• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết cách giữ vệ sinh và làm vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới).

- Biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

2. Kỹ năng

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì.

3. Thái độ: GDHS

- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn vệ sinh.

* BVMT : Giáo dục HS ý thức đổ nước rửa và để băng vệ sinh đã dùng vào nơi quy định.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI

- Kỹ năng nhận thức được việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

- Kỹ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.

- Kỹ năng quản lý thời gian và thuyết trình khi chơi trò “tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.

III. ĐDĐH :

- Thiết bị phòng học tương tác

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ (4-5’):

- Gọi 2HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi

+ HS1: Nêu đặc điểm của con người ở

- 2HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi

giai đoạn vị thành niên, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn tuổi già ? + HS2: Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có ích lợi gì ? - GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

* Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của con người. Sức khoẻ, thể chất và tinh thần ở giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất của mình ở giai đoạn này ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.

b. Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì (10’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?

+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.

+ Thường xuyên thay quần áo lót.

+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục.

- HS trình bày, GV chữa bài.

- GV gửi bài cho HS qua máy tính bảng yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập :

PHIẾU HỌC TẬP: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ

BỘ PHẬN SINH DỤC NAM BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ

Ghi chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai 1. Cần rửa bộ phận sinh dục

2 ngày một lần Hai ngày một lần.

Hằng ngày Hằng ngày.

Khi thay đồ trong những ngày có kinh nguyệt.

2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý

Dùng nước sạch. Dùng nước sạch.

Dùng xà phòng tắm. Dùng xà phòng tắm.

Dùng xà phòng giặt. Dùng xà phòng giặt.

Kéo bao quy đầu về phía người, rửa

sạch bao quy đầu và quy đầu Rửa vào bên trong âm đạo 3. Khi thay quần lót cần chú ý 3. Khi đi vệ sinh cần chú ý

Thay hai ngày một lần. Lau từ phía trước ra sau.

Thay mỗi ngày một lần. Lau từ phía sau lên phía trước Giặt và phơi quần lót trong bóng

râm.

4. Khi có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh

Giặt và phơi quần lót ngoài nắng Ít nhất 4 lần một ngày.

Ít nhất 3 lần một ngày.

Ít nhất 2 lần một ngày

* Chúng ta cần rửa bộ phận sinh dục hằng ngày bằng nước sạch. Khi rửa bộ phận sinh dục các em có thể dùng xà phòng tắm, các em nữ có thể dùng dung dịch nước vệ sinh nữ trong những lần thay đồ khi có kinh nguyệt. Khi rửa bộ phận sinh dục, nam giới chú ý kéo bao quy đầu về phía người để rửa sạch cả bao quy đầu và quy đầu, nữ giới chỉ rửa bên ngoài, không rửa bên trong vì đề phòng có chất tẩy mạnh làm thay đổi môi trường trong âm đạo, làm tăng nguy cơ viêm âm đạo. Bộ phận sinh dục nữ phức tạp hơn nam giới nên sau khi đi vệ sinh, các em cần lưu ý lau từ phía trước ra sau để tránh vi khuẩn có thể đi từ hậu môn lên bộ phận sinh dục, gây nguy cơ viêm nhiễm.

Khi có kinh nguyệt, nữ giới phải thay băng vệ sinh ít nhất 4 lần 1 ngày. Mỗi lần thay phải sử dụng nước ấm rửa bộ phận sinh dục và thay quần áo.

c. Hoạt động 2 (8’): Trò chơi: Cùng mua sắm

*

Chúng ta ai cũng phải sử dụng đồ lót, khi còn bé chúng ta được người lớn lựa chọn cho. Đến tuổi đậy thì, các em có thể tự lựa chọn đồ lót. Chúng ta cùng đi xem và chọn đồ lót cho hợp lí.

- GV chia nhóm, cùng các nhóm đi mua sắm.

+ Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp ?

+ Như thế nào là một chiếc quần lót tốt ?

+ Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót ?

+ Nữ giới cần chú ý điều gì khi mua và sử dụng áo lót ?

+ Bộ đồ lót này bằng chất cotton, mềm mại, vừa với cơ thể.

+ Quần lót vừa với cơ thể, chất liệu mềm, thấm ẩm…

+ Kích cỡ, chất liệu và thay giặt hằng ngày.

+ Áo lót vừa phải, thoáng khí, thấm ẩm.

- GVKL: Đồ lót rất quan trọng đối với mỗi người. Một chiếc quần lót được xem là tốt khi nó vừa vặn với cơ thể người, bằng chất vải bông, thấm ẩm tốt và thoáng khí. Nam giới lưu ý không dùng quần lót bó, quá chật vì như vậy tinh hoàn sẽ bị áp sát vào cơ thể sẽ bị nóng và ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng. Nữ giới lưu ya chọn áo vừa vặn với cơ thể cả dây ngang ngực. Nếu áo quá rộng sẽ dễ bị xê dịch, không có tác dụng nâng đỡ ngực, còn áo quá chật thì cản trở việc tuần hoàn máu và bí mồ hôi. Các em lưu ý thay đồ lót hằng ngày.

d. Hoạt động 3 (12’): Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4HS.

- Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

NÊN KHÔNG NÊN

- Ăn uống đủ chất.

- Ăn nhiều rau, hoa quả.

- Tăng cường luyện tập TDTT.

- Vui chơi, giải trí phù hợp.

Đọc truyện, xem phim phù hợp với

- Ăn kiêng khem quá.

- Xem phim, đọc truyện khong lành mạnh.

- Hút thuốc lá.

- Tiêm chích ma túy.

- Lười vận động.

- NX kết quả thảo luận của HS, khen ngợi những HS có hiểu biết về sức khỏe tuổi dậy thì.

lứa tuổi.

- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.

- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên internet,…

4. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì ?

+ Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt ? - Dặn dò: VN chuẩn bị bài Thực hành Nói không với các chất gây nghiện - HD học ở nhà: đọc bài và TLCH.

- Nhận xét giờ học.

NS: 30/9/2019 NG: Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2019

Toán