• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Sau bài học, HS có thể:

- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam.

- Trình bày được một số đặc điểm cuả sông ngòi Việt Nam.

- Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.

- Nhận biết được mối quan hệ địa lí khí hậu - sông ngòi (một cách đơn giản).

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng chỉ bản đồ.

3. Thái độ: GDHS

- Bảo vệ môi trường trách những thiệt hại do sông ngòi gây ra.

* GVBVMT: qua mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi, GDHS ý thức khắc phục tác hại của sông ngòi.

* TKNL: Biết cách khai thác và sử dụng nguồn nước một cách hợp lí để TKNL II. CHUẨN BỊ

- GV: máy tính, máy chiếu( Bản đồ địa lí tự nhiên VN) Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- Gọi 2 HS lên bảng TLCH:

+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau ntn ?

+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và SX của nhân dân ta ?

- GVNX, đánh giá.

- HS1

+ Nói chung là nóng, trừ một số vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm. Nước ta có nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.

+ Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền bắc có mùa đông lanh, mưa phùn. Miền Nam nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt .

- HS2:

+Khí hậu nóng, mưa nhiều giúp cây cối dễ phát triển.

-Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.

- Mùa khô kéo dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

Trong bài học địa lí hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở VN và tác động của nó đến đời sống và SX của nhân dân.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b. Hoạt động 1 (11-12')

- Y/c HS quan sát lược đồ sông ngòi VN và hỏi HS: Đây là lược đồ gì ? Lược đồ này dùng để làm gì ?( máy chiếu lược đồ sông ngòi VN)

- Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và NX về hệ thống sông của nước ta theo các câu hỏi sau:

+ Nước ta có nhiều hay ít sông ? Chúng phân bố ở đâu ? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của VN ?

+ Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.

+ Sông ngòi miền Trung có đặc điểm

1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa

+ Lược đồ sông ngòi VN, được dùng để NX về mạng lưới sông ngòi.

- HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ, đọc SGK và TLCH của GV.

+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước -> Kết luận: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.

+ Các sông lớn ở nước ta là: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, …ở miền Bắc;

sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,…

ở miền Nam; sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng,… ở miền Trung.

(Dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển)

+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn

gì ? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó ?

+ Ở địa phương ta có những dòng sông nào ?

+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?

* Màu nâu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo nên. Vì

3

4DT nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống sông làm cho sông có nhiều phù sa.

+ Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm được về sông ngòi VN.

GVKL:Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.

c. Hoạt động 2 (10’)

* GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê sau (GV kẻ sẵn mẫu bảng thống kê lên bảng phụ, HS quan sát )

và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.

+ Nước sông có màu nâu đỏ.

+ Dày đặc. Phân bố rộng khắp cả nước.

Có nhiều phù sa

2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS, cùng đọc SGK trao đổi và hoàn thành bảng thống kê.

Thời gian Lượng nước ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa Nước nhiều, dâng lên

nhanh chóng

Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân…

Mùa khô Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông

Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và SX nông nghiệp, SX thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu ?

+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào mùa mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạ thấp, trơ ra lòng sông.

* Máy chiếu sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi : Mùa

mưa

Mưa to, mưa nhiều

Nước sông nhiều

Nước sông

thay đổi theo Khí

hậu

mùa Mùa

khô

Ít mưa, khô hạn

Nước sông ít

* Sự thay đổi lượng mưa theo mùa của khí hậu VN đã làm chế độ nước của các dòng sông ở VN cũng thay đổi theo mùa. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta như: ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, đe dọa mùa màng và đời sống của nhân dân ở ven sông.

d. Hoạt động 3: (7’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi.

- Y/c HS chia thành 2 đội, mỗi đội 5HS lên tiến hành chơi.

- Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.

- NX và tuyên dương nhóm thắng cuộc.

+ Để phát huy hết tiềm năng của sông ngòi và hạn chế những thiệt hại do sông ngòi gây ra chúng ta nên làm gì?

3. Vai trò của sông ngòi

+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và SX.

+ Là nguồn thủy điện.

+ Là đường giao thông.

+ Là nơi cung cấp thủy sản như tôm, cá,…

+ Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản…

* Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?

+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Vùng biển nước ta.

- HD học ở nhà: học bài và TLCH. Nhận xét giờ học.

PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM Bài 4: VẬN TỐC (Tiết 2) LeGo Education Wedo 2.0 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Học sinh sẽ nắm được các thành phần thiết bị của Robot Wedo 2.0.

+ Các kiến thức lập trình.

2. Kĩ năng

+ Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

+ Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

+ Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3. Thái độ:

+ Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

+ Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

+ Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng wedo 2.0.

- Bảng thông minh - Máy tính bảng - Bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Thầy 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Tiết học hôm trước các con đã học bài gì ? - Hãy nêu tên gọi, chức năng, công dụng của các bộ thiết bị trong chủ đề Khoa học vật lí?

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Hôm nay cô và các con sẽ tiếp tục tìm hiểu về chủ đề Khoa học vật lí. Bài: Vận tốc (Tiết 2) 2. Tìm hiểu nội dung bài:

- Hình thức hoạt động: cả lớp.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm hiểu về “Vận tốc”.

a) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.

b) Nội dung (sử dụng ngay trên phần mềm Wedo):

Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp, làm việc nhóm.

- Trình chiếu video về sản phẩm (video trên phần mềm).

Hoạt động của Trò HS trả lời:

- Tiết trước các con học bài vận tốc

- HS giới thiệu lại.

- Hs lắng nghe, theo dõi

- Lắp ghép Robot “Xe đua” theo hướng dẫn trên phần mềm.

- Kết nối bộ điều khiển trung tâm với máy tính bảng.

- Tạo chương trình điều khiển Robot:

+ Cho các nhóm thảo luận để phân tích các khối chức năng và cho biết kết quả sau khi chạy chương trình

+ Các nhóm tiến hành tạo chương trình và thực nghiệm kiểm tra kết quả.

+ Các nhóm trình bày về Robot vừa tạo, các nhóm tự đánh giá phần trình bày cho nhau.

+ Cho chạy 3 lần mẫu Robot vừa tạo (Mẫu ban đầu).

+ Móc nối động động cơ với bánh xe nhỏ và chạy 3 lần (Thử nghiệm).

+ Dự đoán Xe đua ban đầu với xe đua thử nghiệm, xe nào chạy nhanh hơn

+ Kiểm tra kết quả bằng cách cho 2 xe của 2 nhóm thi đấu với nhau (1 móc nối với bánh to, 1 móc nối với bánh nhỏ)

3. Lắp ghép mô hình xe đua

Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị và giới thiệu từng thành phần của bộ thiết bị, mỗi khi giới thiệu đến thành phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.

- Tổ chức hoạt động tương tác: phân loại các thành phần của bộ thiết bị.

- Lắp ghép Robot “Xe đua” theo hướng dẫn trên phần mềm theo các bước. (30p )

- Hs thực hiện các bước.

- GV yêu cầu tổ trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

- Lưu ý các nhóm xong có tín hiệu báo

- Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo

- Tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Hs thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy giáo