• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.

2. Kĩ năng:Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi .

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình trang 10,11.

- Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng. ( ƯDPHTM) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.

+ Hãy nói về vai trò của phụ nữ?

+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người.

+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính mỗi người?

+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?

+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?

+ Bào thai được hình thành từ đâu?

+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé sinh ra?

- KL: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng của người bố. .. trong bụng mẹ em bé được sinh ra.

b. Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.

- Yêu cầu HS làm theo cặp.

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài tập.

- KL: Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo

- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe

+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính mỗi người.

+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.

+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.

+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.

+ Sau 9 tháng mẹ mang thai thì em bé sinh ra.

- HS lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích hợp trong SGK

- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.

c. Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi

* ƯDPHTM: Cho hs xem tư liệu về các giai đoạn phát triển của thai nhi.

- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi

- KL: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể người. Đến tuần thứ 20, bé thường xuyên cử động …

- Đọc mục bạn cần biết SGK.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà xem trước bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ.

- Hs sử dụng máy tính bảng xem phim tư liệu về các giai đoạn phát triển của thai nhi.

- 4 HS tiếp nối nhau trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 2- 3 hs đọc

+ Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.

- Hs mô tả

- Lắng nghe, ghi nhớ.

AN TOÀN GIAO THÔNG TIẾT 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.

2. Kĩ năng: HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn khi chuyển hướng, vượt xe, tránh xe an toàn.

- Phán đoán, nhận thức xử lí các tình huống nguy hiểm khi đi xe đạp có thể xảy ra.

3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.

II. CHUẨN BỊ

- Một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ bài trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu về bài học.

- Ghi tên bài.

2. Các hoạt động (15’)

- 3HS nêu

- Hs lắng nghe

a. Hoạt động 1: Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường

* Mục tiêu: HS biết cách đi xe đúng làn đường của mình.

* Cách tiến hành:

- Treo tranh.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn lên xe từ bên tay nào?

+ Đi vào làn đường nào?

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét.

* KL: Trên đường có rất nhiều làn đường dành cho các loại xe, chúng ta phải đi sát vào làn đường bên phải hoặc làn đường dành cho xe đạp.

b. Hoạt động 2: Những điều cần biết trước khi tham gia giao thông bằng xe đạp

* Mục tiêu: HS biết được quy định an toàn khi đi xe đạp trên đường.

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu 1.

-Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét.

- Gọi HS đọc yêu cầu 2.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

+ Theo em thế nào được gọi là đi xe đạp an toàn trên đường?

- GV kết luận: Khi đi trên đường chúng ta phải đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ...

c. Hoạt động 3: Những điều cần biết khi đi xe đạp

* Mục tiêu: HS biết được những việc nên hay không nên khi đi xe đạp trên đường.

* Cách tiến hành:

+ Hãy kể những điều không nên làm khi đi xe đạp?

+ Người đi xe đạp không được thực hiện những hành vi nào?

- GV chốt.

- Quan sát tranh

- HS thảo luận theo nhóm.

+ Tay trái.

+ Làn đường bên phải hoặc làn đường dành cho xe đạp.

- HS các nhóm báo cáo.

- HS nêu nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS đọc.

- 2 HS 1 bàn thành 1 nhóm, thảo luận làm bài.

- HS nêu.

- HS khác nhận xét.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nêu ý kiến của mình.

- HS nêu nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 số HS nêu.

- HS nêu.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

+ Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm về điều gì?

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Nhận xét giờ học. Dặn hs về nhà nói lại với người thân về bài học và yêu cầu hs thực hiện đúng những gì đã học.

Xem trước bài sau.

- Hs nêu.

- 2 HS đọc.

- HS lắng nghe; ghi nhớ.

SINH HOẠT TUẦN 2 I. Mục tiêu:

- Giáo viên nắm lại tình hình lớp trong tuần qua, từ đó đề ra biện pháp giúp học sinh, tập thể phát huy những ưu điểm và khắc phục khuyết điểm của mình trong tuần qua.

- Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp.

- Học sinh tự nhận xét tuần.

- Rèn kĩ năng tự quản.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.

II. Chuẩn bị :

- Sổ theo dõi thi đua các tổ.

III. Lên lớp:

1. Đánh giá các hoạt động tuần 1.

* Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ. Các lớp phó và lớp trưởng tổng kết chung.

+ Học tập:...

...

.………...………

+ Trật tự:...

...

.………...………

+ Vệ sinh:...

...

.………...………

* GV nhận xét:

+ Học tập:...

...

.………...………

+ Trật tự:...

...

.………...………

+ Vệ sinh:...

...

.………...………

2. Công tác tuần tới:

- Nền nếp: Tiếp tục thực hiện tốt nền nếp do trường, lớp và đội đề ra.

- TD- Vệ sinh:

+Thực hiện tốt công tác trực nhật lớp.

+ Không ăn quà, vứt rác bừa bãi.

+ Thực hiện đầy đủ các buổi hoạt động giữa giờ, HĐ ngoại khoá và các bài TDục tự giác, tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật tốt. Tham gia tiếng trống sạch trường. Thực hiện tốt lao động chuyên.

+ Thực hiện tốt ATGT; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Học tập:

+ Lập thời gian biểu phù hợp. Thực hiện tốt giờ truy bài.

+ Tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Mỗi tiết học mỗi em giơ tay phát biểu ý kiến ít nhất 3 lần. Các em học khá, giỏi giúp đỡ bạn yếu.

+ Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giữ gìn sách vở sạch, không quăn mép, không xé sách vở. Tiếp tục luyện chữ viết.

3. Kết thúc:

- Dặn dò HS ngày nghỉ giúp bố mẹ và chuẩn bị bài cho tuần 3.

________________________________________

PHTN

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM (tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Hs nắm được các thiết bị của phòng học, chức năng của các bộ thiết bị, vị trí đặt các bộ thiết bị.

- GD tính cẩn thận, sự đam mê tìm tòi khám phá khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

- Các bộ thiết bị của phòng học trải nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định (3’)

- GV y/c các nhóm về vị trí của nhóm mình.

2. Giới thiệu vị trí đặt các bộ thiết bị của phòng học (10’)

- Gv giới thiệu vị trí đặt các bộ thiết bị.

- Y/c HS sau khi nghe xong thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày lại.

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Giới thiệu tên gọi, công dụng, chức năng của từng bộ thiết bị (20’)

- GV giới thiệu lần lượt tên gọi, chức năng, công dụng của các bộ thiết bị, kết hợp cho HS quan sát (bộ toán học, bộ đo dung tích, mô hình giải phẫu người, các bộ robots, …)

- T/c cho học sinh thảo luận trong nhóm, sau đó nhắc lại.

- Lưu ý cho HS cách sử dụng các bộ thiết bị trong mỗi tiết học để đảm bảo các chi tiết không bị hỏng, bị mất.

- Hs thực hiện

- Các nhóm Hs lắng nghe, quan sát, ghi nhớ

- Đại diện các nhóm trình bày

- Lớp theo dõi

- Hs thực hiện - Nhóm khác nhận xét, BS

- Các nhóm thực hiện