• Không có kết quả nào được tìm thấy

BCTECH-eLib

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BCTECH-eLib"

Copied!
85
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: KẾ TOÁN GIÁ THÀNH NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN

ngày…….tháng….năm ... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT)

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2020

BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3

(2)

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

(3)

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình Kế toán giá thành được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp đã được trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR-VT phê duyệt.

Giáo trình Kế toán giá thành dùng để giảng dạy ở trình độ Cao đẳng được biên soạn theo nguyên tắc quan tâm đến: tính hệ thống và khoa học, tính ổn định và linh hoạt, hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo của nghề; nhằm trang bị kiến thức chuyên ngành cho học sinh - sinh viên nghề Kế toán doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh - sinh viên học tập và nghiên cứu các mô đun chuyên ngành tiếp theo như Kế toán bán hàng, Báo cáo tài chính,...

Nội dung giáo trình gồm 11 bài:

Bài 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Bài 2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài 3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất chung.

Bài 5: Kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Bài 6: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

Bài 7: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.

Bài 8: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài 9: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Bài 10: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.

Bài 11: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

Áp dụng việc đổi mới trong phương pháp dạy và học, giáo trình đã biên soạn cả phần lý thuyết và thực hành.

Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã cố gắng cập nhật thông tin mới, đồng thời tham khảo nhiều giáo trình khác, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của

(4)

các nhà chuyên môn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 Biên soạn

Bùi Thị Thu Ngà

(5)

MỤC LỤC

TRANG

Lời giới thiệu...1

Mục lục...3

Bài 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm....7

1. Chi phí sản xuất...7

2. Phân loại chi phí...7

3. Giá thành sản phẩm...8

4. Nhiệm vụ của kế toán...8

Bài 2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...10

1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...10

2. Tài khoản sử dụng...10

3. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...10

4. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...11

Bài 3: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...15

1. Nội dungchi phí nhân côngtrực tiếp. ...15

2. Tài khoản sử dụng...15

3. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp...15

4. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp...17

Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất chung...22

1. Nội dungchi phí sản xuất chung...22

2. Tài khoản sử dụng...22

3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung...23

4. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung...24

Bài 5: Kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên ...28

1. Tài khoản sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất...28

2. Trình tự hạch toán Tổng hợp chi phí sản xuất...28

3. Sơ đồ hạch toán Tổng hợp chi phí sản xuất...29

Bài 6: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn...33

(6)

1. Đặc điểm của phương pháp...33

2. Công thức tính toán...33

Bài 7: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính...39

1. Khái niệm sản phẩm dở dang...39

2. Khái niệm chi phí nguyên vật liệu chính...40

3. Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính...40

4. Công thức tính toán...40

Bài 8: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..47

1. Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp...47

2. Ưu điểm và nhược điểm...47

3. Công thức tính toán...48

Bài 9: Đánh giá Sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương...54

1. Đặc điểm của phương pháp...54

2. Công thức tính toán...54

Bài 10: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số...60

1. Đối tượng áp dụng...60

2. Công thức tính toán...60

Bài 11: Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ...66

1. Đối tượng áp dụng...66

2. Công thức tính toán...66

Bài tập tổng hợp...69

Các thuật ngữ chuyên môn...82

Tài liệu tham khảo...83

(7)

GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN GIÁ THÀNH Tên mô đun: Kế toán giá thành

Mã mô đun: MĐ 17

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

- Vị trí: Mô đun kế toán giá thành là mô đun được học sau các mô đun: kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, được học trước các mô đun kế toán bán hàng, thực hành kế toán.

- Tính chất: Mô đun kế toán giá thành cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ kế toán. Thông qua kiến thức chuyên môn về kế toán giá thành, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán.

- Vai trò của mô đun: Mô đun kế toán giá thành có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

Mục tiêu của mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày các đặc điểm vận động cơ bản, cũng như quy trình vận động chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.

+ Trình bày được những cách phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

+ Trình bày được đối tượng và phương pháp xác định giá thành sản phẩm;

+ Trình bày được các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được áp dụng trong doanh nghiệp;

+ Trình bày được mục tiêu, đặc điểm của 03 mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: theo chi phí thực tế, theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, theo chi phí định mức;

+ Trình bày các nguyên tắc cơ bản và cách tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của 03 phương pháp tính giá thành trên;

+ Trình bày được các bút toán ghi nhận và xử lý chênh lệch;

- Kỹ năng:

(8)

+ Phân biệt được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó giải thích được cách thức phân loại chi phí và giá thành sản phẩm phù hợp với từng mục đích quản lý;

+ Giải thích được quy trình vận động chi phí và xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý;

+ Xác định được các chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

+ Lập và phân loại được chứng từ kế toán về tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm, thẻ tính giá thành;.

+ Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

+ Vận dụng các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các tình huống thực tiễn;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập;

+ Tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học; tự nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có khả năng làm việc độc lập.

+ Có khả năng tổ chức và điều hành một nhóm, đánh giá được các thành viên trong nhóm

Nội dung mô đun:

(9)

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Mã bài: MĐ 17-01 Giới thiệu:

Bài này giúp người học hiểu được một cách tổng quan về những chi phí liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm và biết được giá thành là gì, gồm bao nhiêu loại…

Mục tiêu:

- Trình bày được chi phí sản xuất;

- Trình bày được đặc điểm các loại chi phí;

- Trình bày được giá thành sản phẩm;

- Phân biệt được các loại giá thành;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

Nội dung chính:

1. Chi phí sản xuất:

Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

2. Phân loại chi phí:

2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Được phân thành 5 yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…xuất dùng cho sản xuất kinh doanh.

Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý, chỉ tiêu này có thể chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ…

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động như: Tiền lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN…).

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

(10)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm tất cả các khoản phải trả cho nhà cung cấp như chi phí về điện nước, điện thoại, thuê mặt bằng…

- Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị…

2.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí Gồm 03 khoản mục chi phí:

- Nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất và chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản chi phí được trích theo tỷ lệ tiền lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi phân xưởng bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lí sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lí phân xưởng,…

3. Giá thành sản phẩm:

- Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Giá thành đơn vị sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị thành phẩm.

- Chi phí sản xuất tính từng kỳ nhất định liên quan đến hai bộ phận khác nhau là sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

- Giá thành sản xuất chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

4. Phân loại giá thành:

Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính thì chỉ tiêu giá thành được chia làm 2 loại:

(11)

- Giá thành kế hoạch.

- Giá thành thực tế.

+ Giá thành kế hoạch (ZKH): Được tính trên cơ sở xác định định mức không biến đổi trong kỳ kế hoạch các dự toán chi phí như: chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí quản lý DN…

+ Giá thành thực tế (ZTT ): Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh được tính toán dựa trên cơ sở số liệu kế toán.

Căn cứ vào phạm vi các chi phí tính nhập vào giá thành sản phẩm thì chia giá thành thành 2 loại:

- Giá thành sản xuất - Giá thành toàn bộ

+ Giá thành sản xuất (ZSX): Là giá thành được tính trên cơ sở các chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng như: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC…

+ Giá thành toàn bộ (ZTB): Là giá thành được tính trên cơ sở toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập Câu 1.1: Trình bày chi phí sản xuất?

Câu 1.2: Trình bày đặc điểm các loại chi phí?

Câu 1.3: Trình bày giá thành sản phẩm?

Câu 1.4: Phân biệt các loại giá thành?

(12)

BÀI 2

KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Mã bài: MĐ 17-02

Giới thiệu:

Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm có liên quan trực tiếp đến giá thành của từng sản phẩm sản xuất nên kế toán cần nắm vững cách tính toán cũng như phân bổ giá trị nguyên vật liệu cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

- Nêu được tài khoản sử dụng;

- Trình bày được trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

- Trình bày được sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

- Có ý chủ động, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn Nội dung chính:

1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT):

NVLTT là những chi phí bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, ... được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Số vật liệu đã xuất ra sử dụng không hết có thể nhập lại kho hoặc để tiếp tục sử dụng cho kỳ sau.

2. Tài khoản sử dụng:

TK 621: CPNVLTT (Chi tiết cho từng đối tượng).

- Bên Nợ: Tập hợp CPNVLTT thực tế phát sinh trong kỳ.

- Bên Có:

+ Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.

+ Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT sang tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

(13)

3. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp:

Nghiệp vụ 1: Khi mua NVL về không nhập kho mà xuất cho sản xuất (doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):

Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tuợng)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán Nghiệp vụ 2: Khi xuất Nguyên liệu, vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm:

Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tượng)

Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (Mở chi tiết cho từng NVL) Nghiệp vụ 3: Nhập kho lại số Nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết

Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết cho từng NVL)

Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Chi tiết từng đối tượng)

Nghiệp vụ 4: Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng sang tài khoản tính giá thành:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết từng đối tượng tính giá thành)

Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 4. Sơ đồ hạch toán:

(14)

Ví dụ minh họa:

Trong tháng tại một doanh nghiệp sản xuất có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Nghiệp vụ 1: Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế là 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, tiền chưa trả cho người bán.

Nghiệp vụ 2: Xuất nguyên vật liệu dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm 50.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 3: Cuối kỳ, kiểm kê ở phân xưởng sản xuất, nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho trị giá là 10.000.000 đồng.

Yêu cầu:

a. Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

b. Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập

Bài tập 2.1: Tại 1 doanh nghiệp sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo

(15)

phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kế toán liên quan đến chi phí nguyên vật liệu tại bộ phận sản xuất như sau:

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 10.000 kg nguyên vật liệu chính, đơn giá 9.800 đồng/

kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp . Chi phí vận chuyển theo hóa đơn đã có 5% thuế GTGT là 2.100.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 4.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500 đồng/kg đã gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản . Chi phí vận chuyển đã bao gồm 5% thuê GTGT là 420.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kỳ gồm : - Dùng 5.000 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Dùng 520 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất Nghiệp vụ 4: Vật liệu phụ xuất dùng trong kỳ gồm:

- Dùng 500 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm - Dùng 200 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất

Nghiệp vụ 5: Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 900.000 đồng.

Trong kỳ hoàn thành nhập kho 2000 sản phẩm, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là 3.600.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản, tập hợp chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành sản phẩm.

Bài tập 2.2: Tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kế toán liên quan đến chi phí nguyên vật liệu tại bộ phận sản xuất như sau:

Nghiệp vụ 1: Mua nguyên vật liệu chính nhập kho trị giá mua chưa thuế 17.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt là 450.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Chuyển tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu phụ trị giá mua chưa thuế là 5.900.000 đồng, thuế GTGT 10%.

