• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ưu điểm và nhược điểm

Trong tài liệu BCTECH-eLib (Trang 42-50)

Bài 8: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2. Ưu điểm và nhược điểm

Cuối kỳ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức:

CPSP DDCK = CPSP DDĐK+CP NVLC PS

SLSP HTNK+SLSP DDCK * SLSP DDCK Trong đó:

CPSP DDCK: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ CPSP DDĐK: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

CP NVLC PS: Chi phí Nguyên vật liệu chính phát sinh.

SLSP HTNK: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho SLSP DDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí Nguyên vật liệu chính.

Ví dụ minh họa:

Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình phát sinh các nghiệp vụ trong các tài liệu sau:

Tài liệu 1: Vật liệu tồn kho đầu tháng:

- Nguyên vật liệu chính: 2.000 kg, đơn giá nhập kho là 2.000 đồng/ kg - Vật liệu phụ: 1.000 kg, đơn giá là 1.000 đồng/kg.

Tài liệu 2: Tình hình nhập xuất vật tư trong kỳ :

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 3.000 kg nguyên vật liệu chính giá mua 2.000 đồng/ kg, thuế GTGT là 10%, tiền chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển bên bán thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ giá mua 950 đồng/kg, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí bốc dỡ vận chuyến hàng về đến kho của doanh nghiệp 55.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nhập kho công cụ dụng cụ A mua của đơn vị X với giá mua 1.000.000 đồng, thuê GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 4: Xuất kho 3.000 kg nguyên vật liệu chính sử dụng ở bộ phận sản xuất sản phẩm. Xuất kho 700 kg vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm là 600 kg, số còn lại sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất.

Nghiệp vụ 5: Xuất kho công cụ dụng cụ A có trị giá 900.000 đồng dùng cho phân xưởng sản xuất. Biết rằng công cụ - dụng cụ xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 10 kỳ.

Tài liệu 4: Các vấn đề khác liên quan :

Nghiệp vụ 1: Tiền lương phải thanh toán cho CB-CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 8.000.000 đồng; quản lý phân xưởng 1.000.000 đồng; hoạt động bán hàng 2 000.000 đồng; quản lý doanh nghiệp : 1.500.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định để tính vào các đôi tượng chi phí có liên quan kể cả phần trừ BHXH, BHYT của CB-CNV.

Nghiệp vụ 3: TSCĐ trích khấu hao ở bộ phận sản xuất trong tháng là 20.500.000 đồng.

Nghiệp vụ 4: Trong tháng nhập kho 1.000 thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.200.000 đồng. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính. Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tính giá thành sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập Bài tập 7.1

Tại 1 doanh nghiệp sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ ( đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính)

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ:

- TK 154: 1.600.000 đồng ( đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí Nguyên vật liệu chính)

- TK 152: 60.000.000 đồng, gồm Nguyên vật liệu chính là 50.000.000 đồng (10.000 đồng/kg * 5.000 kg) và vật liệu phụ là 10.000.000 đồng (5.000đồng/kg

* 2.000 kg)

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ :

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 10.000 kg nguyên vật liệu chính, đơn giá 9.800 đồng/

kg, thuế gtgt 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp . Chi phí vận chuyển theo hóa đơn đã có 5% thuế GTGT là 2.100.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 4.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500 đồng/kg đã gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản . Chi phí vận chuyển đã bao gồm 5% thuê GTGT là 420.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kỳ gồm :

- Dùng 5.000 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm - Dùng 520 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất Nghiệp vụ 4: Vật liệu phụ xuất dùng trong kỳ gồm:

- Dùng 500 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm - Dùng 200 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất

Nghiệp vụ 5: Phân xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 kỳ, trị giá ban đầu là 12.000.000 đồng, giá trị phế liệu bán thu bằng tiền mặt là 500.000 đồng.

Nghiệp vụ 6: Căn cứ vào bản thanh toán lương trong kỳ, tiền lương phải trả cho:

- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là : 40.000.000 đồng - Nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000.000 đồng

Nghiệp vụ 7: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định tính vào chi phí có kiên quan, kể cả phần trừ lương.

Nghiệp vụ 8: Chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ phân bổ cho phân xưởng sản xuất là 4.200.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 9: Khấu hao TSCĐ trong kỳ ở bộ phận phân xưởng là 6.000.000 đồng

Tài liệu 3: Báo cáo của phân xưởng sản xuất:

- Trong kỳ hoàn thành nhập kho 2.000 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 150 sản phẩm.

- Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 900.000 đồng

Yêu cầu: Định khoản, tính giá thành sản phẩm và lập phiếu tính giá thành sản phẩm

Bài tập 7.2

Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tháng 05/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận lại trong các tài liệu sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản : - Vật liệu chính tồn kho: 4.000.000 đồng (1000 kg) - Vật liệu phụ tồn kho : 2.000.000 đồng (1000 kg) - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 2.000.000 đồng

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 5000kg nguyên vật liệu, đơn giá 3800 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Vật liệu phụ 2000kg, giá mua 2.090đồng/kg, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bằng trả bằng tiền mặt là 1.200.000 đồng, chi phí này được phân bổ cho vật liệu chính 1.000.000 đồng, cho vật liệu phụ là 200.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính, 2000 kg vật liệu phụ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Nghiệp vụ 3: Tiền lương phải thanh toán cho CB-CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 6000.000 đồng, ở bộ phận quản lý phân xưởng là 600.000 đồng, bộ phận bán hàng là 1000.000 đồng, quản lý doanh nghiệp là 400.000 đồng.

Nghiệp vụ 4: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào các đối tượng chi phí có liên quan.

Nghiệp vụ 5: Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 4000.000 đồng, bộ phận quản lý phân xưởng là 750.000 đồng, bộ phận bán hàng là 40.000 đồng và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 44.000 đồng.

Tài liệu 3: Kết quả sản xuất trong kỳ : - Trong tháng nhập kho 750 thành phẩm - Phế liệu thu hồi nhập kho là 229.000 đồng

- Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100 sản phẩm.

Biết rằng, doanh nghiệp áp dụng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí Nguyên vật liệu chính.

Yêu cầu:

- Định khoản,

- Tính giá thành sản phẩm.

- Lập phiếu tính giá thành Bài tập 7.3:

Tại một DN sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

Nghiệp vụ 1: Mua nguyên vật liệu chính nhập kho trị giá mua chưa thuế 17.500.000 đồng, thuế gtgt 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt là 450.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Chuyển tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu phụ trị giá mua chưa thuế là 5.900.000 đồng, thuế GTGT 10%.

Nghiệp vụ 3: Mua một TSCĐHH trị giá mua 25.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí lắp đặt chạy thử chi bằng tiền mặt 500.000 đồng. Tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.

Nghiệp vụ 4: Nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ gồm :

- NVL chính dùng sản xuất sản phẩm A: 10.000.000 đồng - NVL chính dùng sản xuất sản phẩm B: 5.000.000 đồng

- Nguyên vật liệu phụ sản xuất 2 loại sản phẩm A và B là 3.000.000 đồng, mức phân bổ cho từng loại sản phẩm được tính theo tỷ lệ với giá trị NVL chính sử dụng.

- CCDC phân bổ 2 lần dùng ở bộ phận phân xưởng trị giá 340.000 đồng, bộ phận bán hàng 480.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 640.000 đồng.

Nghiệp vụ 5: Tiền lương phải thanh toán cho :

- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 48.000.000 đồng - Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 18.000.000 đồng - Bộ phận phân xưởng: 580.000 đồng.

- Bộ phận bán hàng: 400.000 đồng - Bộ phận quản lý DN: 640.000 đồng.

Nghiệp vụ 6:Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định tính vào chi phí có kiên quan, kể cả phần trừ lương.

Nghiệp vụ 7: Chi phí khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng cho các bộ phận như sau:

- Bộ phận phân xưởng sản xuất: 195.800 đồng - Bộ phận bán hàng: 240.000 đồng

- Bộ phận quản lý DN: 300.000 đồng

Nghiệp vụ 8: Trong tháng hoàn thành nhập kho 900 sản phẩm A và 800 sản phẩm B, sản phẩm dở dang cuối tháng bao gồm 100 sản phẩm A và 200 sản phẩm B được đánh giá theo chi phí NVL chính sử dụng. DN có một phân xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho 2 sản phẩm A, B theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành sản phẩm.

BÀI 8

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Mã bài: MĐ 17-08 Giới thiệu:

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cơ cấu giá thành sản phẩm trị giá nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn.

Mục tiêu:

- Hiểu được đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

- Biết được ưu, nhược điểm phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

- Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng và đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay;

- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành;

- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Nội dung chính:

1. Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

Áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cơ cấu giá thành sản phẩm trị giá nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, thông thường lớn hơn 70%.

Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời, coi mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau.

2. Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm:

Đơn giản nhưng khó tính hơn chi phí vật liệu chính, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất có nhiều nguyên vật liệu trực tiếp.

- Nhược điểm:

Khi áp dụng phương pháp này, thường kém chính xác nhưng có thể áp dụng được ở các DN có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.

Trong tài liệu BCTECH-eLib (Trang 42-50)