• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

Trong tài liệu PHỤ LỤC (Trang 32-35)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN

1.2 Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

1.2.1. Vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

1.2.1.1. Vai rò của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực của nhà nước. Nó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để du trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trất tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

Quản lý nhà nước vừa là chức năng chủ yếu, vừa là nội dung cơ bản trong hoạt động của các cơ quản thực thi quyền lực nhà nước.

Quản lý nhà nước về kinh tế là một chức năng của nhà nước, theo đó nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể có để can thiệp vào nền kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hoà, phù hợp với các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá của đất nước.

Ngày nay, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế có xu hướng tăng cường và nâng cao là một yếu tố khách quan, sự giàu nghèo của mỗi quốc gia không chỉ là tài nguyên mà chủ yếu là khả năng quản lý, điều hành nền kinh tế. Sự ổn định hay rối loạn, tăng cường suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy nguyên nhân từ khả năng quản lý, điều hành của Chính phủ. Trong nền kinh tế thị trường, không có nhà nước nào đứng ngoài hoạt động kinh tế, cũng không có nền kinh tế thị trường nào tồn tại, vận động, phát triển ngoài sự kiểm soát của Chính phủ. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia có khác nhau chỉ là phương thức, mức độ mà thôi. Nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thì quản lý nhà nước về kinh tế càng khó khăn hơn.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 33 Du lịch là một ngành kinh tế, vai trò quản lý nhà nước về du lịch không tách rời vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế. muốn thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững thì phải xác định đúng đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước về du lịch.

1.2.1.2. Đặc điểm chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

Du lịch vừa có đặc điểm chung của ngành kinh tế, vừa có nhũng đặc điểm riêng của một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội. Vì vậy, hoạt động qủn lý nhà nước về du lịch vừa mang những đặc điểm chung của quản lý nhà nước về kinh tế, vừa có những đặc điẻm riêng. Cụ thể như sau:

Về thể chế quản lý:

- Hoạt động của khách du lịch là đối tượng quản lý của Nhà nước về du lịch, phải xác định rõ và đủ mọi hoạt động của du khách.

- Hệ thống văn bản pháp luật về du lịch phải hết sức đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, tránh dùng biện pháp hành chính máy móc hoặc thô bạo.

- Không để „Sản xuất” các sản phẩm du lịch diễn ra một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận kinh tế mà phải có tôn tạo, nâng cấp danh thắng tái nguên để khai thác lâu dài và bền vững.

Về tổ chức bộ máy quản lý:

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong hoạt động của mình cũng mang tính liên ngành rõ rệt.

- Một trong chức năng của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là chức năng quản lý kinh tế đối ngoại.

Về nhân lực:

- Những người đứng đầu một doanh nghiệp du lịch trong hoạt động của mình thực hiện cả hai chức năng: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 34 Cán bộ trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng thực thi chức năng quản lý nhà nước về du lịch.

- Phải thông thạo pháp luật và nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, ý thức trách nhiệm cao đồng thời am hiểu phong tục tập quán của mỗi địa phương, từng vùng và quốc tế; có trình độ văn hoá cao trong ứng xử, giao tiếp, trong việc yêu cầu khách nước ngoài tuân thủ Pháp luật Việt Nam trong xử lý sai phạm xẩy ra.

- Quản lý nhân lực ngoài quản lý theo định mức như các ngành kinh tế khác còn phải điều hành theo chương trình.

Về cơ chế điều hành:

Cơ chế diều hành phải hết sức nhạy bén và linh hoạt

- Văn bản pháp quy thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Nhưng khi nó không còn phù hợp mà chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung sẽ kìm hãm sự phát triển. Văn bản chậm được nghiên cứu, soạn thảo, ban hành có thể dẫn đến sự phát triển du lịch tự phát, vô chính phủ.

- Việc hoạch định và thực hiện kế hoạch hàng năm không nên để xẩy ra tình trạng quá tải trong mùa cao điểm hoặc quá thấp trong mùa du lịch.

1.2.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững.

Quản lý nhà nước về du lịch được thực hện cụ thhể tại Điều 10 Luật Du lịch với 9 nội dung chủ yếu. Trong triển khai thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích đối tượng quản lý tuân thủ cách tiếp cận bền vững:

- Trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần tạo ra sự hài hoà giữa nâng cao đời sống của người dân tại các khu du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Có chính sách hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 35 - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật trong hoạt động du lịch cần phản ánh các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan.

- Trong đầu tư và thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch cần ưu tiên các dự án tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tận dụng cơ hội và hưởng lợi từ phát triển du lịch và sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phù hợp, đáp ứng yêu cầu của một ngành kinh tế.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Trong tài liệu PHỤ LỤC (Trang 32-35)