Nghiệp vụ 3: Nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ gồm :

- Nguyên vật liệu chính dùng sản xuất sản phẩm A: 10.000.000 đồng

(16)

- Nguyên vật liệu chính dùng sản xuất sản phẩm B: 5.000.000 đồng

- Nguyên vật liệu phụ sản xuất 2 loại sản phẩm A và B là 3.000.000 đồng, mức phân bổ cho từng loại sản phẩm được tính theo tỷ lệ với giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng.

Yêu cầu: Định khoản, tập hợp chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành sản phẩm.

(17)

BÀI 3

KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Mã bài: MĐ 17-03

Giới thiệu:

Chi phí nhân công trực tiếp (CPCNTT) là một trong các chi phí cấu thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào cũng sẽ tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó, nếu phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán sẽ lựa chọn phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên quan.

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dungchi phí nhân công trực tiếp;

- Nêu được Tài khoản sử dụng;

- Trình bày được trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp;

- Trình bày được sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

- Có ý chủ động, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn;

Nội dung chính:

1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:

CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp mang tính chất như lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do người lao động chịu và được tính vào chi phí ttheo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất.

2. Tài khoản sử dụng:

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - Bên Nợ: Tập hợp CPNCTT phát sinh.

- Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT sang tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

2. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

(18)

Nghiệp vụ 1: Tính lương và các khoản phụ cấp mang tính chất như lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tượng) Có TK 334: Phải trả người lao động

Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tượng) Có TK 3382: Kinh phí công đoàn

Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội Có TK 3384: Bảo hiểm y tế

Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp

Nghiệp vụ 3: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch để tính vào chi phí trong kỳ này:

* Nếu DN có trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để tránh sự biến động đột ngột đối với giá thành do công nhân nghỉ phép không đều giữa các tháng trong năm.

- Kế toán căn cứ vào tỷ lệ trích trước theo kế hoạch (KH) để tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép:

Tỷ lệ trích trước=Quỹ tiền lương nghỉ phép theo KH của CNSX trong năm

Quỹ tiền lương KH của CNSX trong năm X 100%

Khoản trích trước theo KH = Lương phải trả trong kỳ cho công nhân trực tiếp sản xuất X (nhân) tỷ lệ trích trước

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tượng) Có TK 335: Chi phí phải trả

Nghiệp vụ 4: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất.

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: Phải trả người lao động

Nghiệp vụ 5: Cuối năm, kế toán điều chỉnh tài khoản 335 để số trích trước bằng số thực chi

(19)

+ Nếu số trích trước > Số thực chi : kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Nếu số trích trước < Số thực chi : kế toán ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ .

Nghiệp vụ 6: Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT sang tài khoản tính giá thành:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Mở chi tiết từng đối tượng) 4. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Ví dụ minh họa:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có các

(20)

nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp sản xuất như sau:

Nghiệp vụ 1: Tiền lương phải thanh toán cho Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 24.000.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ quy định (tính vào chi phí và khấu trừ lương của người lao động);

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh và Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập

Bài tập 3.1: Trong tháng 01/2019 tại công ty ABC có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương phải trả cho:

- Công nhân sản xuất trực tiếp: 50.000.000 đồng - Nhân viên quản lý phân xưởng : 3.000.000 đồng - Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Khấu trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN vào lương công nhân viên.

Nghiệp vụ 3: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí theo quy định Nghiệp vụ 4: Nộp bảo hiểm cho cơ quan BHXH bằng tiền gửi ngân hàng ACB.

Nghiệp vụ 5: Nộp kinh phí công đoàn cho Liên Đoàn Lao Động bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 6: Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm

Bài tập 3.2: Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu về tiền lương và khoản phải trích theo lương trong tháng 1/N như sau: (Đvị: 1.000 đồng)

- Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 45.000 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N:

Nghiệp vụ 1: Rút tiền ngân hàng về chuẩn bị trả lương: 45.000

(21)

Nghiệp vụ 2: Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động: 42.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.

Nghiệp vụ 3: Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động bao gồm tạm ứng: 10.000 và khoản phải thu khác: 8.000.

Nghiệp vụ 4: Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:

Bộ phận

Lương Lương Thưởng

BHXH Cộng Chính phép thi đua

1. Phân xưởng 1 87.000 6.000 5.000 2.000 100.000

- Công nhân SXTT 81.500 6.000 4.000 2.000 93.500

- Nhân viên gián tiếp 5.500 - 1.000 - 6.500

2. Phân xưởng 2 110.000 4.000 8.000 3.000 125.000

- Công nhân SXTT 101.000 4.000 6.500 2.500 114.000

- Nhân viên gián tiếp 9.000 - 1.500 500 11.000

3. Bộ phận tiêu thụ 10.600 1.000 500 600 12.700

4. Bộ phận QLDN 9.400 1.000 1.000 1.400 12.800

Tổng cộng 217.000 12.000 14.500 7.000 250.500 Nghiệp vụ 5: Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.

Nghiệp vụ 6: Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý quỹ bằng tiền gửi ngân hàng.

Nghiệp vụ 7: Rút tiền gửi ngân hàng về chờ chuẩn bị trả lương: 180.000

Nghiệp vụ 8: Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động: 183.000 trong đó, lương kỳ này: 158.500, lương kỳ trước tạm giữ hộ: 3.000, BHXH:

7.000,tiền thưởng: 14.500.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm .

