• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ số nghiên cứu 1. Các chỉ số lâm sàng

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 1. Các chỉ số lâm sàng

- Tuổi, giới.

- Chiều cao, cân nặng.

- Tiền sử sản khoa và tiêm chủng:

+ Tiền sử sản khoa

 Sinh đủ tháng/thiếu tháng

 Cân nặng khi sinh

+ Tiền sử tiêm chủng: tiêm phòng các vaccine virus sống giảm độc lực như: sởi - quai bị - rubella; bại liệt, sốt vàng, thủy đậu, rotavirus và 2 loại vaccin vi khuẩn sống giảm độc lực: BCG và thương hàn uống.

+ Biến chứng sau tiêm chủng vaccine: có mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn đó gây ra hay không.

- Tiền sử bệnh trước khi được chẩn đoán: khai thác chi tiết: thời gian, cơ quan và mức độ nhiễm khuẩn, ở từng cơ quan trước khi trẻ được chẩn đoán bệnh.

- Tiền sử gia đình

+ Xây dựng phả hệ chi tiết của tối thiểu 3 thế hệ (kể từ thế hệ ông bà của bệnh nhân).

+ Khai thác kĩ tiền sử có người trong gia đình được chẩn đoán suy giảm miễn dịch thể XLA; tiền sử tử vong sớm vì nhiễm khuẩn tái diễn, hoặc tử vong sớm sau dùng vaccine.

+ Đặc biệt lưu ý: tiền sử các anh, em trai ruột của bệnh nhân, và tất cả

các con trai trong họ của mẹ bệnh nhân: anh, em trai của bà, của mẹ, các cháu trai con các chị em gái của mẹ…

+ Tiền sử gia đình nghi ngờ có người mắc bệnh: là những bệnh nhân có:

 Họ hàng bậc 1: anh/em trai ruột của bệnh nhân đã được chẩn đoán giảm Gammaglobulin máu nặng (còn sống hoặc đã tử vong).

 Họ hàng bậc 2: anh/em trai của mẹ đã tử vong do nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn tái diễn (không tính tới các trường hợp tử

vong do tai nạn hoặc bệnh khác không liên quan như tim mạch, tai biến mạch máu não…).

 Họ hàng bậc 3: con trai của dì ruột hoặc bác gái ruột bên mẹ đã

được chẩn đoán bệnh XLA hoặc đã tử vong do nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn tái diễn.

- Triệu chứng thực thể:

+ Khám Amidan: đánh giá kích thước Amidan theo phân độ Brodsky và Friedman [114]:

Hình 2.2: Kích thước Amidan theo phân độ Brodsky và Friedman

 Amidan bình thường: tổ chức Amidan không vượt quá trụ trước và trụ sau, không gây hẹp eo họng.

 Độ 1: hẹp eo họng < 25%

 Độ 2: hẹp eo họng 25 – 50%

 Độ 3: hẹp eo họng 50 - 75%

 Độ 4: hẹp eo họng > 75%

 Không thấy Amidan hoặc Amidan nhỏ: giữa hai trụ trước và trụ sau không thấy tổ chức Amidan hoặc có nhưng rất nhỏ.

+ Xác định vị trí nhiễm khuẩn: viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi có tràn mủ màng phổi, viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, áp xe dưới da, áp xe cơ, viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

+ Nhiễm khuẩn nặng: trong nghiên cứu này, chúng tôi tính nhiễm khuẩn nghiêm trọng khi bệnh nhân: viêm não, viêm màng não, áp xe dưới da, áp xe cơ, nhiễm khuẩn huyết.

- Tính tuổi khởi phát, tuổi chẩn đoán, thời gian chẩn đoán muộn:

trong nghiên cứu, chúng tôi tính theo cách sau:

+ Tuổi khởi phát bệnh: được tính là lần đầu tiên bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn như: ho, sốt, hoặc viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp…; không tính những trường hợp trẻ bị viêm long đường hô hấp hoặc sốt do tiêm phòng, do mọc răng hoặc được chẩn đoán xác định là sốt do nhiễm virus.

