• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm

3.2.2. Tình trạng bệnh nhân trước mổ

3.2.2. Tình trạng bệnh nhân trước mổ

Nhận xét: Tất cả BN đều có dấu hiệu mất vững theo chiều trước sau (lachman test dương tính) từ mức độ II trở lên.

+ Nghiệm pháp chuyển trục Pivot - Shift (Pivot - Shift test) Bảng 3.14. Đánh giá nghiệm pháp chuyển trục Pivoshit

Pivot Shift Số BN Tỉ lệ%

Âm tính 0 0

Dương tính độ I 0 0

Dương tính độ II 20 55,56

Dương tính độ III 16 44,44

Tổng số 36 100

Nhận xét: 100% BN có dấu hiệu mất vững xoay, trong đó mất vững nặng có tỷ lệ khá cao (44,44%).

- Triệu chứng hạn chế vận động khớp gối + Hạn chế duỗi khớp gối trước mổ

Bảng 3.15. Hạn chế duỗi khớp gối

Hạn chế duỗi Số BN Tỉ lệ%

Không hạn chế duỗi 32 88,89

Hạn chế duỗi < 3 độ 1 2,78

Hạn chế duỗi 3-10 độ 2 5,56

Hạn chế duỗi > 10 độ 1 2,78

Tổng 36 100

Nhận xét: Hầu hết BN đều không có hạn chế duỗi trước mổ chiếm tỷ lệ 88,89%. Có duy nhất 1 BN hạn chế duỗi trên 10 độ trước mổ là trường hợp đứt DCCT có kèm theo rách sụn chêm trong kiểu quai Vali gây kẹt khớp, hạn chế duỗi và được mổ sớm.

+ Hạn chế gấp khớp gối trước mổ

Bảng 3.16. Hạn chế gấp khớp gối

Hạn chế gấp Số BN Tỉ lệ%

Không hạn chế gấp 25 69,44

Hạn chế gấp <10 độ 7 19,44

Hạn chế gấp 10 - 20 độ 4 11,12

Hạn chế gấp trên 20 độ 0 0

Tổng 36 100

Nhận xét: Đa phần bệnh nhân không hạn chế gấp gối - Đánh giá chức năng khớp gối trước khi mổ theo Lysholm

Bảng 3.17. Đánh giá chức năng khớp gối trước khi mổ (theo Lysholm)

Chức năng n Tỷ lệ %

Rất tốt (95-100) 0 0

Tốt (84 - 94) 0 0

Trung bình (65-83) 2 5,6

Xấu (≤ 64) 34 94,4

Tổng số 36 100

(p<0,05, 2- test)

Nhận xét: Về chức năng khớp gối trước khi mổ, bảng 3.17 cho thấy không có trường hợp nào ở mức độ tốt và rất tốt, tập trung chủ yếu vào mức xấu 34/36 bệnh nhân (94,4%) cao hơn nhóm chức năng loại mức trung bình 2/36 (5,6%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Tình trạng vững chắc khớp gối trước khi mổ theo IKDC

Bảng 3.18. Tình trạng vững chắc khớp gối trước khi mổ theo IKDC

Loại độ vững chắc n Tỷ lệ %

A 0 0

B 0 0

C 7 19,5

D 29 80,5

Tổng số 36 100

(p<0,05, 2- test, so sánh giữa các mức độ vững chắc)

Nhận xét: Tình trạng độ vững chắc khớp gối trước khi mổ, bảng 3.18 cũng chỉ ra có 29/36 bệnh nhân (80,5%) ở mức độ D, sau đó đến mức dộ C (19,5%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.2.2.3. Các tổn thương phối hợp của khớp gối - Các tổn thương phối hợp

Bảng 3.19. Các tổn thương phối hợp của khớp gối

Các loại tổn thương n Tỷ lệ %

Đứt dây chằng đơn thuần 16 44,4

Đứt dây chằng kèm rách 1sụn chêm 14 38,9

Đứt dây chằng kèm rách 2 sụn chêm 3 8,3

Đứt DCCT kèm lỏng nhẹ DCCS 1 2,8

Đứt DC kèm bong điểm bám DCCT 2 5,6

Tổng số 36 100

(p>0,05, 2- test, so sánh giữa tổn thương đơn thuần và tổng số các tổn thương phối hợp.

(p<0,05, 2- test, so sánh giữa các tổn thương phối hợp với nhau).

Nhận xét: Các triệu chứng được đánh giá qua các test trên lâm sàng.

