý:

- Giải thích ý kiến:

“Kỳ quan” có thể là một công trình kiến trúc của con người hoặc một cảnh vật thiên nhiên đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. Đó có thể là tháp Ép –phen, vườn Babilon hoặc vịnh Hạ Long…đó là những kỳ quan của thế giới.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

• Nhóm 2: Những việc làm góp phần xây dựng nếp sống có văn hóa ở phường Thượng Thanh và trường THCS Thanh Am.. • Nhóm 3: Cách

- Đề tài thảo luận là một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau nên người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn phải nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nêu một số nét trong chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người