• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ cà phê ở thị trường trong

2.4.2 Các nhân tố thuộc thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam

Hiện cả nước có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Có một sự khác biệt rõ rệt giữa một bên là các doanh nghiệp lớn, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại và một bên là các doanh nghiệp nhỏ, xuất khẩu có khi chỉ được 1 container/năm. Ngược lại, 10 doanh nghiệp lớn hàng đầu lại chiếm tới 60-70%

lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, với số lượng lớn lên tới 180.000-200.000 tấn/năm.

Việt Nam mặc dù được thế giới đánh giá là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới về sản lượng đứng đầu về cà phê Robusta nhưng việc điều chỉnh mức cung về sản lượng cà phê của Việt Nam không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường thế giới. Vì mặt hàng cà phê có tính đồng nhất cao, sự tăng lên về cung luôn cao hơn sự tăng lên về cầu, mặt hàng cà phê đang ở trong giai đoạn dư cung. Xét về kim ngạch chỉ đứng thứ 5 đó là do một thực tế đáng buồn là chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn thấp.

Cái lợi từ việc phân loại cà phê theo tiêu chuẩn hợp đồng thường đơn giản,

chi phí thấp. Từ chỗ chất lượng cà phê không ổn định nên cà phê Việt Nam thường bị khách hàng ép giá. Cùng một loại sản phẩm, nhưng giá cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn các nước trong khu vực từ 50 đến 70 USD/ tấn, nhiều khi sự chênh lệch này còn lên đến 300 USD nếu so với giá cà phê xuất khẩu của Braxin và Inđônêxia. Như vậy, cà phê Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm giá trung bình thấp. Tình hình biến động giá giữa các tháng trong năm cũng diễn ra tương tự. Thông thường, ở Việt Nam vào thời gian đầu vụ cà phê (đầu năm) giá cà phê giảm xuống thấp thì lượng xuất khẩu lại nhiều; Các tháng cuối vụ, giá lên cao thì lượng xuất khẩu lại giảm, làm cho lợi nhuận sản xuất cà phê không cao.

- Cung cầu cà phê trên thị trường nước ngoài.

Trên thế giới có khoảng hơn 50 quốc gia trồng cây cà phê chủ yếu là 2 nhóm cà phê chè (Arabica) và cà phê vối ( Robusta). Braxin được đánh giá là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất, dẫn đầu về cà phê Arabica, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai và đứng đầu về cà phê Robusta. Về cơ cấu chủng loại cà phê tiêu dùng của thế giới thì cà phê Arabica chiếm tới 70- 75% còn cà phê Robusta chỉ khoảng 25- 30% . Vì với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê Arabica doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu, được thị trường thế giới đánh giá cao.

Cà phê trên được buôn bán theo hai hình thức là mua bán trực tiếp và mua bán gián tiếp qua các sở giao dịch hàng hóa. Hình thức mua bán gián tiếp thường diễn ra nhộn nhịp và mang tính chất đầu cơ.

Trong những năm qua cà phê liên tục tăng giá. Trong đó giá cà phê Arabica luôn cao hơn hơn giá cà phê Robusta từ 1,5- 2,5 lần (thị trường kỳ hạn Nybot (NewYork) chuyên về cà phê Arabica thị trường kỳ hạn London( LIEFL) chuyên về cà phê Robusta. Lượng cà phê chủ yếu được tiêu tụ tại các nước công nghiệp phát triển trong khi nhu cầu về cà phê ở các nước đang phát triển ngày một tăng. Mỹ , EU, Nhật bản là những thị trường tiêu thụ nhất.

Trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là đối tác chính. Nhật bản và EU có khối lượng nhập khẩu và tiêu thụ lớn. Mặt khác đây lại là nơi có 3 sàn giao dịch cà phê lớn của thế giới là

London, NewYork và Tokyo mà tình hình giá cả ở các thị trường này là tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp trong xác định giá xuất khẩu của mình.

- Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Vì cà phê là một mặt hàng nông sản quan trọng đóng góp lớn vào doanh thu xuất khẩu (đứng thứ hai chỉ sau gạo) tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho nhân dân nên nhà nước ta luôn có chính sách khuyến khích ngành cà phê phát triển. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu giống cà phê, chỉ đạo các trung tâm khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc, thu hái và sơ chế cà phê tuy nhiên trong thời gian qua hiệu quả đem lại vẫn chưa cao.

- Các yếu tố thuộc môi trường chính trị kinh tế xã hội ( bao gồm cả công nghệ kỹ thuật, văn hóa, luật pháp…).

Các yếu tố này thuộc về cả trong nước và các thị trường mà doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào.

Môi trường kinh tế: Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà doanh nghiệp thường quan tâm là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Các nhân tố luật pháp chính trị tác động đến doanh nghiệp theo hướng khác nhau, chúng có thể tạo cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro thật sự cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là nhân tố vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, nó bao gồm cả hệ thống chính trị, luật pháp trong nước và thế giới. Nhân tố này đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Nó được thể hiện ở hệ tư tưởng chính trị mà các quốc gia áp dụng, các quy định mà các chính sách của quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chính sách của nhà nước. Khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải phân tích nắm bắt những thông tin về chính trị luật pháp của nhà nước áp dụng cho trường hợp đó. Những thay đổi về quan điểm, đường lối chính trị của quốc gia có thể mở ra hoặc làm sụp đổ thị trường làm cho hoạt

động của doanh nghiệp bị gián đoạn, đảo lộn. Sự xung đột về quan đểm chính trị của các quốc gia, khu vực trên thế giới có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp.

Nhân tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội: Những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm như thái độ tiêu dùng, cơ cấu giới tính, tuổi tác, sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng… Đây là nhân tố có vai trò quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm nhiều nhân tố: Trạng thái phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước, xu hướng kinh tế của thế giới... Các nhân tố này dù là ổn định hay biến động đều ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động.

Mặt khác sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đều là những yếu tố không kiểm soát được. Doanh nghiệp phải điều chỉnh những yếu tố có thể kiểm soát được để phù hợp với những biến động của các yếu tố bên ngoài này đồng thời chủ động đối phó thông qua việc dự báo trước những thay đổi có thể xảy ra.

2.4.3 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm