• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch

Trong tài liệu PHỤ LỤC (Trang 72-76)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hải Dương

2.2.2. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch

Ở Hải Dương có một số khu, điểm du lịch chính sau:

_ Khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc: Với giá trị văn hóa lịch sử cao, cảnh quan kỳ vỹ, Côn Sơn- Kiếp Bạc là khu du lịch tổn hợp với nhiều loại sản

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 73 phẩm du lịch: Du lịch văn hóa, tâm linh; Du lịch sinh thái, Du lịch thể thao;

Du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, cắm trại…Hoạt động du lịch ở đây mang tính mùa vụ rõ rệt. Hàng năm, có hai mùa lễ họi được tổ chức tại Côn Sơn- Kiếp Bạc: Mùa xuân và mùa thu. Đây chính là thời gian mà lượng khách du lịch đến Côn Sơn- Kiếp Bạc nhiều nhất. Theo thống kê của Ban quản lý khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2008 khoảng 20%, năm 2008 đạt trên 1 triệu lượt khách, sang năm 2009 lượng khách du lịch tiếp tục tăng nhanh và mạnh hơn so với năm trước.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Côn Sơn chưa được hiện đại sơng tương đối đầy đủ và thuận lợi. Hệ thống đường giao thông vào các khu điểm di tích tương đối thuận lợi, hệ thống điện nước đầy đủ, công tác kè hồ, xây tường bảo vệ rừng, công tác vệ sinh môi trường an ninh trật tự được bảo vệ chặt chẽ. Các loại hình dịch vụ: kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, vận chuyển, ăn uống, mua sắm phats triển và mở rộng. Tuy nhiên quy mô của các loại hình dịch vụ này còn nhỏ lẻ thiếu sự liên kết; dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế…Đánh giá chung thì khu Côn Sơn- Kiếp Bạc có giá trị văn hóa lịch sử cao và cảnh quan tự nhiên đẹp, nhưng còn thiếu những sản phẩm du lịch chất lượng cao nên mức độ hấp dẫn khách du lịch còn thấp. Cần có quy hoạch chi tiết và đầu tư thỏa đáng để phát triển các sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch ở khu vực này.

_ Khu An Phụ- Kính Chủ: Đã được quy hoạch chi tiết cho khu An Phụ là 23,1363ha; khu Kính Chủ là 105,1686ha. Tuy nhiên hiện nay, khu An Phụ- Kính Chủ chưa được đầu tư nên vẫn đang khai thác ở dạng tự nhiên đón khách với mục đích tâm linh tham quan đền chùa là chính. Ở đây chưa có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nên mặc dù hấp dẫn về cảnh quan nhưng chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ còn thấp, chưa đồng bộ, chưa thu hút được khách du lịch thuần túy. Cần có nguồn vốn đầu tư của nhà nước váo cơ sở hạ tầng du lịch cơ chế thu hút đầu tư các thành phần kinh tế váo các dự án thành phần.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 74 _ Khu du lịch Thành phố Hải Dương: Thành phố Hải Dương hiện có hai khu du lịch được quy hoạch chi tiết là khu du lịch Hải Hà và khu du lịch Đảo Ngọc. Tại khu Hải Hà đã triển khai và đưa vào vận hành một số dịch vụ giải trí, thể thao như bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ khiêu vũ, biệt thự cho thuê…còn khu du lịch Đảo Ngọc mới đang đầu tư hạ tầng giao thông.

Hoạt động du lịch chủ yếu hiện nay là du lịch MICE, các giải thể thao kết hợp với tham quan di tích lịch sử, làng nghề truyền thống…Cơ sở vật chât kỹ thuật hạ tầng khá đầy đủ.

_ Điểm du lịch sinh thái Đảo Cò Chi Lăng Nam: Đã có quy hoạch chi tiết, tông diệm tích quy hoạch là 67,1ha. Cũng như khu An Phụ- Kính Chủ, khu du lịch này chưa đuợc đầu tư quy hoạch chi tiết và đang được khai thác ở dạng tự nhiên. Khu vực này lúc bình minh và hoàng hôn diễn ra cảnh

“giao ca” khá sinh động giữa cò và vạc nên khách thường tham quan vào buổi chiều tối vào sáng sớm khi khách có nhu cầu nghỉ lại. Nhưng điểm yếu ở đây là chưa có hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ khách lưu trú qua đêm nên lượng khách đến với đảo Cò còn ít, chủ yếu là khách quanh vùng có thể đi về trong ngày, đối tượng khách chủ yếu là học sinh, sinh viên.

Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, làng quê đang hình thành điểm du lịch như làng Gốm Chu Đậu, Di tích Đền Cao, Văn Miếu Mao Điền, đền Tranh, làng múa rối nước Hồng Phong…Nhìn chung ở những điểm du lịch này còn thiếu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch và dịch vụ như nơi đón tiếp khách, khách sạn, khu vui chơi giải trí…nên mức độ hấp dẫn khách du lịch còn thấp.

2.2.2.2. Các tuyến du lịch

Vị trí du lịch của Hải Dương nằm trong vùng phụ cận trung tâm du lịch Hà Nội và mối quan hệ mang tính liên vùng du lịch với các tỉnh trong khu vực nên đã hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh.

Tuyến du lịch liên tỉnh:

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 75

 Hải Dương- quốc lộ 18- Hạ Long- cửa khẩu quốc tế Móng Cái- Trung Quốc.

 Hải Dương- Bắc Ninh- Lạng Sơn- cửa khẩu Hữu Nghị- Trung Quốc.

 Hải Dương- Hải Phòng

 Hải Dương- Bắc Giang- Lạng Sơn

Tuyến du lịch nội tỉnh:

 Tuyến du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc, Kính Chủ- An Phụ

 Tuyến du lịch sinh thái thăm làng Cò Chi Lăng Nam, đền Quát, đền Tranh, Làng Cúc Bồ

 Tuyến du lịch thăm làng tiến sỹ Mộ Trạch, Văn Miếu Mao Điền

 Tuyến du lịch tổng hợp thăm các di tích lịch sử, làng nghề, các điểm du lịch sinh thái…

Trên các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh có rất nhiều các điểm du lịch và các trung tâm dịch dừng chân mua sắm, nhưng do các điểm du lịch của Hải Dương còn chưa hấp dẫn nên chủ yếu khách chỉ dừng chân trên quốc lộ 18 và đường 5A để ăn uống, mua sắm.

Thực trạng khu, tuyến điểm du lịch cho thấy hệ thống sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hoàn chỉnh, chất lượng sản phẩm thấp, kém hấp dẫn và không có khả năng cạnh tranh.

Nhìn chung việc quảng bá sản phẩm du lịch nói chung và chương trình du lịch trọn gói nói riêng còn hạn chế cả về quy mô, tính chuyên nghiệp do ngân sách đầu tư dành cho hoạt động cón quá nhỏ. Việc quyết định tổ chức còn mang tính bị động, do chưa có cơ chế rõ ràng.

Sản phẩm du lịch- chương trình du lịc trọn gói: theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, sản phẩm Du lịch Việt Nam (trong đó có Hải Dương) còn hạn chế, dực chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 76 cái sẵn có, chưa thể hiện ưu thế trên thị trường, chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch còn thấp.

2.2.3. Hiện trạng về hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Trong tài liệu PHỤ LỤC (Trang 72-76)