• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xử trí của cán bộ y tế khi chuyển tuyến cấp cứu

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CAN THIỆP CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN

4.2.3. Xử trí của cán bộ y tế khi chuyển tuyến cấp cứu

Tỷ lệ điều trị hỗ trợ tuần hoàn trong đợt 2 cũng cao hơn so với đợt 1.

Tuyến trước đã có cố gắng điều trị và ổn định bệnh nhân trước khi chuyển viện song họ cũng gặp những trở ngại lớn cấp cứu về hô hấp, có lẽ do mặt bệnh hô hấp là phổ biến, kinh nghiệm điều trị những trường hợp nặng còn hạn chế, đồng thời tuyến trước cũng còn thiếu về trang thiết bị cấp cứu hô hấp (như CPAP, máy thở...v.v).

Cũng theo Lê Thanh Hải và cộng sự xử trí trước khi chuyển viện về hỗ trợ hô hấp với thở ô xy đợt 1 là 61,3%, đợt 2 là 52,2%; thở máy đợt 1 là 18,7%, đợt 2 là 12,3%; bóp bóng qua mask đợt 1 là 10,2% đợt 2 là 7,4%. Hỗ trợ cấp cứu tuần hoàn đợt 1 là 40,6%, đợt 2 là 75%. Hỗ trợ cấp cứu thần kinh đợt 1 tỷ lệ là 11%, đợt 2 tỷ lệ là 10,5%.

Nhiều bệnh rất phức tạp và đa dạng mà cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân không đủ khả năng để hồi sức và điều trị chuyên sâu. Do đó, bệnh nhân cần phải được chuyển lên tuyến cao hơn với nguyên tắc là bệnh nhân thường xuyên được chăm sóc tốt nhất từ cơ sở tiếp nhận và xử trí ban đầu đến các đơn vị của tuyến trên.

Quyết định chuyển bệnh nhân được dựa trên cơ sở đánh giá những ích lợi thu được và các nguy cơ bất lợi có thể xảy ra như vận chuyển không đúng quy trình cấp cứu, dẫn đến tình trạng của bệnh nặng lên hoặc tử vong trên đường vận chuyển.

4.2.3.2. Liên hệ tuyến trên, giải thích trước chuyển tuyến

Việc liên hệ với cán bộ tuyến trên trước khi chuyển tuyến được Quy định tại Điều 24. Người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc.

Liên lạc với nhân viên y tế nơi bệnh nhân sẽ được chuyển đến và cung cấp thông tin về tình trạng bệnh nhân, bệnh sử cho họ biết. Cả hai nhóm vận

chuyển và tiếp nhận bệnh nhân sẽ quyết định bệnh nhân có đủ điều kiện để chuyển không, nơi nào sẽ giám sát quá trình vận chuyển.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bệnh viện tuyến dưới chưa liên hệ, hội chẩn với Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Còn từ Bệnh viện Sản Nhi chuyển đi 90,48% trường hợp có liên hệ, 24,76% có hội chẩn trước khi chuyển viện trong thời gian 10/2010 - 10/2011.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Phan Ngọc Lan cho thấy các bệnh viện tuyến dưới có liên hệ với Bệnh viện Nhi Trung ương là 4,6%. Trong khi đó, đa phần cán bộ y tế ở tuyến dưới không có sự liên hệ với bệnh viện Nhi Trung ương, chiếm tỷ lệ 95,4%.

So sánh với giả Lê Thanh Hải và cộng sự nghiên cứu 2 đợt, đợt I tháng 11/2007-3/2008, đợt 2 từ 8/2009 - 1/2010, sự liên hệ trước khi chuyển tuyến lần 1 là 0%, lần 2 là 67,9%. Phối hợp giữa nhóm vận chuyển bệnh nhân vài nơi sẽ tiếp nhận bệnh nhân phải được thiết lập ngay sau khi cấp cứu và ổn định tình trạng bệnh nhân. Điều này rất quan trọng, bảo đảm kết quả điều trị tốt nhất.

Việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cụ thể đặc biệt quan trọng trước khi vận chuyển bao gồm: ổn định bệnh nhân, liên lạc trước và vận chuyển an toàn sẽ góp phần làm tăng tính an toàn và đem lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhi. Nếu không chăm sóc tích cực trước khi chuyển sẽ làm cho bệnh nhân nặng lên và nơi tiếp nhận sẽ rất khó khăn trong việc hồi sức tiếp theo đó.

Giải thích cho gia đình người bệnh trước khi chuyển tuyến được quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh. Hầu hết các cán bộ y tế có thông tin và giải thích với gia đình bệnh nhi trước khi chuyển tuyến cấp cứu với 298 trường hợp chiếm 72,7%.

