• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5. Kết quả điều trị sau can thiệp dẫn lưu não thất-ổ bụng

4.3.1.1. Sự phát triển về chiều cao

Co giật và động kinh là biến chứng và di chứng thường gặp trong bệnh não úng thủy chúng có thể xảy ra ở cả căn nguyên bẩm sinh hay mắc phải. Hiện tượng kịch phát này cũng có thể xảy ra do tăng áp lực trong sọ, sau can thiệp do biến chứng nhiễm khuẩn, tụ dịch dưới màng cứng hoặc do tổn thương vùng não trên đường đi của ống thông đoạn trong sọ. Sự co giật có thể tiến triển thành động kinh hoặc có thể động kinh kết hợp bại não, trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trẻ chiếm 4,8%. Trước can thiệp chỉ có 3 trẻ bị động kinh toàn thể chiếm 2,1% trong quá trình theo dõi tăng lên 31 trẻ chiếm 21,8%(bảng 28 và 29). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Klepper 20% [66]; thấp hơn của Hoppe Hirsch (Pháp, 1998) là 30% [67] hay của Raimondo F theo dõi 30 trẻ não úng thủy đặt dẫn lưu não thất-ổ bụng có 13 trẻ xuất hiện động kinh chiếm tỷ lệ 43,3% [127].

Có 5 trẻ giảm vận động hai chi dưới kết hợp rối loạn đại tiểu tiện gặp trong não úng thủy kèm thoát vị màng não-tủy, biến chứng này xuất hiện sau can thiệp khối thoát vị. Trong quá trình theo dõi chúng tôi gặp 5 trẻ liệt nửa người chiếm tỷ lệ là 4,8%. ngoài ra có 2 (2%) trẻ bị mù (trước can thiệp) do teo gai thị chiếm và 1% số trẻ xuất hiện tic vận động.

4.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NÃO ÚNG THỦY 4.3.1. Sự phát triển về thể chất

Đây là một phần có ý nghĩa trong nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh não úng thủy lên sự phát triển thể chất trẻ em qua ba chỉ số là sự phát triển về chiều cao, cân nặng và vòng đầu.

2 độ lệch chuẩn ở mốc 36 tháng tuổi. Khoảng 0,9% đến 3,1% tổng số trẻ não úng thủy có chiều cao dưới chuẩn -3 độ lệch chuẩn tại một số thời điểm và không có trẻ não úng thủy nào có chiều cao vượt quá 2 độ lệch chuẩn (bảng 3.30).

Đường biểu diễn chiều cao của trẻ trai não úng thủy (biểu đồ 3.3) mức độ tăng trưởng chiều cao của trẻ trai bị bệnh thấp hơn so với chiều cao trẻ trai bình thường cùng tuổi. Ở mốc 3 tháng tuổi, độ chênh lệch là 0,9 cm; 18 tháng tuổi là 2,7 cm và thấp nhất 0,8 cm ở thời điểm 48 tháng so với trẻ cùng tuổi. Tuy vậy, đường biểu diễn chiều cao của trẻ trai bị não úng thủy vẫn trong giới hạn ±1 độ lệch chuẩn.

Trẻ gái bị não úng thủy có sự phát triển chiều cao tương đương trẻ cùng tuổi. Qua theo dõi chúng tôi thấy sự phát triển chiều cao của trẻ gái có hai giai đoạn. Giai đoạn trước 24 tháng tuổi, chiều cao của trẻ bị bệnh tốt hơn trẻ cùng tuổi khoảng 0,5cm. Giai đoạn sau 24 tháng và thời điểm 48 tháng tuổi, chiều cao trẻ não úng thủy thấp hơn so với trẻ cùng tuổi khoảng 2,1 cm (biểu đồ 3.4).

So sánh với một số tác giả trong nước nghiên cứu về sự phát triển chiều cao trẻ em Việt Nam khỏe mạnh chúng tôi thấy như sau:

Bảng 4.1. So sánh chiều cao (cm) trẻ trai não úng thủy với một số tác giả Tháng tuổi Lê Thị Hợp

(1984) [128]

Nguyễn Thị Yến (2004) [129]

Chúng tôi (2014)

3 tháng 59,3 ± 2,2 60,1 ± 2,2 60,5 ± 0,8

6 tháng 65,1 ± 2,2 66,3 ± 2,5 66,4 ± 0,4

12 tháng 72,8 ± 2,5 74,9 ± 2,8 75,0 ± 0,7 18 tháng 76,2 ± 2,8 79,9 ± 2,9 81,7 ± 0,8 24 tháng 80,4 ± 3,1 84,4 ± 2,9 86,5 ± 0,6 36 tháng 89.8 ± 2,9 92,1 ± 2,5 95,5 ± 0,8 42 tháng 92,9 ± 3,1 95,6 ± 3,2 98,7 ± 0,9 48 tháng 97,1 ± 3,0 99,5 ± 3,3 102,5 ± 1,2

Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy chiều cao trung bình của trẻ trai não úng thủy trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp [128] và Nguyễn Thị Yến [129].

Tuy rằng trong sáu tháng đầu đời không thấy có sự khác biệt nhiều về chiều cao trong cả ba nghiên cứu. Ở trẻ dưới 12 tháng tuổi chiều cao của nhóm trẻ não úng thủy tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến nhưng sau 18 tháng chiều cao của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi phát triển nhanh hơn.

Ở mốc 48 tháng tuổi, chiều cao trung bình trẻ trai trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Yến 3,2 cm và đạt chỉ số tương đương chiều cao bình thường của trẻ cùng tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới 2006.

Bảng 4.2. So sánh chiều cao (cm) trẻ gái não úng thủy với một số tác giả Tháng tuổi Lê Thị Hợp

(1984) [128]

Nguyễn Thị Yến (2004) [129]

Chúng tôi (2014) 3 tháng 57,6 ± 2,2 58,7 ± 1,9 60,4 ± 0,4 6 tháng 63,3 ± 2,0 64,6 ± 1,9 66,1 ± 0,6 12 tháng 71,0 ± 2,3 73,4 ± 2,2 74,4 ± 0,4 18 tháng 74,5 ± 2,9 78,3 ± 2,2 81,3 ± 0,6 24 tháng 79,0 ± 3,0 82,8 ± 2,4 86,0 ± 0,6 36 tháng 88,8 ± 3,2 91,0 ± 2,3 94,1 ± 0,8 42 tháng 92,0 ± 3,1 93,8 ± 2,4 97,3 ± 0,9 48 tháng 96,1 ± 3,0 97,4 ± 3,0 100,6 ± 0,5

So sánh kết quả từ bảng 4.2 cho thấy cũng như ở trẻ trai, chiều cao trung bình trẻ gái trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Nguyễn Thị Yến, tốc độ tăng vượt ngay từ ba

tháng đầu. Khi trẻ được 48 tháng tuổi, chiều cao của trẻ gái trong nhóm nghiên cứu cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến 3,2 cm nhưng thấp hơn so với trẻ trai trong nhóm nghiên cứu khoảng 1cm. Chỉ số chiều cao trẻ gái bị bệnh vẫn đạt chuẩn bình thường của Tổ chức Y tế Thế giới 2006.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài về ảnh hưởng của não úng thủy đến sự phát triển chiều cao, chúng tôi thấy bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.