• Không có kết quả nào được tìm thấy

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhi tử vong từ 01/1/2009 đến 31/12/2014.

- Với mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu mô tả phân tích.

- Với mục tiêu 3: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu can thiệp cộng đồng.

Thực trạng tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện tại BV Sản Nhi Nghệ An

Một số yếu tố cá nhân bệnh nhi

Tử vong trong vòng

24 giờ sau khi nhập viện

Đánh giá kết quả can thiệp

Trang thiết bị:

- Hồ sơ bệnh án - Máy vi tính Nhân lực:

- Bác sỹ - Điều dưỡng

Các bệnh viện huyện Bệnh viện Sản

Nhi Nghệ An

Nhân lực:

- Đào tạo (Cấp cứu nhi khoa cơ bản, hồi sức sơ sinh)

Trang thiết bị:

- Tính sẵn sàng của trang thiết bị cấp cứu trong quá trình cấp cứu ban đầu, vận chuyển cấp cứu Tổ chức:

- Tổ chức thực hiện vận chuyển cấp cứu

Can thiệp

Nhân lực

Tổ chức Tử vong trong 24 giờ sau khi nhập viện Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu

1

Mục tiêu

2

Mục tiêu

3

2.3.1. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng

- Nhằm giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của của đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để thu thập dữ liệu liên quan đến các yếu tố tác động đến tử vong 24 giờ tại bệnh viện. Các số liệu đó được thu thập có định hướng với những nhận định ban đầu với mục đích đánh giá thực trạng và những yếu tố trọng tâm để xây dựng bộ công cụ can thiệp, tác động vào những nguyên nhân chính.

- Chọn địa điểm nghiên cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An và 8 bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh Nghệ An để đánh giá xác định thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp. Xây dựng đề cương, công cụ và hoàn thành các thủ tục thực hiện nghiên cứu và can thiệp.

- Xác định các yếu tố liên quan đến tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện để thực hiện khảo sát để từ đó xây dựng các chỉ số đánh giá chủ yếu bao gồm:

+ Nhân khẩu học + Tình trạng bệnh tật + Xử lý ở truyến trước

+ Quá trình vận chuyển, cấp cứu 2.3.2. Triển khai một số biện pháp can thiệp

- Nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu 3 của đề tài, phương pháp được sử dụng của nhóm nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng trước sau. Trong đó có đánh giá kết quả triển khai thực hiện một số giải pháp can thiệp của đối tượng can thiệp trực tiếp và gián tiếp trước và sau khi can thiệp.

2.3.2.1. Đào tạo cán bộ y tế

Đào tạo cho toàn bộ CBYT đang và dự kiến sẽ tham gia vào công tác cấp cứu, hồi sức và vận chuyển cấp cứu của cả tuyến huyện và tuyến tỉnh (BVSN Nghệ An).

Về đào tạo Hồi sức sơ sinh thiết yếu, số lượng dự kiến đào tạo là 180 - 200 người, chia thành 8 - 10 lớp. Đào tạo Cấp cứu nhi khoa cơ bản dự kiến tổ chức khoảng từ 12 - 14 lớp, mỗi lớp dự kiến từ 20 - 24 người.

Nội dung chương trình và quy chuẩn đào tạo, giáo trình đào tạo sử dụng tài liệu sẵn có của Bệnh viện Nhi Trung ương đã được Bộ Y tế phê duyệt. Chương trình đào tạo cấp cứu nhi khoa cơ bản được Hiệp hội các nước sử dụng tiếng Anh biên soạn, trong đó phiên bản được sử dụng đào tạo tại Việt Nam được Bệnh viện Nhi Hoàng gia Úc soạn thảo, trực tiếp đào tạo giảng viên cấp quốc gia cho Việt Nam. Chương trình Hồi sức cấp cứu sơ sinh (Neonatal Resuscitation Program – NRP) theo phiên bản của Hiệp hội Nhi khoa - Tim mạch Hoa Kỳ được Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi Đồng I - Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tại Việt Nam, đội ngũ giảng viên cấp tỉnh được Bệnh viện Nhi Trung ương đào tạo và cấp chứng chỉ.

Hình thức đào tạo: Lên lớp giảng bài lý thuyết và thực hành lâm sàng trên mô hình. Trước và sau các phần học sẽ thực hiện đánh giá kết quả.

Sử dụng cơ sở vật chất đào tạo hiện có của các cơ sở khám chữa bệnh trong danh sách can thiệp và đội ngũ giảng viên cấp cứu nhi khoa cấp quốc gia của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Bệnh viện Nhi Trung ương; giảng viên hồi sức sơ sinh thiết yếu của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Trong quá trình thực hiện can thiệp việc giám sát kết quả sau đào tạo tại các tuyến được thực hiện kế hoạch theo từng đợt. Đoàn giám sát sẽ thực hiện thông qua hoạt động chỉ đạo tuyến của hệ thống các bệnh viện theo kế hoạch.

2.3.2.2. Tổ chức vận chuyển cấp cứu

Xây dựng mô hình vận chuyển cấp cứu dựa trên thực tế và những yếu tố tác động từ kết quả nghiên cứu tại địa phương đa dạng về vùng miền, điều kiện tự nhiên, dân số đông, mô hình bệnh tật đa dạng, điều kiện kinh tế trong mức bình quân của cả nước.

Sử dụng hệ thống, tổ chức, nguồn lực sẵn có của đội ngũ giảng viên cấp cứu quốc gia của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Bệnh viện Nhi Trung ương, cán bộ của các bệnh viện được hưởng lợi từ các hoạt động can thiệp, chính quyền để giảm thiểu chi phí ở mức tối đa.

Triển khai VCCC nhi khoa, theo dõi, giám sát, đánh giá việc VCCC theo các tiêu chí vận chuyển bệnh nhi an toàn.

2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU