• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Biết và tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2).

- Nêu được ví dụ minh hoạ về 1 loại ước mơ (BT4)

- Bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn cao đẹp, ý chí và nghị lực phấn đấu để vươn tới những ước mơ.

* Không làm bài tập 5 II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: Từ điển hoặc sổ tay ngôn ngữ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cho HS nghe bài hát “Ước mơ”

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

- GV: Bài hát các con vừa nghe đã mang đến cho chúng ta một bầu không khí rất vui tươi và thân thiện. Nó thể hiện ước mơ về cuộc sống bình yên, tươi đẹp của bạn thiếu

- HS nghe bài hát.

- HS: em thấy bài hát rất hay, bài hát nói về ước mơ của một bạn nhỏ về cuộc sống.

nhi. Có nhiều ước mơ, có những ước mơ giản dị nhưng cũng có những ước mơ cao đẹp. Bài học hôm nay sẽ giúp các con mở rộng thêm vốn từ “Ước mơ”

2. Hoạt động Luyện tập thực hành (25p) Bài 1 (5p)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ.

- Gọi các nhóm trình bày, bổ sung.

+ Em hiểu mơ tưởng là gì?

+ Thế nào là mong ước?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 1 các con đã tìm và hiểu được nghĩa của các từ cùng nghĩa với từ ước mơ có trong bài Trung thu độc lập. Vậy để giúp các con có thêm vốn từ về chủ điểm ước mơ chúng ta cùng chuyển sang bài 2.

Bài 2 (7p)

- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Tổ chức cho học sinh tìm từ dưới hình thức chơi trò chơi “Tiếp sức”.

+ GV chia lớp thành 3 đội, các đội thảo luận 3 phút trước khi chơi.

+ Các đội cử 5 bạn tham gia chơi trong thời gia 3 phút.

- GV, HS nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.

+ Em hãy đặt một câu với một trong các từ vừa tìm được.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 2 các con đã tìm rất nhiều từ cùng nghĩa với từ ước mơ. Vậy để biết được những từ nào thể hiện ước mơ cao đẹp, từ nào thể hiện ước mơ tầm thường chúng ta cùng chuyển sang

- Theo dõi.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ.

HS: mơ tưởng, mong ước.

+ Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng ra điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.

+ Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.

- Lớp theo dõi.

- Tìm từ cùng nghĩa với từ ước mơ.

- HS thảo luận trong nhóm.

- Các đội tham gia chơi.

- Dự kiến đáp án:

+ Ước hẹn, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng, ...

+ Mơ mộng, mơ tưởng, mơ ước, ...

+ Em ước ao sau này lớn lên trở thành bác sĩ giỏi.

+ Em ước mong đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

bài 3.

Bài 3 (5p)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Để thực hiện yêu cầu bài tập chúng ta cần làm gì?

- GV chia lớp theo nhóm 4, yêu cầu học sinh thảo luận làm bài.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV chốt, chuyển ý: Qua bài tập 3 các con đã biết cách phân loại các ước mơ. Để khắc sâu thêm về các ước mơ mà các con đã phân loại ở bài tập 3 cô cùng các con chuyển sang bài tập 4.

Bài 4 (8p)

- Gọi HS đọc y/c của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nêu ý kiến của mình và hỏi.

+ Ước mơ em vừa nói thuộc loại ước mơ được đánh giá như thế nào? Vì sao ?

- Ghép thêm từ vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá.

- Đầu tiên chúng ta phải ghép từ ước mơ với các từ đã cho, sau đó phân loại theo ba nhóm trong yêu cầu của bài.

- HS tạo nhóm, thảo luận làm bài vào phiếu (3p)

- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

+ Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

+ Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ.

+ Đánh giá thấp: ước mơ tầm thường, ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông.

- HS lắng nghe

- 1, 2 HS đọc - HS trình bày:

VD: + Ước mơ chinh phục vũ trụ + Ước mơ có truyện đọc.

+ Ước không phải học bài mà vẫn được điểm cao.

...

VD : + Ước mơ được đánh giá cao; đó là ước mơ vươn lên làm việc có ích cho mọi người.

+ Đánh giá không cao: đó là ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn.

+ Đánh giá thấp, đó là ước mơ phi lí, không thể thực hiện được có lợi cho mình nhưng không có lợi cho người

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Qua bài học hôm nay chúng ta được biết thêm nhiều từ về ước mơ. Vậy để giúp các em biết cách vận dụng các từ đã học vào thực tế cuộc sống, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm (5p) - Tổ chức chơi trò chơi: “Truyền điện”

- Cách chơi: GV chỉ định một HS nêu một từ về chủ đề ước mơ, HS nêu đúng được quyền chỉ định bất kì 1 bạn khác nêu từ tiếp, HS nào không nêu được từ thì hát một bài. Cứ làm như vậy trong thời gian 4 phút.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương bạn tìm từ đúng.

- Liên hệ: Trong các loại ước mơ đã học em thích ước mơ nào? Nói ước mơ của em cho các bạn cùng biết?

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tập tốt.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài: Động từ

khác.

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.

- Lắng nghe.

- VD: Em thích ước mơ cao đẹp. Ước mơ của em là muốn trở thành Kĩ sư xây dựng.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...

...

-

---Tập đọc

Tiết 18. ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT