• Không có kết quả nào được tìm thấy

I- MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- HS biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

3.Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

II-CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

- Tranh ảnh về người vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại để chiếu minh họa( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh

Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

Gv đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài:

- Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào?

- Khi đi ô tô/xe máy ai chở em ?

- Có khi nào trên đường đi ba/ mẹ...vừa chở em vừa nghe điện thoại không?

- Em thấy khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại có nguy hiểm không?

- Vậy khi thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại em cần làm gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ba ơi! Dừng xe rồi nghe điện thoại”

- GV cho Hs đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho Hs thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:

+ Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì?

+ Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại?

+ Vì sao ba và Thanh bị ngã?

+ Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không?

+ Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì?

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0 về hậu quả của việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại.

c) Hoạt động thực hành

GV nêu câu hỏi 1 bài tập thực hành:

1/Em hãy nêu những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại.

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi sau đó gọi đại diện các nhóm phát biểu - GV chốt:

Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại:

+ Va vào xe người khác.

+ Bị xe người khác va vào mình

+ Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường.

- GV yêu cầu Hs đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô □ ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào □ ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- Gv chiếu lần lượt từng tranh và hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?

+ Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

- Nếu trong thực tế, em gặp những hành động chưa đúng như trong các hình ảnh,em sẽ làm gì?

- GV chốt

d) Hoạt động ứng dụng

- Yêu cầu Hs đọc mẩu chuyện ngắn trong sách.

- Chiếu tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?( tranh 1)( Mẹ Ngân dừng lại nghe điện thoại) + Theo em việc làm này đúng hay sai?

+ Tương tự với tranh 2

+ Nếu em là Ngân em sẽ làm thế nào?

Hs cần nêu được: Khi điều khiển giao thông nghe điện thoại reo phải dừng lại bên đường để nghe. Không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại như vậy sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác.

2. Tổ chức lớp học ởs sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt ý

_______________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÁC ĐỚI KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU:

1.1.Mục tiêu chung:

- Giúp h/s kể được tên các đới khí hậu trên Trái Đất. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

- Nhận biết, vận dụng nhanh trên sơ đồ, trực quan - Thực hiện tốt theo bài học vào c/s.

1.2.Mục tiêu dành cho HSKT:

- HS biết kể được tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau.

- SGK, vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐHSKT A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra kiến thức qua bài :

“Năm tháng và mùa”

- Một năm có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng?

- Một năm có mấy mùa, đó là những mùa nào?

- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh

B. Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu “Các đới khí hậu”.

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1 :Yêu cầu quan sát tranh theo cặp

B1: Yêu cầu quan sát hình 1trang 124 sách giáo khoa.

- Hãy chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu:

- Mỗi bán cầu có mấy đới khí

- Trả lời về nội dung bài học trong bài: Năm tháng và mùa - HS nêu lần lượt

- Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài

- Lớp mở sách giáo khoa quan sát hình 1 trang 124 và một số em lên bảng chỉ và nêu trước lớp.

- Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí

-Nhắc lại

-Quan sát

Nhận biết màu sắc trên quả địa cầu

hậu ?

- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?

B2: Gọi các nhóm trình bày ý kiến

- Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh.

+ Theo em vì sao khí hậu các nước khác nhau?

=> Trái Đất được chia làm 2 nửa bằng nhau, ranh giới là đường xích đạo, mỗi bán cầu … Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.

B1: HD các nhóm thực hành chỉ trên quả địa cầu về các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới + Xác định để tìm đường xích đạo trên quả địa cầu?

+ Xác định vị trí nước Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

+ Xác định 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên?

- B2: Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp.

- Nhận xét đánh giá

+ Em hãy cho biết đặc điểm của mỗi đới khí hậu?

Hoạt động 3: Trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

- Phát cho mỗi nhóm 1 hình vẽ

hậu.

- Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Đại diện cặp nêu kết quả thảo luận

- Vì chúng nằm ở vị trí khác nhau trên Trái Đất.

- Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1.

- Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận chỉ trên quả địa cầu - HS tìm đường xích đạo (vạch đậm)

- Việt Nam nằm ở nhiệt đới

- Nhiệt đới: Việt Nam, Bru-nây, Malaixia

+ Ôn đới: Pháp, Úc, Thụy Sĩ + Hàn đới: Thụy Điển, Phần Lan, Canada

- Đại diện nhóm lên thực hành chỉ về các đới khí hậu có trên quả địa cầu trước lớp.

+ Hàn đới: lạnh quanh năm, có tuyết

+ Ôn đới: Ấm áp, mát mẻ, có đủ 4 mùa

+ Nhiệt đới: Nóng, ẩm, mưa nhiều

- Lớp tiến hành về vị trí các nhóm theo yêu cầu giáo viên.

-Nhắc lại

-Chỉ được đường xích đạo

-Nhắc lại

-Thực hành trong nhóm

-Nhận xét

-Tham gia

tương tự như hình 1 sách giáo khoa (không có ghi chú) và 6 thẻ màu.

- Phát lệnh bắt đầu, yêu cầu các nhóm tiến hành dán các thẻ màu vào hình vẽ.

- Theo dõi nhận xét bình chọn nhóm làm đúng, đẹp và xong trước.

3) Củng cố, dặn dò:

- Em hãy chỉ vị trí các đới khí hậu trên quả địa cầu?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới

- Trao đổi lựa chọn để dán đúng các thẻ màu vào hình vẽ.

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn trả lời đúng nhất.

- Lên thực hành chỉ trên quả địa cầu.

với nhóm

-Nhắc lại những gì nhớ được

______________________________________________________

Ngày soạn: 16/06/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 06 năm 2020

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU :

1.1. Mục tiêu chung

- Củng cố về cách thực hiện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị và thực hiện các PT trong biểu thức

- Rèn kĩ luyện năng thực hiện các phép tính trong biểu thức số, giải toán rút về đơn vị.

- Giáo dục HS tích cực, tự giác học tập.

1.2. Mục tiêu dành cho HSKT

- Thực hiện được 1,2 biểu thức và giải toán về đơn vị

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ - Vở, bút dạ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐHSKT 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi h/s đọc thuộc bảng nhân, chia 8,9?

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Luyện tập:

Bài 1: Gọi học sinh nêu y/c BT