+ Bệnh khởi phát: đợt bệnh nhiễm khuẩn đầu tiên trẻ mắc phải trong đời: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang, viêm khớp mủ và viêm kết mạc, ỉa chảy nhiễm khuẩn...

+ Tuổi chẩn đoán: được tính vào lần đầu tiên bệnh nhân được phát hiện giảm IgA, IgM, IgG và số lượng tế bào lympho dưới nhóm. Thời điểm đó bệnh nhân chưa được điều trị truyền Gammaglobulin máu.

+ Thời gian chẩn đoán muộn: được tính bằng hiệu giữa tuổi được chẩn đoán và tuổi khởi phát đợt nhiễm trùng đầu tiên – là thời gian từ khi khởi phát đến khi được chẩn đoán nghi ngờ bệnh XLA.

2.2.5.2. Các chỉ số cận lâm sàng

- Số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu lympho, nồng độ Hemoglobin: tính theo trung bình và trung vị (do đa số phân bố không chuẩn)

- Các xét nghiệm khác để tìm và đánh giá mức độ nhiễm khuẩn như chụp X-quang tim phổi, tổng phân tích nước tiểu; nuôi cấy các dịch, máu để tìm vi khuẩn gây bệnh.

- Nồng độ Immunoglobulin: IgA, IgG, IgM huyết thanh. Nồng độ các kháng thể đều được so sánh với giá trị tham chiếu theo lứa tuổi của từng bệnh nhân theo chỉ sổ tham chiếu (phụ lục 1) [115] [116].

- Số lượng các tế bào lympho dưới nhóm: lympho T: TCD3, TCD4, TCD8, lympho B (CD19), tế bào NK (CD56): theo giá trị tham chiếu (phụ lục 1) [115] [116].

- Phân tích gen BTK:

+ Phương pháp phát hiện đột biến trên gen BTK:

 Kỹ thuật giải trình tự 19 Exon của gen BTK: phát hiện các dạng đột biến: đột biến mất đoạn, thêm đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.

 Kỹ thuật MLPA: phát hiện các mất đoạn lớn trên gen BTK.

+ Các thông tin về đột biến gen BTK:

 Đột biến gen được mã hoá theo quy ước trình tự gen trên ngân hàng gen.

 Trình tự đối chứng của gen BTK (Assess number của gen BTK) là U78027.1.

 Các kiểu đột biến được ghi nhận là:

o Kiểu đột biến nhỏ (đột biến điểm): mất, thêm, thay, đảo một vài cặp nucleotide.

o Đột biến lớn: mất, lặp, chuyển, đảo một đoạn gen.

o Kiểu đột biến: đột biến vô nghĩa, đột biến sai nghĩa, đột biến dịch khung.

 Vị trí đột biến: xác định vị trí đột biến trên 19 và các vùng tiếp nối exon/intron.

2.2.5.2. Các chỉ số đánh giá điều trị

- Triệu chứng cơ năng giữa các đợt điều trị IVIG: số ngày bệnh nhân ho, sốt, chảy mũi mủ, viêm tai, viêm da, ỉa chảy, viêm khớp…; thời gian, loại kháng sinh, đường dùng kháng sinh kể từ ngày truyền IVIG trước tới ngày truyền IVIG đợt tiếp theo.

- Xác định vị trí và mức độ nhiễm khuẩn: viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi có tràn mủ màng phổi, viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, áp xe dưới da, áp xe cơ, viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

- Nhiễm khuẩn nặng: trong nghiên cứu này, chúng tôi tính nhiễm khuẩn nặng khi bệnh nhân: viêm não, viêm màng não, áp xe dưới da, áp xe cơ, nhiễm khuẩn huyết.

- Liều điều trị IVIG: tính bằng gram/kg cân nặng của bệnh nhân (tính bằng tổng khối lượng lọ thuốc IVIG).

- Khoảng cách giữa hai đợt truyền: khoảng cách giữa thời điểm vào truyền đợt sau và thời điểm vào truyền đợt ngay trước đó; tính bằng đơn vị ngày sau đó tính toán, quy đổi ra tuần.

- Nồng độ kháng thể IgA, IgG, IgM trước mỗi đợt truyền và trong vòng 24 giờ sau truyền. Tính bằng g/L.