Trong các loại tổn thương trên BN, bảng 3.19 cho thấy tổn thương đứt dây

chằng đơn thuần là 16/36 (44,4%); sau đó là các mức độ tổn thương có phối hợp như đứt dây chằng kèm rách 1 sụn chêm 14/36 BN (38,9%) và đứt dây chằng kèm rách kèm rách 2 sụn chêm 3/36 (8,3%), còn các loại tổn thương phối hợp khác như đứt DC kèm đụng dập DCCS và đứt DC kèm bong điểm bám DCCT chiếm tỷ lệ ít. Tổng số các BN có tổn thương phối hợp là 20/36 (55,6%) BN, nhiều hơn tổn thương đơn thuần. Sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, khi so sánh các tổn thương phối hợp với nhau cho thấy nhóm BN đứt dây chằng kèm rách 1sụn chêm chiếm tỷ lệ cao nhất (14/20 BN), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Phân bố các loại tổn thương phối hợp theo thời điểm từ khi chấn thương đến khi mổ

Bảng 3.20. Phân bố các loại tổn thương

phối hợp theo thời điểm từ khi chấn thương đến khi mổ

Các tổn thương phối hợp

Thời gian mổ 4- 6 tuần > 6 tuần-6

tháng

>6 th – 12 tháng

>12 th-24

tháng >24 tháng

n % n % n % n % n %

Đứt DC đơn thuần

(n= 16) 5 31,3 6 37,5 2 12,5 3 18,7 0 0

Đứt dây chằng kèm rách 1SC (n=14)

6 42,9 2 14,3 2 14,3 2 14,3 2 14,3 Đứt dây chằng kèm

rách 2 sụn chêm (n=3)

0 0 0 0 1 33,3 1 33,3 1 33,3 Đứt DCCT kèm lỏng

nhẹ DCCS (n=1)

1 100 0 0 0 0 0 0 0 0

Đứt DC kèm bong điểm bám DCCT (n=1)

1 50,0 0 0 0 0 0 0 1 50,0

Tổng số (n=36) 13 36,1 8 22,2 5 13,9 6 16,7 4 11,1

Nhận xét: Bảng 3.20 cho thấy trong số 16 BN đứt DC đơn thuần có 5 BN/16 BN (31,3%) và 6 BN/16 BN (37,5%) được mổ trong khoảng thời gian từ khi tai nạn đến khi mổ là 3 - 6 tuần và 6 tuần - 6 tháng tương ứng. Tổng số chiếm 68,8%. Số còn lại được mổ trong khoảng thời gian từ 6 tháng - 24 tháng kể từ khi tai nạn. Không có trường hợp nào được mổ trên 24 tháng sau khi bị chấn thương. Tương tự đối với các trường hợp đứt dây chằng kèm rách 1 sụn chêm cũng vậy, chủ yếu mổ trong vòng 6 tháng. Trái lại đối với các BN bị đứt dây chằng kèm rách 2 sụn chêm thì chủ yếu được mổ sau 6 tháng nhưng số lượng ít. Các trường hợp khác số bệnh nhân gặp ít nên khó có thể thấy sự khác nhau.

- Mối liên quan giữa các loại tổn thương và thời điểm từ khi chấn thương đến khi mổ

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các loại tổn thương và thời điểm từ khi chấn thương đến khi mổ

Các loại tổn thương* < 6 tháng > 6 tháng Tổng số

Tổn thương đơn thuần 11 68,8 5 31,2 16 100

Các loại tổn thương phối hợp 10 50,0 10 50,0 20 100

Tổng số 21 58,3 15 41,7 36 100

(OR= 2,28, (95% CI 0,46 – 10,98)

Nhận xét: Bảng 3.21 cho thấy các BN có tổn thương DCCT đơn thuần được mổ sớm dưới 6 tháng gấp 2,28 lần so với các BN đứt DCCT có kèm theo các tổn thương phối hợp.

3.2.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng

a. Kết quả xét nghiệm virut trước mổ

Bảng 3.22. Kết quả xét nghiệm virut trước mổ

Chỉ số XN HbsAg HCV HIV

Dương tính 5 (13,89%) 0 0

Âm tính 31 (86,11%) 0 0

Tổng 36 (100%) 0 0

Nhận xét: Có 5 BN dương tính với HbsAg trước mổ chiếm tỷ lệ 13,89%.

Không có bệnh nhân nào có kết quả XN máu dương tính với HIV và HCV b./. Độ di lệch mâm chầy trước mổ trên phim XQ có treo tạ

Bảng 3.23. Độ di lệch mâm chầy trước mổ trên phim XQ có treo tạ

Độ di lệch (mm) Số BN Tỷ lệ %

0-2 0 0

3-5 0 0

6-10 31 86,11

> 10 5 13,89

Tổng 36 100

Nhận xét: Tất cả BN đều bị lỏng gối với độ di lệch mâm chầy ra trước trên 6mm

c./. Kết quả chụp MRI trước mổ

Bảng 3.24. Kết quả chụp MRI trước mổ

Kết quả chụp n Tỷ lệ %

Đứt DCCT đơn thuần 16 44,4

Đứt DCCT kèm rách 1sụn chêm 14 38,9

Đứt DCCT kèm rách 2 sụn chêm 3 8,3

Đứt DCCT kèm đụng dập nhẹ DCCS 1 2,8

Đứt DCCT kèm bong điểm bám DCCT 2 5,6

Tổng số 36 100

Nhận xét: 100% BN được chẩn đoán đứt DCCT trên MRI và có tới 55,6% số BN kèm theo tổn thương phối hợp. Các tổn thương này đều được xử lý trong mổ.