• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được câc câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- GD hs lòng nhân ái, biết quan tâm đến nười khác II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài

“Trong quán ăn…” theo hình thức phân vai.

- Những hình ảnh nào trong bài em thấy lí thú? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá.

Yêu cầu HS quan sát và cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Việc gì đã xảy ra khiến cả nhà vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy. Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu rõ điều ấy.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25 phút)

- HS nối tiếp nhau đọc bài.

- 2 HS trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Quan sát và nêu nội dung tranh:

+ Bức tranh vẽ cảnh trong hoàng cung có vua và các vị đại thần với vẻ mặt lo lắng.

- Theo dõi.

a. Luyện đọc

- GV chia đoạn, HS đánh dấu SGK.

- Cho HS đọc nối đoạn:

* Lần 1: GV hướng dẫn HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai

* Lần 2: GV yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó có trong đoạn .

* Lần 3: Yêu cầu HS đọc theo cặp - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.

- GV HD giọng đọc. GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài

*Yêu cầu HS đọc đoạn 1 - Công chúa nhỏ bị làm sao?

- Thái độ của nhà vua như thế nào?

- Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

- Nội dung chính của đoạn?

* Yêu cầu HS đọc đoạn tiếp theo

- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?

- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của nàng công chúa?

- Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?

- Nhà vua phải cho mời ai? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?

- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

- Nội dung chính của đoạn?

- GV nhận xét và chốt ý.

* Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

- Sau khi biết rõ công chúa muốn có một

“mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?

- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận

- Theo dõi, đánh dấu SGK: 3 đoạn:

+ Đ1: Ở vương quốc…nhà vua + Đ2: Nhà vua buồn…vàng rồi.

+ Đ3: Còn lại.

* Lần 1: HS đọc nối đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm.

* Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó có trong đoạn đọc của mình.

* Lần 3: 2 HS/cặp đọc bài + 1-2 cặp đọc, nhận xét - 1 HS đọc lại toàn bài.

- HS nghe.

- 1 HS đọc bài.

+ Công chúa bị ốm.

+ Vua hoảng hốt và lo lắng.

+ Công chúa muốn có mặt trăng . (1) Nguyện vọng của công chúa.

- HS đọc thầm đoạn tiếp theo.

+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.

+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn

+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

(2) Mặt trăng trong cách nghĩ của công chúa.

- 1 HS đọc to.

+ Chú tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay 1 mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào 1 sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo nó vào cổ.

+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng

món quà?

- GV nhận xét và chốt ý: Sự thông minh của chú hề.

- Nội dung chính của đoạn 3 là gì?

- Nội dung chính của bài?

- GV chốt: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 5p)

c. Đọc diễn cảm

- GV mời HS đọc tiếp nối và nêu giọng đọc.

- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ … Tất nhiên là bằng vàng rồi) - GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)

- GV sửa lỗi cho các em.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Gv nhận xét chung.

ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp khu vườn.

(3) Ước nguyện của công chúa được thực hiện.

- HS nêu, vài HS nhắc lại.

- HS dọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc diễn cảm.

- 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai; HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp .

- HS luyện đọc theo cặp 1 đoạn.

- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.

“ Công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ / Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em …”

- HS nêu.

- Hs lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….…………

---Khoa học

Tiết 30: Gió nhẹ, gió manh, phòng chống bão I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống bão:

+ Theo dõi bản tin thời tiết.

+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.

+ Đến nơi trú ẩn an toàn.

- Nhận thức khoa học tự nhiên.

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, hiểu, tôn trọng các quy luật của thế giới tự nhiên.

* GDBĐ + BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.

* MTBĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên nhiên do biển gây ra.

* TNTT: Nước ta thường hay có bão. Vì vậy, cần tích cực phòng trống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất để phòng tai nạn do bão gây ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra; Máy chiếu; Phiếu học tập.

- HS: SGK, VBT.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khỏi động (5’):

- GV tổ chức cho HS trò chơi: Gió thổi

- GV phổ biến luật chơi: Các em hãy tưởng tượng mình là 1 cái cây. Tất cả giang tay ra để tạo thành hàng cây. Khi quản trò hô: Gió thổi, gió thôi

Các em đáp lại: Về đâu, về đâu?

Quản trò hô thổi bên nào thì các em nghiêng về bên đó.

- GV tổ chức cho HS chơi

+ Tại sao lại có gió? Giải thích vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p):

a) Hoạt động 1: Một số cấp gió

- GV giới thiệu về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia cấp gió.

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và thông tin trong SGK hoàn thành phiếu học tập (bài tập 1) theo nhóm 4 trong 3 phút.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi - HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS chia thành 4 nhóm thảo luận cùng hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện HS báo cáo.

Cấp gió

Tác động của cấp gió

5 Khi có gió này,mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.

9 Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.

0 Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

* Kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu, gió càng lớn càng gây tác hại nhiều về người và của.

b) Hoạt động 2: Sự thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão

- Yêu cầu HS nêu nội dung hình vẽ 5 và 6 (SGK – 77), thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu đặc trưng của bão?

+ Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão?

+ Một số cách phòng chống bão mà em biết?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* GDBĐ + BVMT: + Để phòng chống bão, chúng ta phải làm gì?

- GV giới thiệu: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên nhiên do biển gây ra.

* MTBĐ: + Sau khi cơn bão đi qua, chúng ta phải làm gì để môi trường xung quanh sạch?

- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.

* Kết luận:

- Dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa.

+ Làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại.

+ Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, thiệt hại về mùa màng,…

7 Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.

2 Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể cảm thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS quan sát hình 5, 6 và trao đổi với bạn theo cặp.

+ Gió mạnh, trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái…

+ Nhà cửa, đường sá, các công trình công cộng bị phá hủy….

+ Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa…

- Đại diện cặp trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Xây dựng công trình phòng chống bão. Tích cực trồng nhiều cây xanh...

- HS lắng nghe.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

-> Cần tích cực phòng chống bão.

- Thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết. Bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất.

- Dự trữ thức ăn và nước uống. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Cắt điện.

- Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.

* TNTT: Nước ta thường hay có bão. Vì vậy, cần tích cực phòng trống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất để phòng tai nạn do bão gây ra.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10p) Trò chơi: Ghép chữ vào hình

- GV phôtô 4 cấp gió trong sách thành phiếu.

Yêu cầu HS thi nhau điền chữ ghi cấp gió tương ứng.

- Gọi HS tham gia chơi trò chơi.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tổng kết, tuyên dương HS.

* Kết luận: Nước ta thường hay có bão. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão.

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết (SGK- 77).

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’):

- GV chia nhóm, nêu chủ đề thảo luận: Chia sẻ những hiểu biết của em về "bão"

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận, chia sẻ, nhận xét, chốt kiến thức.

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học; dặn HS chuẩn bị bài sau “Không khí bị ô nhiễm”.

- HS lắng nghe.

- HS hai dãy cử đại diện, mỗi dãy 4 bạn.

- HS thi tiếp sức.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc mục bạn cần biết.

- HS theo dõi thực hiện

- HS chia sẻ trong nhóm, chọn 3 điều quan trọng nhất. Đại diện nhóm trình bày 3 điều đã chọn.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….…………

---Ngày soạn: 08/12/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 75: Luyện tập