Tuy vậy, vẫn còn tỷ lệ khá cao số trường hợp là không thông tin và giải thích với gia đình bệnh nhi với 112 trường hợp chiếm 27,3%. Việc giải thích thông tin cho gia đình người bệnh có vai trò quan trọng giúp việc phối hợp tốt giữa cán bộ y tế với gia đình người bệnh trong cấp cứu bệnh nhi.

Bên cạnh đó, việc phối hợp còn đảm bảo tính pháp lý cho người bệnh cũng như tránh các thủ tục rắc rối cho cán bộ y tế khi bệnh nhi tử vong trên đường vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu.

4.2.3.3. Xử trí bệnh nhi trên xe vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu

Xử trí trên xe vận chuyển là khâu quan trọng và ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng hồi phục ở trẻ, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ, các sự cố xảy ra khi vận chuyển, kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ y tế. Do vậy, đánh giá cách xử trí trên xe vận chuyển cấp cứu có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu nhất trong việc vận chuyển cấp cứu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá 8 bệnh nhi tử vong trên đường vận chuyển trước khi có tiến hành can thiệp, 6 bệnh nhi tử vong trên đường vận chuyển ngay sau khi có tiến hành can thiệp và 4 bệnh nhi tử vong trên đường vận chuyển sau can thiệp 12 tháng cho thấy các bệnh nhi tử vong xẩy ra trên đường đều đã được tiên lượng và dự báo trước. Tuy nhiên theo yêu cầu và cam kết của gia đình nguyện vọng chuyển tuyến, công tác cấp cứu có sự chuẩn bị thuốc, phương tiện và trang thiết bị đi cùng, có 3 trường hợp phải đưa vào các bệnh viện trên tuyến đường chuyển viện để hồi sức cấp cứu.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cộng sự nghiên cứu sự chuyển tuyến cấp cứu, tỷ lệ các biến cố xảy ra trong quá trình vận chuyển là 132 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 18,8%,

Tuy nhiên trong nghiên cứu cho thấy chỉ có 22,8% số bệnh nhi là được theo dõi trong quá trình chuyển viện. Thực tế khi có các biến cố xảy ra thì đó cũng là lúc cần sự xử trí kịp thời nhằm giúp bệnh nhi ổn định trên đường vận chuyển lên tuyến trên.

Nghiên cứu các trường hợp tim ngừng đập tại bệnh viện Nhi Đồng II của tác giả Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thành Đạt cho thấy, tỷ lệ các biện pháp xử trí như thở oxy khi chuyển viện bằng bóp bóng NKQ 57,9%, Bóp bóng qua Mask là 5,3%, thở ô xy qua canuyl là 15,8%, không thở oxy là 21,1%; Truyền dịch khi vận chuyển 63,2%.

Mặc dù nghiên cứu của Phan Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thành Đạt trên những bệnh nhân nguy kịch, chết trước khi nhập viện, tuy vậy tỷ lệ không cho thở oxy vẫn chiếm tỷ lệ khá cao với 1/5 số bệnh nhi.

Thực tế, xử trí bệnh nhi trên xe vận chuyển cấp cứu là hết sức quan trọng, có tính thiết thực trong việc góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ. Tuy vậy, việc xử trí trong quá trình vận chuyển không hề đơn giản, ngoài số lượng cán bộ y tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm, an toàn trong vận chuyển còn phụ thuộc vào trang thiết bị hiện có và thể trạng ở trẻ.

Do vậy, nếu đầy đủ trang thiết bị, nhân lực có chuyên môn và xử trí tốt thì có thể giúp trẻ qua khỏi cơn nguy hiểm và có thể bình phục được.

Việc tiếp nhận tại các phòng cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An và Bệnh viện Nhi Trung ương là giai đoạn cuối cùng của việc vận chuyển chuyến tuyến bệnh nhi mà trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện. Việc tiếp nhận và tiến hành các thủ thuật chính là hệ quả của tính an toàn trong vận chuyển. Khi vận chuyển chuyến tuyến cấp cứu xảy ra các vấn đề thì tại phòng cấp cứu phải tiến hành các can thiệp nhằm ổn định lại sức khỏe của bệnh nhi.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cộng sự tại bệnh viện Nhi Đồng I có 23,1% số bệnh nhi phải cấp cứu khẩn cấp ngay khi nhập viện (thở ô xy, truyền dịch, chống sốc, đặt nội khí quản, bóp bong giúp thở, xoa tim ngoài lồng ngực). Việc tiếp nhận, xử trí kịp thời của khoa cấp cứu của bệnh viện tuyến trên giúp trẻ có các sự cố trong quá trình vận chuyển có thể qua được cơn nguy kịch và ổn định được sức khỏe.

4.3. VẬN CHUYỂN KHÔNG AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH