• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 (30/9 – 4/10/2019)

NS: 26/9/2019 NG: Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng

Toán

TIẾT 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.

- Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng tóm tắt và giải toán có lời văn.

3. Thái độ: GDHS

- Yêu thích môn học thông qua các yếu tố gắn với thực tế của bài toán.

II. BÀI MỚI

1. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Bài Ôn tập về giải toán - GV thu VBT của 5HS kiểm tra và nhận xét.

+ Muốn tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó ta làm ntn ? 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết dạy.

b. Tìm hiểu bài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b.1. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (15')

* Ví dụ

- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.

+ 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?

+ 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?

+ 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?

+ 8 km gấp mấy 4 km ?

+ Khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ? + 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km ?

+ 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần ? + 12 km so với 4km thì gấp mấy lần ? + Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ 1 giờ người đó đi được 4km.

+ 2 giờ người đó đi được 8 km.

+ 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.

+ 8km gấp 4km 2 lần.

+ Khi thời gian đi gấp lần 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.

+ 3 giờ người đó đi được 12km.

+ 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.

+ 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.

+ Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.

(2)

+ Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?

- GV: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần

- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải toán.

* Bài toán

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho em biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.

- GV cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp.

* Giải bằng cách rút về đơn vị.

+ Biết 2 giờ ôtô đi được 90km, làm thế nào để tính được số ki-lô-mét ôtô đi được trong 1 giờ ?

+ Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km ôtô đi được trong 4 giờ?

+ Như vậy để tính được số km ôtô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào ? + Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ?

- GV nêu : Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị.

* Giải bằng cách tìm tỉ số

+ So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần ? + Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được ? Vì sao ?

+ Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?

- GV nêu : Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ s?

- HS trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS nghe và nêu lại kết luận.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, các HS khác đọc thầm trong SGK.

+ 2 giờ ôtô đi :90km.

+ 4 giờ ôtô đi : …. km?

- HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.

- HS trình bày cách giải của mình trước lớp, sau đó trình bày Bài giải.

+ Lấy 90 km chia cho 2.

+ Một giờ ô tô đi được 90 : 2 = 45 (km) - HS nêu :

Trong 4 giờ ôtô đi được 45 4 = 180 (km) + Tìm số km ôtô đi trong 1 giờ.

Lấy số km ôtô đi trong 1 giờ xi 4.

+ Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần

+ Số lần 4 giờ gấp 2 giờ : 4 : 2 = 2 (lần) + Quãng đường 4 giờ đi được sẽ gấp 2 lần quãng đường 2 giờ đi được, vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

+ Trong 4 giờ đi được

90 2 = 180 (km)

- Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.

- Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được.

- HS trình bày Bài giải như SGK vào

(3)

b.2. Hướng dẫn làm BT Bài 1 (7-8’)

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Muốn tìm được mua 7m vải hết bao nhiêu tiền em làm ntn ?

+ Bài toán này thuộc dạng toán gì?

- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV nhận xét.

Bài 2 (4’)

- Gọi 1HS đọc đề bài toán.

+ BT cho biết gì? BT hỏi gì?

+ BT thuộc dạng toán gì?

- Y/c HS làm vở, 1HS lên bảng làm bài.

- GVNX, chữa bài

+ Khi số ngày tăng lên thì số cây trồng sẽ ntn ?

vở.

1. Tóm tắt

5m vải: 80 000 đồng.

7m vải đó: ….. đồng?

- Dạng toán: Rút về đơn vị

- 1HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Mua 1m vải hết số tiền là :

80 000 : 5 = 16 000 (đồng) Mua 7 m vải đó hết số tiền là :

16 000 7 = 1120 000 (đồng) ĐS: 1120 000 đồng 2.

Bài giải

12 ngày gấp 3 ngày số lần là:

12 : 3 = 4 (lần)

Trong 21 ngày đội đó trồng được số cây là: 1200 4 = 4800 (cây) ĐS: 4800 cây 4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Hãy nêu các bước trong bài toán “rút về đơn vị” ( ‘Tìm tỉ số )

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Luyện tập. HD học ở nhà: ôn luyện lại bài.

- Nhận xét giờ học.

Tập đọc

TIẾT 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc đúng: các tên người, tên địa lí nước ngoài, truyền thuyết, mạng sống.

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng các từ ngữ, các dấu câu, các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trầm buồn - Đọc - hiểu:

+ Các TN: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

(4)

+ Hiểu ND: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới

2. Kỹ năng

- Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GDHS

- Yêu mến hòa bình, ghét chiến tranh

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI - Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)

III. CHUẨN BỊ

- GV: máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Bài Lòng dân (tiếp theo) - Gọi 1 nhóm HS phân vai đọc vở kịch

Lòng dân.

+ Nội dung của vở kịch là gì ?

+ Tại sao vở kịch lại có tên là Lòng dân ?

-GV nhận xét, đánh giá.

+ Vở kịch ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

+ Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Cánh chim hoà bình.(Máy chiếu)

* Mọi người dân trên toàn thế giới rất yêu hoà bình, họ sẵn sàng xả thân vì cách mạng, vì hoà bình, vì độc lập cảu dân tộc, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Ước mơ hoà bình thể hiện rõ trong chủ điểm Cánh chim hoà bình mà các em bắt đầu học hôm nay.

- Y/c HS quan sát tranh minh hoạ SGK.

+Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì?

(Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.)

- GV: Đây là cô bé Xa- da- cô Xa- Xa- ki người Nhật. Bạn gấp những con chim làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới

b. HD tìm hiểu bài và luyện đọc

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b.1. Hướng dẫn luyện đọc (10-11’) - Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài - GV chia đoạn

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn + Lần 1

+ Đoạn 1: Ngày 16-7-1945 ... Nhật Bản.

+ Đoạn 2: Hai quả bom … nguyên tử + Đoạn 3: Khi Hi -rô- si- ma … 644 con.

(5)

- Sửa phát âm - Luyện đọc câu - Đọc thầm chú giải + Lần 2

- Sửa phát âm

- Giải nghĩa từ: chú giải + Lần 3: Nhận xét

- Y/c HS luyện đọc theo nhóm bàn - GV đọc mẫu

b.2. Tìm hiểu bài (12’) Đoạn 1, 2

+ Xa- xa- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?

+ Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?

+ Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?

( Máy chiếu hình ảnh bom nguyên tử, Phóng xạ nguyên tử)

+ Phóng xạ là gì?

- Ghi bảng: cướp đi mạng sống gần nửa triệu người; năm 1951: thêm gần 100 nghìn người chết

+ Đoạn 4: Xúc động trước cái chết … mãi mãi hòa bình.

- Nằm trong...viện/ nhẩm đếm...nói rằng/ ...một nghìn...khỏi bệnh.( Máy chiếu) - Nhưng Xa-da-cô chết/ ....644 con.

- Chú giải : SGK

1. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra + Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

+ Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh nhiều lần bom thường.

+ Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ + Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.

)

- GV: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Khi 2 quả bom vừa ném xuống, thành phố Hi – rô – si – ma và Na – ga – da – ki bị tàn phá nặng nề, tất cả chỉ còn là những đống đổ nát, nửa triệu người chết ngay lúc đó, số nạn nhân chết dần trong khoảng 6 năm do nhiễm phóng xạ nguyên tử gần 100 000 người. Xa – da – cô và nhiều người khác 10 năm sau mới phát bệnh, phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau. Thảm họa đó thật khủng khiếp.

Đoạn 3

+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa-da-cô mới mắc bệnh?

+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?

+ Vì sao Xa-da-cô lại tin như thế?

+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn

3. Khát vọng sống của Xa-xa-cô +10 năm sau

+ Bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.

+ Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác.

+ Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp

(6)

kết với Xa- da- cô ?

- Ghi bảng: gấp sếu: mong muốn khỏi bệnh, được sống; các bạn nhỏ: gấp sếu gửi cho Xa – xa - cô

Đoạn 4

+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?

- Ghi bảng: quyên góp tiền xây dựng tượng đài

+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?

+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

* Nội dung chính của bài là gì?

c. Luyện đọc diễn cảm (10’) - Y/c HS đọc nối tiếp bài một lượt.

+ Bài đọc với giọng như thế nào?

- HD đọc diễn cảm đoạn: Khi Hi-rô-si- ma...644 con. ( Máy chiếu hình ảnh đoạn đọc diễn cảm)

+ Gọi 1 HS đọc đoạn văn

+ Theo em để đọc đoạn văn cho hay ta cần nhấn giọng những từ ngữ nào?

+ Gọi HS đọc thể hiện - Nhận xét.

+ Y/c HS luyện đọc cá nhân.

+ T/c thi đọc diễn cảm.

+ GV nhận xét.

những con sếu và gửi tới cho Xa- xa- cô.

4. Ước vọng hòa bình của trẻ em thành phố Hi – rô - si – ma.

+ Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình

+ Chúng tôi căm ghét chiến tranh

+ Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết....

+ Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

Ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

- Đ1: đọc to rõ ràng - Đ2: giọng trầm buồn

- Đ3: giọng thương cảm chậm rãi xúc động.

- Đ4: giọng trầm, chậm rãi.

- may mắn, phóng xạ, lâm bệnh nặng, nhẩm đếm, một nghìn, lặng lẽ, toàn nước Nhật, chết.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, VN chúng ta bị ném những loại bom gì và hậu quả của chúng ra sao?

+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Bài ca về trái đất.

(7)

- HD học ở nhà: luyện đọc bài và TLCH.

- Nhận xét giờ học.

Khoa học

Tiết 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

- Xác định bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.

- Nhận thấy được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người.

2. Kỹ năng: Nắm được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già và nắm được bản thân mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.

3. Thái độ: GDHS:

- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của bản thân và nhắc nhở những người xung quanh.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kỹ năng tự nhận thức và xác định giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.

III. CHUẨN BỊ

- GV: máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Bài Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Gọi 2 HS lên bảng trình bày

+ Nêu các giai đoạn phát triển của cơ thể từ lúc mơí sinh đến tuổi dậy thì?

Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ấy.

- GVNX, đánh giá.

Dưới 3 tuổi

Biết tên mình, nhận ra mình trong gương, nhận ra quần áo, đồ chơi...

Từ 3 tuổi đến 6 tuổi

Hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, vẽ, chơi trò chơi, giàu trí tưởng tượng.

Từ 6 tuổi đến 10 tuổi

Cấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh.

Tuổi dậy thì

- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.

- Cơ quan sinh dục phát triển...

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

*Cuộc đời mỗi người chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Bài học hôm nay đã giúp các em có thêm kiến thức về giai đoạn phát triẻn từ tuổi vị thành niên đển tuổi già.

(8)

b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (12’)

Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổ trưởng thành, tuổi già.

Tiến hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK và nêu yêu cầu:

+ Tranh minh họa giai đoạn nào của con người ?

+ Nêu 1 số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó. (Cơ thể của con người ở giai đoạn đó phát triển ntn ? Con người có thể làm những việc gì?)

- GVNX kết quả thảo luận của HS, - Cho HS kết hợp cả kết quả thảo luận và SGK để nêu lại đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của con người.( Máy chiếu bảng tổng hợp)

- HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK - 1nhóm hoàn thành phiếu sớm dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 3HS lần lượt đọc trước lớp đặc điểm của 3 giai đoạn: tuổi vị thành niên, tuổi

trưởng thành, tuổi già.

Giai đoạn

Hình minh họa

Đặc điểm nổi bật 1.Tuổi vị thành

niên

Từ 10 đến 19 tuổi

1

Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.

Như vậy tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.

2.Tuổi trưởng thành

Từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi

2, 3

Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất. Các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện. Lúc này chúng ta có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Tuổi già Từ 60 hoặc 65 tuổi

trở lên

4

Khi con người bước vào giai đoạn này, cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên ở tuổi này chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều đọ và tham gia các hoạt động xã hội.

* Ở VN, Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên từ 10-10 tuổi.

c. Hoạt động 2: Trò chơi: “ Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” (8’) Mục tiêu:

(9)

- Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên.

- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.

Tiến hành

- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm:

+ Họ là ai ? Làm nghề gì ? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? Giai đoạn này có đặc điểm gì ?

- NX, khen ngợi những HS ghi nhớ ngay nội dung bài học, giới thiệu hay, có hiểu biết về các giai đoạn của con người.

d. Hoạt động 3: Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người (10’)

-Yêu cầu HS làm việc theo cặp và trao đổi, thảo luận, TLCH:

+ Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì ?

- Gọi HS và GV nhận xét

-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị ảnh của các thành viên.

- 4 HS giới thiệu trước lớp.

VD: Đây là anh trai tôi, anh đang ở giai đoạn trưởng thành. Anh đã trở thành người lớn cả về mặt sinh học và xã hội. Anh có thể vừa đi học vừa đi làm. Anh có thee tự chịu trách nhiệm về bản thân, gia đình và xã hội.

+ Giúp chúng ta hình dung được sự phá triển của cơ thể về vật chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra ntn. Từ đó chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không hề sợ hãi, bối rối,… đông thời giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người.

* Các em đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là tuổi dậy thì. Biết được đặc điểm của mỗi giai đoạn rất có ích lợi cho cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, biết được đặc điểm của tuổi dậy thì cũng như đặc điểm của tuổi vị thành niên giúp chúng ta hình dung được sự phá triển của cơ thể về vật chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra ntn. Từ đó chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không hề sợ hãi, bối rối,… đông thời giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Cuộc đời con người chia thành mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào ?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Vệ sinh tuổi dậy thì (sưu tầm một số thông tin về tuổi dậy thì)

- HD học ở nhà: ôn nội dung chính bài vừa học.

Buổi chiều

Lịch sử

TIẾT 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ 19 ĐẦU THẾ KỈ 20

(10)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học HS nêu được:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan.

3. Thái độ: GDHS

- Lòng yêu nước, có ý thức chống lại những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

II. CHUẨN BỊ

- GV + HS: Máy tính, máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Bài Cuộc phản công ở kinh thành Huế + Cuộc phản công diễn ra như thế

nào?

+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?

Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì ? Việc làm đó có ý nghĩa ntn với phong trào chông Pháp cuả nhân dân ta ?

-GV nhận xét, đánh giá.

+ Đêm mồng 5-7-1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng thần công, quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và toà Khâm Sứ Pháp. Bị bất ngờ quân Pháp bối rối, nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm ..

+ Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu Đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Tại đây, ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và hỏi:

+ Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

- GV: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội đất nước ta. Vậy cụ thể sự biến đổi này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b. Hoạt động 1 (15')

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc sách, quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi sau:

1. Những thay đổi của nên kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

(11)

+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?

+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta?

Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào mới?

+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?

- GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp

+ Trước khi thực dân pháp xâm lược , nền kinh tế Việt Nam dựa vào nền nông nghiệp là chủ yếu .Bên cạnh đó là thủ công nghiệp cũng phát triển như một số ngành dệt , gốm , đúc đồng ....

+ Chúng khai thác khoáng sản của đất nước ta như khai thác than (QN) thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), bạc ở Ngân Sơn (Bắc Cạn ), vàng ở Bồng Liêu ....

Chúng xây dựng các nhà máy điện . nước xi măng, dệt để để bóc lột người lao động nước ta bằng đồng lương rẻ mạt

Chúng cướp đất của nông dân để xây dựng đồn điền, trồng cà phê, chè ....

+ Người Pháp là những người được hưởng nguồn lợi của sự phát triển kinh tế

- GV chốt: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

c. Hoạt động 2 (14')

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?

+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?

+ Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.

2. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân.

+ Xã hội Việt Nam có hai giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân

+ Sự xuất hiện của các nghành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội bộ máy cai trị thuộc điạ hình thành , thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như; viên chức, trí thức....

+ Nông dân Việt Nam bị mất ruộng đất, đói nghèo phải làm việc trong các nhà máy xí nghiệp , đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng khổ cực

- GV chốt: Trước đây xã hội VN chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức… Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

(12)

+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào? Đời sống nhân dân ta ntn?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.

- HD học ở nhà: đọc bài và TLCH.

- Nhận xét giờ học.

Chính tả

TIẾT 4:

ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nghe – viết đúng, đẹp bài văn Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.

- Luyện tập về mô hình cấu tạo vần và quy ắc đánh dấu thanh trong tiếng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đánh dấu thanh khi viết 3. Thái độ: GDHS

- Ý thức luyện viết đúng và đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Mô hình cấu tạo vần viết sẵn vào 2 tờ giấy khổ to, bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4-5’)

- Gọi 2HS lên bảng viết phần vần của các tiếng trong câu “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình” vào bảng cấu tạo vần.

+ Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào ?

+ Dấu thanh được đặt ở đâu trong tiếng ?

- GV nhận xét.

- 2 HS làm trên bảng lớp

+ Phần vần của tiếng gồm : Âm đệm, âm chính, âm cuối

+ Dấu thanh được đặt ở âm chính 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- GV: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ và thực hành luyện tập về cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b. HD viết chính tả

b.1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết (3’)

- GV đọc nội dung bài chính tả

+ Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta ?

+ Chi tiết nào cho thấy Phrăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước VN ?

+ Vì ông nhận rõ tín chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Bị địch bắt, bị dụ dỗ, tra khảo, nhưng ông nhất định không khai.

(13)

+ Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ ?

b.2. HD viết từ khó (3’)

- Yêu cầu HS nêu từ khó dễ lẫn.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

b.3. Viết chính tả (14-15’)

- Y/c HS nghe đọc để viết đoạn văn.

b.4. Soát lỗi, kiểm tra, nhận xét bài (3’)

b.5. HD làm bài tập Bài 1 (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- Nhận xét bài và chốt lại kết quả đúng.

- GVKL: cấu tạo vần

Bài 2 (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Y/c HS làm bài vào VBT - Y/c 1HS lên bảng làm bài.

+ Dấu thanh đặt ở đâu ?

+ Tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau ?

- Gọi HSNX bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét, kết kuận.

+ Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa.

+ Vì Phrăng Đơ Bô-en là người lính Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân ta yêu thương gọi anh là Bộ đội Cụ Hồ.

VD: Phrăng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ, chính nghĩa.

- HS viết vào nháp- 1HS viết bảng lớp.

- HS viết chính tả

- HS tự soát lỗi hoặc đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra giấy nháp.

1.Chép vần của các tiếng in đậm ….

+ Về cấu tạo 2 tiếng chiến và nghĩa:

Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái.

Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.

Tiếng Vần

Â.đệm Â.chính Â.cuối

Nghĩa ia

Chiến iê n

2.Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiềng trên

+ Dấu thanh được đặt ở âm chính.

+ Tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.

+ Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.

+ Các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm

- GVKL: khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm. VD: mía, phía,… còn các tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.

VD: kiến, tiến lên, tiên tiến,…

(14)

3. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Một chuyên gia máy xúc.

- HD học ở nhà: luyện viết đúng. Nhận xét giờ học.

Đạo đức

TIẾT 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Học sinh hiểu rằng mỗi người cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù là vô ý.

- Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác khi đã gây ra lỗi. Trẻ em có quyền tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.

2. Kỹ năng

- Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.

- Phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả, ảnh hưởng xấu cho ngời khác.

- Biết thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm trước những hành động không đúng của mình, không đổ lỗi cho người khác…

3. Thái độ: GDHS

- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

- Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.

- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngời khác…

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cần nhắc trước khi nói và hành động; khi làm sai điều gì biết nhận và sửa chữa)

- Kỹ năng kiên định bảo vệ những ý kiến và việc làm đúng của bản thân.

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác)

III. CHUẨN BỊ - GV: phiếu bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Có trách nhiệm về việc làm của mình + Gọi 2 HS lên bảng trả lời

+ Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

b. Hoạt động 1: Noi theo gương sáng (7')

(15)

- GV tổ chức hoạt động cả lớp:

+ Yêu cầu HS kể trước lớp về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết.

- GV gợi ý cho HS trình tự kể:

Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?

Bạn đã làm gì sau đó?

Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?

- GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình.

c. Hoạt động 2: HànHành động của em (6’) - GV tổ chức hoạt động theo nhóm:

+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:

1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?

2. Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.

3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?

4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?

d. Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai (16')

- GV tổ chức theo nhóm cặp đôi.

- GV đưa ra tình huống.

+ Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.

+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường?

- Y/c HS hoạt động cặp đôi theo

Đáp án:

1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo… xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng.

2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi.

3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.

4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.

+ Nhắc nhở bạn Hùng không nên làm như vậy. Hỏi bạn Hùng nếu bạn khác làm và đổ tội cho bạn bạn sẽ nghĩ gì? ->

Khuyên bạn nên nhận lỗi và xin lỗi.

+ Khuyên bạn không nên làm như thê, rủ bạn cùng đi nhặt rác trên sân trường.

(16)

hướng dẫn:

- GV Yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống.

- GV gọi 3 nhóm lên thể hiện trước lớp.

- GV cho HS nhận xét cách giải quyết đúng và hợp lý nhất.

- GV động viên HS.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV:Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó sẽ dễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quý trọng.

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Có chí thì nên (T1)

- HD học ở nhà: đọc bài và TLCH trong bài. Nhận xét giờ học.

NS: 27/9/2019 NG: Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2019 I. MỤC TIÊU

Toán

Tiết 17: LUYỆN TẬP

1. Kiến thức

- Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.

3. Thái độ: GDHS - Yêu thích môn học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2. Kiểm tra bài cũ (4-5’): Bài Ôn tập bổ sung về giải toán - Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập 1, 3-

VBT

- GV nhận xét, đánh giá

1

Mua 1m vải hết số tiền là : 90000 : 6= 15000 (đồng) Mua 10m vải loại đó hết số tiền là :

15000 10 = 150000 (đồng) Đáp số: 150000 đồng 2.

Bài giải

21 ngày gấp 7 ngày số lần là:

21 : 7 = 3 (lần)

Số cây đội đó trồng trong 12 ngày là:

1000 3 = 3000 (cây) Đáp số: 3000 cây

(17)

3. Bài mới

a Giới thiệu bài (1’)

* Ở tiết học trước các em đã được làm quen với bài toán liên quan đến tỉ lệ. Trong giờ học này cô và chúng ta cùng đi giải một số bài toán ở dạng đó qua tiết luyện tập.

b. Hướng dẫn HS làm BT

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bài 1 (7-8’)

- Gọi 1HS đọc đề bài toán.

+ BT cho em biết gì ? + BT hỏi gì ?

+ BT thuộc dạng toán gì ?

+ Biết mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Muốn tìm mua 30 quyển vở hết bao nhiêu tiền em làm ntn ?

-Yêu cầu HS tóm tắt BT rồi làm bài.

- GV gọi 1HS lên bảng làm bài.

- GV cùng HSNX, chữa bài.

+ Trong hai bước tính của bài, bước nào gọi là bước rút về đơn vị?

Bài 3 (7-8’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Theo em khi số học sinh tăng lên thì số ôtô cần để chở các em ít đi hay nhiều lên.

- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài?

- Nhận xét- chữa bài, chốt nhất bài làm đúng.

+ Em đã giải bài toán bằng cách nào?

Bài 4 (6-7’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS tự làm bài, chữa.

- Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận

1.

Tóm tắt

12 quyển: 24 000 đồng 30 quyển: … đồng ?

Bài giải

Mua 1 quyển vở hết số tiền là:

24 000 : 12 = 2000 (đồng) Mua 21 quyển vở hết số tiền là:

2000 30 = 60 000 (đồng) ĐS: 60 000 đồng 3

Tóm tắt:

120 học sinh : 3 ô tô 160 học sinh:...ô tô?

Bài giải

Mỗi ô tô chở được số học sinh là:

120 : 3 = 40 (học sinh) Số ô tô cần chở 160 học sinh là:

160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 40 ô tô.

- Cách: rút về đơn vị 4.

Tóm tắt:

2 ngày: 72 000đồng 5 ngày:....đồng?

Bài giải

Số tiền công được trả trong một ngày làm là:

72 000 : 2 = 36 000 (đồng)

(18)

được, biết mức trả công một ngày không đổi?

+ Đã giải bài toán bằng cách nào?

Số tiền công được trả trong 5 ngày là:

36 000 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 đồng.

- Cách: rút về đơn vị 4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Bài toán liên quan đến tỉ lệ em có thể giải bằng những cách nào?

- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Ôn tập bổ sung về giải toán.

- HD học ở nhà: luyện giải các bài toán bằng hai cách. Nhận xét giờ học.

Luyện từ và câu

TIẾT 7: TỪ TRÁI NGHĨA

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.

- Hiểu nghĩa của 1 số cặp từ trái nghĩa.

- Tìm được từ trái nghĩa trong câu văn.

- Sử dụng từ trái nghĩa: tìm từ trái nghĩa, đặt câu với từ trái nghĩa 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng từ trái nghĩa khi đặt viết câu.

3. Thái độ: GDHS - Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- Gọi 2 HS lên bảng tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau :

+ Mênh mông + Vắng vẻ

+ Đặt câu với 1 từ đồng nghĩa tìm được?

-GV nhận xét.

- Mênh mông: rộng lớn ; bát ngát ; bao la ; thênh thang ..

- vắng vẻ ; hưu quạnh ; vắng teo ; vắng ngắt ; hưu hắt

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

* GV: Ở tiết học trước các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và biết tìm các VD về từ đồng nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là từ như thế nào bài học ngày hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b. Phần nhận xét (12’) - Y/c HS đọc đề bài.

- Y/c HS đọc đoạn văn và nêu từ in đậm + Hãy nêu nghĩa của từ “chính nghĩa” và

1.So sánh nghĩa của các từ in đậm:

+ Từ phi nghĩa và từ trái nghĩa

+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí, điều

(19)

“phi nghĩa”?

- Gọi HS trình bày bài trước lớp.

+ Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ

“chính nghĩa” và “phi nghĩa”?

chính đáng, cao cả.

+ Phi nghĩa: trái với đạo lí.

+ Hai từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa” có nghĩa trái ngược nhau.

- GV: “Phi nghĩa” là trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa...“Chính nghĩa” là đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu.“Chính nghĩa” và “phi nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa.

+ Qua bài tập trên, em cho biết thế nào là từ trái nghĩa?

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2 - Y/c 1HS đọc câu tục ngữ.

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để làm + Trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào?

+ Tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa?

+ Em hiểu câu tục ngữ trên muốn nói lên điều gì ?

+ Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

* Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,...

đối lập nhau

+ Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ

- Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa để minh hoạ cho ghi nhớ.

c. Thực hành Bài 1 (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS chỉ cần gạch chân dưới những từ trái

+ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

2.Tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ

+ Từ trái nghĩa: chết/ sống vinh / nhục

+ Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau: sống và chết; vinh là được kính trọng, đánh giá cao, còn nhục là khinh bỉ.

+ Câu tục ngữ muốn nói thà chết trong vinh quang còn hơn là sống trong sự rẻ mạt, coi thường của mọi đời

+ Cách dùng từ trái nghĩa của câu tục ngữ làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

+ Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.

- Ghi nhớ (SGK)

.Ví dụ : gầy/ béo ; lên/ xuống ;...

1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tục ngữ dưới đây.

- Gạn đục khơi trong.

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

- Anh em như thể chân tay

(20)

nghĩa.

Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Em hãy nêu nghĩa của các câu tục ngữ; thành ngữ trên?

Bài 2 (4’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Y/c HS làm bài. 1HS làm vào bảng phụ.

- Gọi 1-2HS đọc kết quả.

*Chiếu bài làm đúng, giải nghĩa thành ngữ; tục ngữ

Bài 3 (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm theo hướng dẫn sau:

+ Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với các từ hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn (dùng từ điển).

+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho 2 nhóm.

- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng và đọc phiếu.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bài 4 (4-5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý lắng nghe và sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho HS.

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

+ Gạn đục khơi trong: Lược bỏ những cái xấu mà chắt lọc lấy cái tốt trong những con người đã từng có tội lỗi.

2. Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa trong các thành ngữ; tục ngữ dưới đây.

a) Hẹp nhà rộng bụng.

b) Xấu người, đẹp nết.

c) Trên kính, dưới nhường

3. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau

+ Hoà bình/ chiến tranh, xung đột

+ Thương yêu/ căm ghét, căm giận, căm thù, ghét bỏ, thù ghét, thù hận, ...

+ Đoàn kết/ chia rẽ, bè phái, xung khắc + Giữ gìn/ phá hoại, tàn phá, huỷ hoại

4. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa VD:

- Ông em thương yêu tất cả con cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào.

- Chúng em ai cũng yêu hoà bình. ghét chiến tranh.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Thế nào là từ trái nghĩa ? Từ trái nghĩa có tác dụng gì ? - Dặn dò: VN chuẩn bị bài Luyện tập về từ trái nghĩa

- HD học ở nhà: về nhà học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trong bài.

NS: 28/9/2019 NG: Thứ tư ngày 2 tháng 10 năm 2019

Toán

Tiết 18: ÔN TẬP BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (Tiếp theo)

(21)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Giới thiệu bài toán về quan hệ tỉ lệ (tiếp theo) 2. Kỹ năng

- Thực hành kỹ năng giải toán về quan hệ tỉ lệ.

3. Thái độ: GDHS - Yêu thích môn toán.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- GV gọi 2 HS lên bảng BT 1, 4 VBT – 22

- GV kiểm tra vở một số HS - GV nhận xét, đánh giá.

Bài 1

Mua 1 quyển vở hết số tiền là:

40 000 : 20 = 2 000 (đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là:

2 000 21 = 42 000 (đồng) Đáp số: 42 000 đồng.

Bài 2

1 tá bút =12 cái bút Số lần 6 cái bút kém 12 cái bút là

12 : 6 = 2 (lần)

Số tiền phải trả để mua 6 cái bút là:

15000 : 3 = 5 000 (đồng) Đáp số: 5 000 đồng 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (nghịch)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Ví dụ về quan hệ tỉ lệ (12’)

- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.

+ Nếu mỗi bao đựng được 5 kg thì chia hết số gạo đó chia đều vào bao nhiêu bao?

+ Nếu mỗi bao đựng 10 kg gạo thì chia hết số gạo đó chia đều vào bao nhiêu bao ?

+ Nếu mỗi bao gạo đựng được 20 kg thì số gạo đó chia đều vào mấy bao?

+ Từ kết quả chia vào bao gạo loại 10kg một bao, được 10 bao. Hãy nhận xét về

VD1

Số kg gạo ở

mỗi bao 5kg 10kg 20kg

Số bao gạo 20 bao 10 bao 5 bao + 20 bao.

+ 10 bao.

+ 5 bao

+ Khi số gạo ở mỗi bao gấp 2 lần (5->10 kg; 10->20 kg) thì số bao gạo giảm 2

(22)

mối quan hệ giữa số kg gạo ở mỗi bao và số bao gạo có được?

+ Khi số kg gấp (giảm) 2 lần thì số bao gạo gấp hay giảm; gấp (giảm) đi mấy lần?

+ Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp 4 lần thì số bao gạo gấp hay giảm; gấp(giảm) mấy lần?

- GV nêu nhận xét khái quát như SGK - Gọi HS nhắc lại.

- GV cho HS nhận xét các tình huống sau:

+ Có 10 nhãn vở, nếu chia số nhãn vở đó cho 2 HS, cho 5 HS, cho 10 HS thì mỗi HS được mấy nhãn vở ?

+ Trong trường hợp nào mỗi HS được nhiều nhãn vở nhất?

+ Nhận xét quan hệ gấp giảm giữa số người và số nhãn vở được chia?

+ Tương tự: có 16000 đồng mua truyện Kim Đồng giá 200đ, 4000đ, 8000đ một quyển. Hỏi mỗi trường hợp mua được bao nhiêu quyển truyện? Nhận xét về quan hệ gấp giảm giữa giá tiền và số quyển truyện mua được?

* Giải toán về quan hệ tỉ lệ (10’) Cách 1 (rút về đơn vị)

- GV gọi HS đọc bài toán trong SGK và nêu tóm tắt.

- GVHD nhận xét:

+ Quan hệ giữa số ngày và số người trong bài toán là quan hệ ntn?

+ Để đắp xong nền nhà trong 2 ngày cần 12 người. Muốn đắp nền xong trong 1 ngày cần bao nhiêu người?

+ Số ngày tăng 4 lần thì số người giảm đi bao nhiêu lần?

- GV: Bước tìm số người cần để làm xong nền nhà trong 1 ngày gọi là bước

lần(20->10 bao; 10->5 bao)

+ Khi số kg gạo ở mỗi bao giảm 2 lần (20->10 kg; 10->5 kg) thì số bao gấp 2 lần (từ 5->10 bao; 10->20 bao)

+ Khi số gạo ở mỗi bao gấp 4 lần (5->20kg) thì số bao gạo giảm 4 lần (20->5 bao)

- Nếu chia cho

+ 2 HS -> mỗi HS được 5 nhãn vở + 5 HS -> 2 nhãn vở + 10 HS -> 1 nhãn vở.

- chia cho 2 HS (số HS ít nhất) thì mỗi HS nhận được nhiều nhãn vở nhất.

+ Khi số HS được chia gấp lên bao nhiêu lần thì số nhãn vở của mỗi HS giảm đi bấy nhiêu lần.

+ Nếu số ngày giảm đi bao nhiêu lần thì số người gấp lên bấy nhiêu lần.

+ Nếu số ngày giảm đi 2 lần thì số người gấp lên 2 lần.

Muốn đắp xong nền nhà trong vòng 1 ngày cần số người là:

12 2 = 24 (người)

+ Nếu số ngày tăng 4 lần thì số người giảm đi 4 lần .

Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là:

(23)

“rút về đơn vị”

- GVHD trình bày bài giải theo SGK.

Cách 2: (Tìm tỉ số)

- GV cho HS nhận xét quan hệ về số ngày để kết luận quan hệ về số người trong bài toán.

+ So với 2 ngày thì 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày ?

+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp số ngày làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm thay đổi như nào?

+ Vậy để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người ?

- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

- GV nhận xét

- GV nêu : Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần gọi là bước “Tìm tỉ số”

- GVHD giải bài toán theo 2 bước:

+ Tìm quan hệ số ngày + Tính số người.

- GV lưu ý HS khi giải các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ có thể làm một trong hai cách trên.

c. Hướng dẫn làm BT Bài 1 (8’)

- GV gọi HS đọc đề bài toán và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ?

+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc một số lần thì số người cần để làm việc sẽ thay đổi thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

24 : 4 = 6 ( người)

+ Số ngày gấp lên 2 lần thì số người giảm đi 2 lần.

+ 2 lần

+ Giảm đi 2 lần

+ Để làm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần: 12 : 2 = 6 (người)

- HS chú ý lắng nghe.

1.Tóm tắt:

7 ngày : 10 người 5 ngày : ... người ?

+ Bài toán cho biết 10 người làm xong công việc trong 7 ngày, mức làm của mỗi người như nhau.

+ Bài toán hỏi số người cần để làm công việc đó trong 5 ngày.

+ Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc bao nhiêu lần thì số người cần để làm việc sẽ giảm hoặc gấp lên bấy nhiêu lần.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

(24)

- GV kết luận về lời giải đúng

+ Vì sao để tính số người cần để làm xong công việc trong 1 ngày chúng ta lại thực hiện phép nhân 10 7 ?

+ Vì sao để tính người cần để làm xong công việc trong 5 ngày chúng ta lại thực hiện phép tính 70 : 5 ?

+ Trong hai bước giải toán, bước nào gọi là bước “rút về đơn vị”

Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là :

10 7 = 70 (người)

Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là :

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số: 14 người + Vì 1 ngày kém 7 ngày 7 lần nên số người làm xong việc trong 1 ngày gấp 7 lần số người làm xong việc trong 1 ngày.

+ Vì 1 ngày kém 5 ngày 5 lần, vậy số người làm xong việc trong 1 ngày gấp số người làm xong việc trong 5 ngày 5 lần.

- Bước tìm số người cần để làm xong việc trong 1 ngày gọi là bước “rút về đơn vị”

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Nêu các bước giải của dạng toán quan hệ tỉ lệ (dạng 2) - Dặn dò: VN chuẩn bị bài Luyện tập.

- Nhận xét giờ học.

Kể chuyện

TIẾT 4: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS nghe kể và nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kỹ năng

a. Rèn kỹ năng nói

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ: HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.

b. Rèn kỹ năng nghe

- Tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

3. Thái độ: GDHS

- Ghét chiến tranh yêu hoà bình

*BVMT: Giặc Mĩ thiêu cháy, tàn sát, hủy diệt MT sống của con người.

(25)

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Thể hiện sự cảm thông sâu sắc (cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tri).

- Phản hồi lắng nghe tích cực.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- Gọi 2 em kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia nói về việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước

+ Nêu ý nghĩa về câu chuyện đó - GV nhận xét.

Tiêu chí đánh giá - Nội dung câu chuyện đúng chủ đề - Câu chuyện ngoài SGK

- Cách kể hay có phối hợp giọng điệu và cử chỉ

- Nêu đúng ý nghĩa cảu câu chuyện - Trả lời được câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho các bạn

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - GV: Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng nge kể lại bộ phim tài liệu: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy. Bộ phim đã đạt giải Con hạc vàng tại liên hoan phim châu Á năm 1999

b. Hướng dẫn kể chuyện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* HS nghe kể chuyện (6’)

- GV kể lần 1kết hợp giải nghĩa một số từ, HS nghe.

- GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ(máy chiếu)

- Tìm hiểu nội dung câu chuyện + Sau 30 năm, Mai-cơn đến VN làm gì?

+ Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ ntn ?

+ Những hành động nào chứng tỏ một số lính Mĩ vẫn còn lương tâm ?

+ Tiếng đàn của Mai-cơn nói lên

+ Ông muốn trở lại mảnh đất có bao người chịu đau thương để đánh đàn, cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

+ Chúng thiêu cháy nhà cửa, giết người hàng loạt, bắn chết 504 người.

+ Tôm-xơn, Côn-bơn, An-đrê-ốt-ta đã ngăn cản một số lính Mĩ tấn công, dùng máy bay trực thăng để cứu 10 người dân còn sống sót.

- Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi gây tội ác.

- Rô-nan sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ việc ra ánh sáng.

+ Tiếng đàn của anh nói lên lời giã từ quá

(26)

điều gì ?

* HS tập kể chuyện (18-19’)

khứ đau thương, ước vọng hòa bình.

Máy chiếu:

- Gọi HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu

- Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh bằng 1-2 câu.

- Gọi HS trình bày kết quả, nhận xét, chỉnh sửa.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng bằng bảng phụ.

- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.

- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.

- Kể từng đoạn câu chuyện nối tiếp nhau trước lớp.

- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

c. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện (4-5’)

+ Chuyện giúp bạn hiểu điều gì ?

+ Bạn có suy nghĩ gì về chiến tranh ? + Bạn có suy nghĩ gì về một số người lính Mĩ có lương tâm ?

- GV chốt ý nghĩa câu chuyện

+ Tranh 1: Đây là cựu chiến binh Mĩ Mai-cơ. Ông trở lại VN với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mỹ Lai.

+ Ảnh 2: Cảnh một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà. Tấm ảnh này do nhà báo Rô-nan chụp được.

+ Ảnh 3: Ảnh tư liệu chụp hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mỹ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội.

+ Ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi gây tội ác.

+ Ảnh 5: Ảnh tờ tạp chí Mĩ đăng tin phiên tòa xử vụ án Mỹ Lai.

+ Ảnh 6, 7: Tôm-xơn và Côn-bơn trở lại VN, gặp những người dân được họ cứu sống.

+ Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Chiến tranh thật kinh khủng, bất kì 1 cuộc chiến tranh nào cũng là phi nghĩa 4. Củng cố, dặn dò (2’)

* Chiến tranh thật kinh khủng, bất kì 1 cuộc chiến tranh nào cũng là phi nghĩa. Nó giết chết những người dân vô tội. Truyện phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.

- Dặn dò: Sưu tầm các câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh.

- HD học ở nhà:VN luyện kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- Nhận xét giờ học:

(27)

Tập đọc

TIẾT 8: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc đúng: năm châu, là nụ, là hoa, nấm, bay nào.

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng các từ ngữ, các dấu câu, các cụm từ. Nhấn giọng ở những từ gợi tả gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài - Đọc - hiểu:

+ Các TN: năm châu, khói hình nấm, bom A, bom H, hành tinh

+ Hiểu ND: kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

2. Kỹ năng

- Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GDHS: Tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình, tự do.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Những con sếu bằng giấy và nêu nội dung chính của từng đoạn.

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

- GV nhận xét.

+ Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- Cho HS quan sát tranh minh họa, nêu nội dung bức tranh.

+ Bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì? (Bức tranh gợi cho em ước mơ về 1 thế giới hòa bình cho trẻ em trên toàn thế giới)

- Cho cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình.

- GV: Bài hát mà chúng ta vừa hát được phổ nhạc từ bài thơ: Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải, nhà thơ muốn nói gì với chúng ta…bài hôm nay…

b. HD tìm hiểu bài và luyện đọc

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

b.1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài - GV chia đoạn

- Y/c HS đọc nối tiếp các khổ thơ + Lần 1

- Sửa phát âm - Luyện đọc câu

-Mỗi khổ thơ là 1 đoạn.

Trái đất này/ là của chúng mình, Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh Bồ câu ơi,/ tiếng chim gù thương mến Cùng bay nào,/ cho trái đất quay!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái

d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho... Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:.. a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được... GV giao

Giáo (sách Tiếng Việt 2,tập hai, trang 136 )tìm những từ trái nghĩa điền vào chỗ trống:. ào ào ,ngốn ngấu mạnh

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được.?. GV giao