Bài tập 3.3: Tại công ty TNHH Hồng Hà kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các số liệu liên quan đến tình hình tiền lương trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau: (ĐVT: đồng)

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

- Tài khoản 138 : 4.000.000

(22)

- Tài khoản 141 : 13.000.000

Tài liệu 2: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Nghiệp vụ 1: Chuyển khoản tạm ứng lương cho công nhân viên 800.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Cuối tháng, công ty tổng hợp tiền lương và các khoản thu nhập khác, biết rằng hàng kỳ công ty đều trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất :

a. Phân xưởng X: Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 500.000.000 đồng, phụ câp độc hại là 70.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 5.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 8.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 57.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản xuất là 20.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 4.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 16.000.000 đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 30.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 12.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 14.000.000 đồng.

b. Phân xưởng Y: Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 800.000.000 đồng, phụ cấp độc hại là 80.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 12.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 15.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 63.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản xuất là 25.000.000 đồng, BHXH trả thay lương là 6.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 9.000.000 đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 45.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 23.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 15.000.000 đồng.

c. Bộ phận bán hàng: Lương thời gian là 60.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 13.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 2.000.000 đồng và tiền thương có tính chất như lương là 35.000.000 đồng.

(23)

d. Bộ phận quản lý doanh nghiệp: Lương thời gian là 50.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 22.000.000 đồng, BHXH trả thay lương là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 41.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 3: Trừ vào tiền lương của nhân viên một số các khoản sau :

- Khấu trừ các khoản theo lương theo quy định hiện hành (cho rằng tiền lương làm căn cứ tính BHXH là toàn bộ thu nhập có tính chất như lương phát sinh trong kỳ);

- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 20.000.000 đồng;

- Khấu trừ tiền tạm ứng chưa thanh toán 13.000.000 đồng;

- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất theo quyết định của Ban giám đốc 4.000.000 đồng (trước đó đã ghi nhận là khoản phải thu khác).

Nghiệp vụ 4: Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành tính vào chi phí.

Nghiệp vụ 5: Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ 2%.

Nghiệp vụ 6: Nhận giấy báo Có của Ngân hang về khoản bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH cấp trong kỳ là 100.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 7: Thanh toán lương, các khoản thu nhập khác cho công nhân viên bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 8: Chi liên hoan cho nhân viên trong công ty từ nguồn kinh phí công đoàn để lại tại đơn vị là 10.000.000 đồng bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 9: Chuyển tiền gửi ngân hang nộp cho cơ quan quản ly kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, lần lượt là 40.000.000 đồng, 80.000.000 đồng và 60.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 10: Chi mua thuốc, vật tư y tế từ nguồn BHYT để lại tại đơn vị là 5.000.000 đồng bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hãy định khoản, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.

(24)

BÀI 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Mã bài: MĐ 17-04

Giới thiệu:

Kế toán chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh theo chi phí thực tế và chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí sản xuất từng sản phẩm để tính giá thành.

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dungchi phí sản xuất chung;

- Nêu được Tài khoản sử dụng;

- Trình bày được trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung;

- Trình bày được sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

- Có ý chủ động, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Nội dung chính:

1. Nội dung chi phí sản xuất chung (CPSXC):

CPSXC là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ ở phạm vi phân xuởng, ngoài chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng.

CPSXC được mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất và CPSXC phát sinh trong kỳ ở bộ phận phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho các đối tuợng tập hợp chi phí mà phân xưởng, bộ phân sản xuất đó tham gia sản xuất. Tiêu thức phân bổ CPSXC thường là giờ công sản xuất hay tiền lương chính của công nhân sản xuất.

2. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung.

Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2:

(25)

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

- Bên Nợ: Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ.

- Bên Có: Các khoản ghi giảm CPSXC nếu có. Cuối kỳ kết chuyển CPSXC sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

3.Trình tự hạch toán chi phí sản chung:

Nghiệp vụ 1: Tính lương và các khoản phụ cấp mang tính chất như lương cho nhân viên phục vụ ở phân xưởng sản xuất:

Nợ TK 6271 Có TK 334

Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của nhân viên phân xưởng:

Nợ TK 6271 Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3386

Nghiệp vụ 3: Khi xuất vật liệu dùng cho phân xưởng sx như: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hay chi phí về mẫu mã,...

Nợ TK 6272 Có TK 152

Nghiệp vụ 4: Khi xuất công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất thuộc loại phân bổ một lần:

Nợ TK 6273 Có TK 153

(26)

Nghiệp vụ 5: Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động của phân xưởng theo phương pháp phân bổ nhiều lần:

Nợ TK 6273 Có TK 242

Nghiệp vụ 6: Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng sản xuất:

Nợ TK 6274 Có TK 214

Nghiệp vụ 7: Các chi phí về điện nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, ... thuộc phạm vi phân xưởng:

Nợ TK 6277 Nợ TK 6278

Nợ TK 1331 (Nếu có) Có TK 111, 112, 331

Nghiệp vụ 8: Khi xuất vật liệu dùng cho phân xưởng sx như: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hay chi phí về mẫu mã,... sử dụng không hết nhập lại kho.

Nợ TK 152 Có TK 6272

Nghiệp vụ 9: Cuối kỳ kết chuyển CPSXC để tính giá thành sản phẩm:

Nợ TK 154 Có TK 627

4. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung:

(27)

Ví dụ minh họa:

Có tài liệu về CPSXC phát sinh tại một phân xưởng sản xuất 2 loại sp A và B như sau:

Nghiệp vụ 1: Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ ở phân xưởng trị giá 2.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 2: Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần phục vụ ở phân xưởng sản xuất trị giá xuất kho 3.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 3: Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho máy móc trực tiếp sản xuất 10.000.000 đồng, dùng ở bộ phận phân xưởng 5.000.000 đồng.

(28)

Nghiệp vụ 4: Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng 4.000.000 đồng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo chế độ quy định.

Nghiệp vụ 5: Bộ phận phân xưởng báo hỏng một công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị phân bổ 4 lần, giá thực tế xuất 8.000.000 đồng, đang phân bổ ở kỳ thứ 3.

Phế liệu thu hồi nhập kho 1.500.000 đồng.

Nghiệp vụ 6: Chi phí điện phải trả cho nhà cung cấp, trị giá chưa thuế 500.000 đồng, thuế GTGT 10%, dùng ở bộ phận phân xưởng.

Yêu cầu:

- Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Phân bổ CPSXC cho 2 sản phẩm A và B theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

- Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Biết: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 14.000.000 đồng. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B là 6.000.000 đồng.

Câu hỏi và bài tập Bài tập 4.1:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Nghiệp vụ 1: Báo hỏng công cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần ở phân xưởng sản xuất trị giá công cụ khi xuất dùng 6.000.000, đã phân bổ 4.500.000, phế liệu thu hồi từ công cụ này bán thu bằng tiền mặt trị giá 500.000.

Nghiệp vụ 2: Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận quản lý phân xưởng là 200.000, bộ phân bán hàng 400.000.

Nghiệp vụ 3: Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 5.000.000, bộ phận bán hàng 1.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.400.000.

Nghiệp vụ 4:Chi tiền mặt thanh toán hóa đơn điện nước trong tháng là 13.200.000, trong đó thuế GTGT 10%. Tiền điện nước phân bổ cho các bộ phận như sau:

(29)

- Phân xưởng sản xuất sản phẩm 8.000.000 - Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 1.400.000.

- Bộ phận bán hàng : 2.600.000

Nghiệp vụ 5: Mua bảo hiểm cháy nổ tại phân xưởng cho 2 năm là 24.000.000, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán phân bổ chi phí bảo hiểm trong 24 kỳ kể từ kỳ này.

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.

Bài tập 4.2

Tại một doanh nghiệp có các chi phí khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp được thống kê ở bảng sau (tiền điện, nước, quảng cáo chưa thanh toán cho nhà cung cấp):

Phân Bộ phận Bộ phận quản Khoản mục chi phí xưởng sản bán hàng lý doanh

xuất nghiệp

Trích khấu hao tài sản cố định 1.800.000 1.500.000 2.000.000 Tiền điện, nước đã có 10% thuế

GTGT 3.300.000 1.650.000 2.750.000

Trích trước chi phí sửa chữa lớn

TSCĐ 1.000.000 1.200.000 1.500.000

Chi phí bằng tiền mặt đã có 10%

thuế GTGT 2.200.000 3.300.000 5.500.000

Chi phí quảng cáo đã có 10% thuế

GTGT - 6.600.000 -

Xuất vật liệu phụ 50kg 20kg 30kg

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Tập hợp chi phí sản xuất.

(30)

BÀI 5

KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Mã bài: MĐ 17-05 Giới thiệu:

Trước khi tính được giá thành các sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán cần tính toán các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm, từ đó tập hợp, phân bổ và kết chuyển các chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Mục tiêu:

- Trình bày được tài khoản sử dùng để tổng hợp chi phí sản xuất;

- Trình bày được trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất;

- Trình bày được sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất;

- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học;

- Có ý chủ động, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn;

Nội dung chính:

1. Tài khoản sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất:

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CPSXKD dở dang) (Mở chi tiết cho từng đối tượng)

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí sp phát sinh trong kỳ.

- Bên Có:

+ Các khoản ghi giảm chi phí sp như: giá trị phế liệu thu hồi hoặc giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

+ Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc đã hoàn thành nhập kho hay cung cấp cho khách hàng.

- Tài khoản này có số dư Nợ: Chi phí sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc chưa hoàn thành.

2. Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất:

Nghiệp vụ 1: Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm:

(31)

Nợ TK 154 (Chi tiết từng đối tượng) Có TK 621

Có TK 622 Có TK 627

Nghiệp vụ 2: Các khoản giảm chi phí:

- Phế liệu thu hồi nhập kho Nợ TK 152

Có TK 154 (Chi tiết từng đối tượng)

- Đối với các sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nợ TK 152

Nợ TK 1388 (bắt bồi thường)

Có TK 154 (chi tiết cho sản phẩm hỏng)

Nghiệp vụ 3: Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho Nợ TK 155

Có TK 154

Nghiệp vụ 4: Xuất bán hoặc gửi bán Nợ TK 632 (Bán trực tiếp) Nợ TK 157 (Hàng gửi bán)

Có TK 154 (Mở chi tiết từng đối tượng) 3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất:

(32)

Ví dụ minh họa:

Tại doanh nghiệp sản xuất có các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất như sau: (ĐVT: đồng)

- Số dư đầu kỳ:

TK 154: 28.000.000

TK 152: 50.000.000, gồm:

+ Nguyên liệu: 43.000.000 + Vật liệu phụ: 7.000.000 - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

Nghiệp vụ 1: Xuất nguyên liệu cho:

- Sản xuất sản phẩm: 36.000.000 - Quản lý phân xưởng: 4.000.000 Nghiệp vụ 2: Xuất vật liệu cho:

- Sản xuất sản phẩm: 4.000.000 - Quản lý phân xưởng: 2.500.000

Nghiệp vụ 3: Phân xưởng báo hỏng một công cụ thuộc loại phân bổ 4 kỳ có giá trị ban đầu là 6.000.000

Nghiệp vụ 4: Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng gồm:

(33)

- Trực tiếp sản xuất: 15.000.000 - Quản lý phân xưởng: 3.200.000

Nghiệp vụ 5: Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ tính vào chi phí và khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo tỷ lệ quy định.

Nghiệp vụ 6: Chi phí điện nước sử dụng ở phân xưởng là 3.600.000, chưa thanh toán cho công ty điện nước.

Nghiệp vụ 7: Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng trong kỳ là 5.700.000.

Nghiệp vụ 8: Các chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng tổng cộng là 1.600.000.

Nghiệp vụ 9: Kết quả sản xuất: Trong kỳ hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm, và giá trị sản phẩm sản xuất dở dang là 17.000.000.

Yêu cầu:

a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

b. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập Bài tập 5.1:

Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong tháng 05/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận lại trong các tài liệu sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản :

- Vật liệu chính tồn kho (TK 152) : 4.000.000 đồng (1000kg) - Vật liệu phụ tồn kho : 2.000.000 đồng (1000kg)

- Thành phẩm tồn kho (TK 155): 9500.000 đồng (250 sản phẩm) Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 5000kg nguyên vật liệu chính, đơn giá 3800đồng/kg, thuế GTGT 10%. Vật liệu phụ 2000kg, giá mua 2.090đồng/kg, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bằng trả bằng tiền mặt là 1.200.000đồng, chi

(34)

phí này được phân bổ cho vật liệu chính 1.000.000đồng, cho vật liệu phụ là 200.000đồng.

Nghiệp vụ 2: Xuất kho 3000kg vật liệu chính, 2000kg vật liệu phụ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Nghiệp vụ 3: Tiền lương phải thanh toán cho CB-CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 6000.000đồng, ở bộ phận quản lý phân xưởng là 600.000đồng, bộ phận bán hàng là 1000.000đồng, quản lý doanh nghiệp là 400.000đồng.

Nghiệp vụ 4: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 24% để dự tính vào các đối tượng chi phí có liên quan.

Nghiệp vụ 5: Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 4000.000đồng, bộ phận quản lý phân xưởng là 750.000đồng, bộ phận bán hàng là 40.000đồng và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 44.000đồng.

Tài liệu 3: Kết quả sản xuất trong kỳ : - Trong tháng nhập kho 750 thành phẩm - Phế liệu thu hồi nhập kho là 229.000 đồng

- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 2.000.000 đồng - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1.000.000đ.

Yêu cầu:

a. Định khoản

b. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

(35)

BÀI 6

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN Mã bài: MĐ 17-06

Giới thiệu:

Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn, khép kín như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực...

Mục tiêu:

- Trình bày được cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn;

- Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng và đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay;

- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành;

- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Nội dung chính:

1. Đặc điểm của phương pháp

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn. Đặc điểm của các doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thế có hoặc không có sản phẩm dở dang.

2. Công thức tính toán

Áp dụng trong trường hợp đơn vị sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều, mặt hàng ít và tương đốì ổn định, ở các đơn vi này chọn:

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng.

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm.

- Kỳ tính giá thành có thể tháng, quý, hoặc năm.

(36)

Tổng giá

Chi phí sản Chi phí sản

Chi phí

Phế liệu

thành sản sản xuất

xuất dở dang xuất phát sinh thu hồi

- dở dang

phẩm hoàn = + -

thành trong

đầu kỳ trong kỳ

cuốỉ kỳ

(nếu có) kỳ

Tổng giá thành sản phẩm hoàn (hành trong kỳ) Giá thành đơn vị sản phẩm ( Z) =

Số lượng sản phẩm hoàn thành Phiếu tính giá thành (Z) sản phẩm

Chỉ tiêu Chi phí

NVTLL

Chi phí NCTT

Chi phí SXC

Tổng cộng Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giảm chi phí sản xuất

Tổng Z Z đơn vị

Ví dụ minh họa 1:

Tại một doanh nghiệp sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng có các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất được kế toán tập hợp lại như sau:

- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 3.500.000 đồng - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: 120.000.000 đồng - Phề liệu thu hồi được: 500.000 đồng

Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm, biết rằng trong tháng hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng: 1.000.000 đồng

Ví dụ minh họa 2:

(37)

Tại doanh nghiệp sản xuất Quỳnh Mai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (Đơn vị tính: đồng)

- Đầu kỳ có các liệu sau:

+ Sản phẩm dở dang: 10.000.000

+ Giả định các tài khoản khác có số dư hợp lý.

