• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.2. Một số vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư

Theo học viên nghiên cứu cho thấy các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, đó là:

1.2.6.1. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướccủa quốc gia và củatỉnh

Các văn bản pháp luật và chính sách này chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động quản lý vốn đầu tư. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước về vốn đầu tưXDCB từ NSNNcủaquốc gia và củatỉnh.

Các văn bản pháp luật của nhà nước là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng rất

Trường Đại học Kinh tế Huế

lớn tới hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư XDCB từ NSNN.

Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNNđược thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNNngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Do vậy, khi đưa ra một chính sách cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phải chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn đầu tư cho dự án. Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận hợp thành của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nói chung. Đây là hệ thống các quy định về nguyên tác, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp, phương tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi các mục tiêu đề ra, góp phần thu hút, huy động và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn. Ngược lại, nó sẽ cản trở và kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của nhà nước.

1.2.6.2. Phân cấp quản lý nhà nước vềvốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý đầu tư XDCB có ảnh hưởng rất lớn công tác quản lý nhà nướcvềvốn đầu tư XDCB từ NSNN:

Một là, Phân cấp trong công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện rõ nhất: Hiện nay việc phân bổ và giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho từng dự án được Chính phủ giao cho các địa phương theo: (i) tổng mức đầu tư hàng năm cho các địa phương, (ii) vốn đầu tư trong cân đối địa phương, (iii) tổng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

ương, (iv) danh mục các dự ánnhóm A và tổng mức vốn thực hiện các dự án nhóm A. Việc phân bổ ngân sách cân đối từ Trung ương xuống địa phương ổn định cho từng giai đoạn từ 3 đến 5 năm. Đây là bước đổi mới quan trọng, góp phần tạo chủ động cho các địa phương.

-Đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quản lý: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách hàng năm, các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đãđủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước, dự án nhóm A và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm.

- Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý trước khi báo cáo UBND tỉnh quyết định. Việc phân cấp trong công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCBtừ NSNN ở các địa phương thường có sự khác nhau, phụ thuộc vào quyết định của từng địa phương. Có thể nói việc phân cấp và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua của các địa phương đã góp phần xóa bỏ dần cơ chế “xin-cho”; hạn chế dần những thắc mắc, so bì kế hoạch vốn được giao giữa các địa phương; giảm sự thụ động, sự chờ đợi quá nhiều từ Ngân sách cấp trên.

Hai là, Phân cấp trong công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: quyết toán vốn đầu tư XDCBhoàn thành từ NSNNlà khâu cuối truớc khi đưa dự án vào khai thác sử dụng, giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN chặt chẽ hơn. Đây là nhiệm vụ được phân cấp cho cơ quan tài chính các cấp; đối với các dự án đầu tư do địa phương quyết định đầu tư thì cơ quan tài chính địa phương phê duyệt quyết toán, nguyên tắc chung là cấp nào ra quyết định đầu tư thì cấp đó phê duyệt quyết toán.

1.2.6.3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triểnkinh tế trong từng thời kcủa tỉnh

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinhtế xã hội trong từng thời kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

của tỉnh chính là căn cứ để kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản như nhu cầu về vốn, nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn... được xây dựng và phê duyệt. Do đó, chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch vốn đầu tưXDCB từ NSNN.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển được nghiên cứu cẩn thận, có tầm nhìn xa, được xây dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch vốn được thuận lợi, việc sử dụng vốn đầu tư đem lại kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Ngược lại, nếu công tác quy hoạch manh mún, hoặc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng, thậm chí ảnh hưởng đến các công trình khác. Điều này sẽ gây thất thoát, lãng phí khi sử dụng vốn đầu tư vào các công trình, làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNN.

1.2.6.4. Hệ thống định mức, đơn giá xây dựng cơ bản

Đây là yếu tố quan trọng và là căn cứ tính toán về mặt kinh tế- tài chính của dự án. Đơn giá xác định không chính xác sẽ dẫn đến việc lập dự án, thiết kế không chính xác, gây ra những sai sót khó khắc phục dẫn đếndự án không hiệu quả và có thể lãng phí. Việc sửa đổi bổ sung định mức kinh tế- kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật là điều tất yếu để phù hợp vói sự phát triển của từng thời kỳ. Nhà nước có trách nhiệm ban hành hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng các bộ đơn giá xây dựng khu vực của các tỉnh thành phố hoặc làm cơ sở xây dựng các bộ đơn giá cá biệt, nhằm mục đích quản lý là cơ sở để kiểm soát chi phí đầu tư của dự án một cách khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí.

1.2.6.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý.

Muốn hoạt động quảnlý có hiệu quả thì trước hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực hoạt động. Dưới góc độ quản lý cấp tỉnh, bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB chính là các chủ thể của quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước địa phương, hoạt động theo chức năng, quyền hạn của mình.

Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy đồng bộ, có đủ các cơ quan chức năng để

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện quản lý tất cả các khâu trong hoạt động liên quan tới vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ hoặc trùng lặp trong quản lý của các cơ quan này sẽ không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.

Với bộ máy quản lý, vấn đề cốt lõi là công tác cán bộ. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý ở tất cả các nội dung như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát vốn đầu tư... Ở cương vị quản lý, nhất là quản lý vốn thì phẩm chất đạo đức tốt, trong sạch sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tránh xa được các vi phạm, tiêu cực cũng như phát hiện và xử lý tiêu cực được nhanh chóng, chính xác hơn sẽ tránh được hiện tượng tham nhũng, gây thất thoát vốn. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu như trên, công tác quản lý sẽ đạt được kết quảcao.

Tất cả các nhân tố trên đãảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước vềvốn đầu tư XDCBtừ ngân sách nhà nướccủatỉnh, nhất là công tác phân bổ nguồnvốn.

1.3. Một số kinh nghiệm và bài học vận dụng đối với quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của các Sở Tài chính địa phương trong nước.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế song công tác quản lý vốn đầu tưXDCB từ NSNNcó những điểm mạnh sau:

Một là, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã thực hiện đúng qui trình,đã có sự phân công, phân cấp trong quản lý thực hiện vốn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phân cấp phân quyền cho các ngành trong thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán và chọn thầu.

- Về bộ máyquản lý đầu tư XDCB từ NSNN của các Sở, ngành chức năng phần lớn đã quađào tạo cơ bản nên trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ khátốt; một số khác đã qua công tác quản lý nhiều năm nên dày dạn kinh nghiệmtừ khâu lập, thẩm định dự án đến khâu quyết toán đều thực hiện tốt đúng yêu cầu, trình tự quy định.

Hai là, với một cơ chế, chính sách phù hợp tỉnh Quảng Trị đã tạo ra môi trường và hành lang pháp lý để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư XDCB, sử dụng nhiều hình thức đầu tư phong phú và linh hoạt, chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư theo hướng ngày càng giảm đầu tư từ nguồnvốn ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư khác trong nước và ngoài nước. Kết quả hiệnnay tỉnh đãđa dạng hóa nguồn vốn và số lượng vốn cho đầu tư phát triển càng tăng.

Ba là, quản lý vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện đúng quy trình hạn chế thất thoát lãng phí. Vốn đầu tư từ NSNN được tập trung cao độ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị hiện đại. Thực hiện rà soát lại toàn bộ danh mục các dự án đầu tư xắp xếp bố trí kế hoạch vốn đầu tư theo hướng cắt giảm đình hoãn một số công trình, dự án mới chưa khởi công và chưa thật sự cấp bách, theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/ 02/2011 của Chính phủ. Việc sử dụng mặt bằng định mức đơn giá chung đã hạn chế được phần nào thất thoát lãng phí.

Bốn là,ứng dụng tin học hóa trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các ban ngành chức năng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, lập các chương trình quản lý vốn qua mạng. Nhờ vậy thông tin quản lý vốn được cập nhật nhanh, chính xác, kịp thời đầy đủ giúp cho hoạt động quản lý thuận lợi và khoa học tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý vốn đầu tư.

Năm là, thường xuyên cải cách về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án hoàn thành sử dụng vốnNSNN

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướctại Sở Tài chính Hà Tĩnh, có nhữngthành tựu đạt được đó là:

- Tham gia xây dựng kế hoạch sử dụng vốn NSĐPphù hợp:Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục dự án đầu tư và kế hoạch sử dụngvốn ngân sách tỉnh phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, bám sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triểnkinh tế- xã hộivà Kế hoạch pháttriểnkinh tế- xã hội trong từng giai đoạncủa tỉnh.

- Đãưu tiên bố trí vốn cho dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển KT –XH : Sở Tài chính đã chủ động thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc quy định tại Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên việc phân bổ vốn kế hoạch chủ yếu tập trung vào các dự án đã hoàn thành, đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến cần phải hoàn thành trongnămkế hoạch, bố trí cho các dự án mới phải là các dự án thực sự cấp bách, có quyết định đầu tư, thiết kế cơ sở, tổng dự toán được duyệt trước ngày 25/10 hàng năm, tham gia rà soát danh mụcdự án đầu tư, thực hiện đình hoãn hoặc giãn tiến độ các dự án không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, điều chuyểnvốn cho các dự án có điều kiện hoàn thành sớm để phát huy hiệu quả ngay.

- Công tác thẩm tra, ra quyết định phê duyệt quyết toánthực hiện tốt: Sở luôn bám sát thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Sở Tài chính đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc công tác quyết toán dự án hoàn thành và phát huy tốt vai trò là cơ quan đầu mối tại địa phương hướng dẫn các Chủ đầu tư, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về mặt nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, quyết toán vốn đầu tư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát đốivới vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua đã được chấn chỉnh và tăng cường. Sở Tài chính đã tổ chức kiểm tra quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

của các đơn vị. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn đầu tưXDCBtrên địa bàn.

- Đã có sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Sở Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức 2 lớp tập huấn về các Thông tư hướng dẫn mới của Bộ Tài chính, Quyết định của Ủy ban nhân dântỉnh về quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bảncho kế toán các ban quản lý xây dựng cơ bảncấp tỉnh, cấp huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố và Kế toán của tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tích cực phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch sử dụng vốnchặt chẽ và hiệu quả.

1.3.3. Bài học vận dụng đối với công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ thực tiễn của Sở Tài chính Quảng Trị và Sở Tài chính Hà Tĩnhcông tác quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Con người là nhân tố quyết định trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Do vậy, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nướccó trìnhđộ chuyên môn vững vàng. Đồng thời, thường xuyên nâng cao trìnhđộ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức để đội ngũ cán bộ có tư tưởng vững vàng, dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái trong phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định nguồn vốn, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư vìđây là lĩnh vực khá nhạy cảm và dễ xảy ra tiêu cực.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan trong quá trình xây dựngkế hoạch và phân bổ vốn đầu tư để kịp thời trao đổi thông tin, tìm ra hướng giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo bố trí sử dụng vốn có hiệu quả, không để tồn đọng, gây lãng phí chongân sách nhà nước.

- Xây dựng và hiện đại hóa chương trình ứng dụng tin học trong quản lý thẩm định nguồn vốn, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư. Thực hiện việc kết nối thông tin

Trường Đại học Kinh tế Huế