• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức : Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (Bài tập 1, Bài tập 2).

b. Kỹ năng : Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).

c. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

* GDMT: Từ bài tập 3 Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng: Đặt câu với 1 trong các từ phức có tiếng bảo ở bài 2 tiết LTVC trước.

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- GV Yêu cầu học sinh tự làm bài theo hướng dẫn sau:

+ Gạch 2 gạch dưới từ quan hệ, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng QHT đó.

- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét.

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết mỗi quan hệ từ nối từ nào trong câu .

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT theo hướng dẫn của GV.

- HS nối tiếp nhau phát biểu

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận

+ của :nối cái cày với người Hmông + bằng; nối bắp cày với gỗ tốt + như :nối vòng với hình cánh cung.

+ như : nối anh hùng với một chàng hiệp sĩ...

- 1 học sinh đọc thành tiếng cho cả lớp nghe: Các từ in đậm trong mỗi câu dưới đay biểu thị quan hệ gì? .

- GV Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Gọi hs phát biểu ý kiến.

- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài tập 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Qua câu a, b em cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào?

- GV liên hệ giáo dục ý thức BVMT Bài tập 4:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho hs hoạt động dưới dạng trò chơi.

- Gv hướng dẫn: Chia lớp thành 2 nhóm. Hs của từng nhóm tiếp nối nhau lên bảng đặt câu. Sau thời gian cho phép Gv tổng kết các câu đặt được.

Nhóm thắng cuộc là nhóm đặt được nhiều câu đúng.

- GV tuyên dương, khen ngợi HS 3, Củng cố, dặn dò

? Quan hệ từ là gì? QHT có tác dụng gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Hs làm bài miệng.

- 3 hs tiếp nối nhau phát biểu:

a, Nhưng: quan hệ tương phản.

b, Mà: biểu thị quan hệ tương phản.

c, Nếu ... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

- 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống.

- 1 học sinh làm trên bảng lớp, hs dưới lớp làm vào VBT.

- Hs theo dõi, chữa bài.

a) Trời bây giờ trong vắt , thăm thẳm và cao

b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời , sau rặng tre đen của một làng xa.

c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

d) Tôi đã đi nhiều nơi , đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực , nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt , day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này.

- Rất đẹp, trong lành.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau.

- Hs nghe GV hướng dẫn - VD:

+ Em dỗ mãi mà bé cũng không nín.

+ Các bạn lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.

+ Câu chuyện của Mơ rất hấp đẫn vì Mơ kể bằng tất cả tâm hồn.

- Mỗi hs viết ít nhất 3 câu vào vở.

- Quan hệ từ là từ dùng để nối từ với từ câu với câu nhằm biểu thị quan hệ giữa những từ ngữ hoặc câu đó với nhau

---BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Tiết 1: Địa lý