- Trong kỳ có các hoạt động kinh tế sau:

Nghiệp vụ 1: Mua nguyên vật liệu nhập kho 20.000.000 chưa thuế, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp trả ngay bằng tiền mặt 50%, còn lại thiếu nợ người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu 1.000.000 thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 2: Xuất kho vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm 20.000.000

Nghiệp vụ 3: Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận phân xưởng 500.000, bộ phận bán hàng 400.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000

Nghiệp vụ 4: Tiền lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất 8.000.000, nhân viên phân xưởng sản xuất 2.000.000, bộ phận bán hàng 2.000.000, quản lý doanh nghiệp 3.000.000.

Nghiệp vụ 5: Trích các khoản trích theo lương theo đúng quy định hiện hành.

Nghiệp vụ 6: Tiền điện phải trả dùng ở phân xưởng sản xuất 3.000.000, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.500.000

Nghiệp vụ 7: Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất 4.000.000, bộ phận bán hàng 500.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000.

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

2. Tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng.

Biết rằng, nhập kho 1.100 thành phẩm, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là 4.800.000.

Câu hỏi và bài tập Bài tập 6.1

Tại doanh nghiệp sản xuất có các tài liệu sau:

(38)

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong tháng cho ở bảng:

Đơn vị: đồng Loại chi phí

Đối tượng chịu chi phí

Nguyên

vật liệu Tiền lương

Khấu hao tài sản cố định

Tiền mặt

Trực tiếp sản xuất sản phẩm 4.000.000 1.000.000

Phục vụ ở phân xưởng 400.000 400.000 600.000 350.000

Bộ phận bán hàng 200.000 300.000 200.000 550.000

Bộ phận quản lý doamh nghiệp 400.000 600.000 400.000 600.000 - Trong tháng sản xuất hoàn thành 800 sản phẩm A đã được nhập kho thành phẩm. Cho biết:

+ CPSX dở dang đầu tháng: 500.000đ + CPSX dở dang cuối tháng: 350.000đ

+ Thành phẩm tồn kho đầu tháng: 1.800.000đ (số lượng 200 sản phẩm ) - Xuất kho 900 sản phẩm bán cho khách hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng, giá bán 13.000đ/kg. Thuế GTGT: 10%. Sản phẩm xuất kho tính theo phương pháp nhập trước- xuất trước.

Yêu cầu:

1/ Định khoản

2/ Tính giá thành đơn vị sản phẩm A. Lập phiếu tính giá thành.

Bài tập 6.2

Tại một doanh nghiệp sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất được kế toán tập hợp lại như sau:

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ:

- TK 154: 1.600.000 đồng (đánh giá sản phẩm dỡ dang theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính).

- TK 152: 60.000.000 đồng. Gồm nguyên vật liệu chính là 50.000.000 đồng (10.000 đ/kg *5.000kg) và vật liệu phụ là 10.000.000 đồng (5.000đ/kg*2.000kg) Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

(39)

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 10.000 kg nguyên vật liệu chính, đơn giá 9.800 đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển theo hoá đơn có 5% thuế GTGT là 2.100.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 4.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500 đ/kg đã gồm 10%

thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển doanh nghiệp đã chi hộ cho bên bán gồm 5% là 420.000 đồng bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kỳ gồm:

- Dùng 5.000 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Dùng 520 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất.

Nghiệp vụ 4: Vật liệu phụ xuất dùng trong kỳ gồm:

- Dùng 500 kg để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Dùng 200 kg cho quản lý phân xưởng sản xuất.

Nghiệp vụ 5: Phân xưởng sản xuất báo hỏng một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 kỳ, trị giá ban đầu là 12.000.000 đồng, giá trị phế liệu bán thu bằng tiền mặt là 500.000 đồng.

Nghiệp vụ 6: Căn cứ vào bảng thanh toán lương trong kỳ, tiền lương phải trả cho:

- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là: 40.000.000 đồng.

- Nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 7: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan, kể cả phần trừ lương.

Nghiệp vụ 8: Chi phí tiền điện và các chi phí khác phát sinh trong kỳ phân bổ cho phân xưởng sản xuất là 4.200.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 9: Khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm là 4.000.000 đồng và bộ phận quản lý phân xưởng là 2.000.000 đồng.

Tài liệu 3: Báo cáo của phân xưởng sản xuất:

- Trong kỳ hoàn thành nhập kho 2.000 sản phẩm M, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 150 sản phẩm.

- Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 900.000 đồng.

(40)

Yêu cầu:

1/ Định khoản

2/ Tính giá thành đơn vị sản phẩm M. Lập phiếu tính giá thành

(41)

BÀI 7

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

Mã bài: MĐ 17-07 Giới thiệu:

Đánh giá sản phẩm dở dang là tìm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, việc đánh giá được thực hiện dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, bằng các phương pháp kế toán nhằm tính toán một cách tương đối chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ứng với số lượng dở dang cuối kỳ.

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu chính được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cơ cấu giá thành sản phẩm trị giá nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn.

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm sản phẩm dở dang;

- Trình bày được khái niệmchi phí nguyên vật liệu chính;

- Trình bày được phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính;

- Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng và đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay;

-Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành;

- Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn;

Nội dung chính:

1. Khái niệm sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành, đang chế tạo trên các dây chuyền sản xuất cuối mỗi kỳ kế toán. Để tính được giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán phải tiến hành đánh giá những sản phẩm dở dang cuối kỳ.

(42)

2. Khái niệm chi phí nguyên vật liệu chính

Nguyên vật liệu trong sản xuất được phân thành 2 loại: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.

Ví dụ: Trong doanh nghiệp may, để may được quần áo thì cần nguyên vật liệu gồm:

+ Nguyên vật liệu chính: vải

+ Nguyên vật liệu phụ: kim chỉ, khuy, nút, …

Chi phí nguyên vật liệu chính là giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính sử dụng để tạo ra sản phẩm.

3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 3.1. Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

Theo phương pháp này thì trong giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác thì tính hết cho sản phẩm đã hoàn thành. Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn ( cao hơn 70%) trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

3.2. Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm: Kế toán của doanh nghiệp tính toán rất dễ dàng vì công việc quá đơn giản.

- Nhược điểm: Khi áp dụng phương pháp này, thường kém chính xác nhưng có thể áp dụng được ở các doanh nghiệp có chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.

4. Công thức tính toán

Cuối kỳ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức:

CPSP DDCK = CPSP DDĐK+CP NVLC PS

SLSP HTNK+SLSP DDCK * SLSP DDCK Trong đó:

CPSP DDCK: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ CPSP DDĐK: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

CP NVLC PS: Chi phí Nguyên vật liệu chính phát sinh.

(43)

SLSP HTNK: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho SLSP DDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí Nguyên vật liệu chính.

Ví dụ minh họa:

Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình phát sinh các nghiệp vụ trong các tài liệu sau:

Tài liệu 1: Vật liệu tồn kho đầu tháng:

- Nguyên vật liệu chính: 2.000 kg, đơn giá nhập kho là 2.000 đồng/ kg - Vật liệu phụ: 1.000 kg, đơn giá là 1.000 đồng/kg.

Tài liệu 2: Tình hình nhập xuất vật tư trong kỳ :

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 3.000 kg nguyên vật liệu chính giá mua 2.000 đồng/ kg, thuế GTGT là 10%, tiền chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển bên bán thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ giá mua 950 đồng/kg, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí bốc dỡ vận chuyến hàng về đến kho của doanh nghiệp 55.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nhập kho công cụ dụng cụ A mua của đơn vị X với giá mua 1.000.000 đồng, thuê GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 4: Xuất kho 3.000 kg nguyên vật liệu chính sử dụng ở bộ phận sản xuất sản phẩm. Xuất kho 700 kg vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm là 600 kg, số còn lại sử dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất.

Nghiệp vụ 5: Xuất kho công cụ dụng cụ A có trị giá 900.000 đồng dùng cho phân xưởng sản xuất. Biết rằng công cụ - dụng cụ xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 10 kỳ.

Tài liệu 4: Các vấn đề khác liên quan :

Nghiệp vụ 1: Tiền lương phải thanh toán cho CB-CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 8.000.000 đồng; quản lý phân xưởng 1.000.000 đồng; hoạt động bán hàng 2 000.000 đồng; quản lý doanh nghiệp : 1.500.000 đồng.

(44)

Nghiệp vụ 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định để tính vào các đôi tượng chi phí có liên quan kể cả phần trừ BHXH, BHYT của CB- CNV.

Nghiệp vụ 3: TSCĐ trích khấu hao ở bộ phận sản xuất trong tháng là 20.500.000 đồng.

Nghiệp vụ 4: Trong tháng nhập kho 1.000 thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.200.000 đồng. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 200. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính. Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và tính giá thành sản phẩm.

Câu hỏi và bài tập Bài tập 7.1

Tại 1 doanh nghiệp sản xuất tổ chức kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ ( đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính)

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ:

- TK 154: 1.600.000 đồng ( đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí Nguyên vật liệu chính)

- TK 152: 60.000.000 đồng, gồm Nguyên vật liệu chính là 50.000.000 đồng (10.000 đồng/kg * 5.000 kg) và vật liệu phụ là 10.000.000 đồng (5.000đồng/kg

* 2.000 kg)

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ :

Nghiệp vụ 1: Nhập kho 10.000 kg nguyên vật liệu chính, đơn giá 9.800 đồng/

kg, thuế gtgt 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp . Chi phí vận chuyển theo hóa đơn đã có 5% thuế GTGT là 2.100.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 2: Nhập kho 4.000 kg vật liệu phụ, đơn giá 5.500 đồng/kg đã gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản . Chi phí vận chuyển đã bao gồm 5% thuê GTGT là 420.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt.

Nghiệp vụ 3: Nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kỳ gồm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo quan điểm này tác giả xác định nội dung của KTQTCP bao gồm: (1) Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí; (2) Nhận diện và xác định các trung tâm chi phí; (3)

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC sản xuất 2 loại sản phẩm A và B chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 700 triệu đồng, các chi phí phát sinh trong tháng gồm nguyên vật liệu

Công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động tiêu thụ hàng hóa và các khoản chi

CPSXC là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ ở phạm vi phân xuởng, ngoài chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,

- Phải phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tƣ, lao động, sử dụng máy thi công

Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán, việc ghi chép các loại chi phí và doanh thu phát sinh trong kỳ vẫn thực hiện thủ công cho nên khối lượng

▪ Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí vật chất, dịch vụ, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung… Những chi phí này hạch toán chung cho cả sản phẩm hoàn

n Nếu các tài nguyên chỉ có một trong hai lựa chọn để sử dụng cho sản xuất (ví dụ: đất dành xưởng chế biến cá thì không thể xây khu lưu trú cho công nhân) thì giá của