• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tiêu chí đánh giá t ng nghiên cứu

- Nếu sau khi đã bổ sung propofol 2 lần như trên mà bệnh nhân vẫn không đủ tiêu chuẩn đặt ống NKQ hoặc vẫn xuất hiện tình trạng kích thích mạnh như ho liên t c, c động chân tay, chống lại động tác đặt ống NKQ thì tiến hành tiêm thuốc giãn cơ rocuronium với liều 0,3mg/kg. Tiến hành đặt ống Univent khi bệnh nhân không còn kích thích.

- Đặt ống Univent sai vị trí: vào thực quản hoặc đặt sâu vào phế quản.

- Gãy răng hoặc rơi răng vào đường thở.

- Tổn thương gây chảy máu vùng hầu họng, thanh quản.

- Rách cơ hầu họng, rách dây thanh, rách thanh quản hoặc khí quản.

- Sai khớp thái dương-hàm.

- Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp.

- Nhịp tim chậm và t t huyết áp.

c. Đánh giá biến đổi nhịp mạch và huyết áp động mạch giai đoạn khởi mê và đặt ống Univent.

- T0: Trước gây mê (giá trị nền).

- T1: Mất ý thức.

- T2: Ngay trước khi đặt ống Univent.

- T3: Ngay sau khi đặt ống Univent.

- T4: 2 phút sau khi đặt ống Univent.

d. Đánh giá biến đổi độ mê (RE, SE) tại các thời điểm giai đoạn khởi mê và đặt ống Univent.

đ. Đánh giá mức độ tiêu thụ các thuốc sufentanil và propofol của 2 nhóm nghiên cứu để khởi mê và đặt ống Univent.

2.2.4.2. Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả duy trì mê và thoát mê bằng propofol TCI hoặc sevofluran trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ.

a. So sánh biến đổi nhịp mạch và huyết áp động mạch tại các thời điểm trong duy trì mê, thoát mê và rút ống NKQ Univent.

- T5: Ngay trước khi rạch da.

- T6: Ngay sau khi rạch da.

- T7: phút sau khi rạch da.

- T8: Đặt trocart vào khoang phế mạc.

- T9: Bóc tách tuyến ức.

- T10: Đặt dẫn lưu khoang màng phổi.

- T11: Bóp bóng làm nở phổi.

- T12: Khâu da đóng vết mổ.

- T13: Ngay trước khi rút ống NKQ.

- T14: Ngay sau khi rút ống NKQ.

- T15: Sau rút ống NKQ phút.

b. So sánh biến đổi các chỉ số đo độ mê (RE, SE) tại các thời điểm trong duy trì mê và thoát mê của 2 nhóm nghiên cứu.

c. So sánh ảnh hưởng của các thuốc mê của 2 nhóm nghiên cứu đến chỉ số TOF tại các thời điểm trong duy trì mê và thoát mê.

Chỉ số TOF (train of four) được đo khi bệnh nhân bắt đầu mất tri giác (được xác định là giá trị ban đầu) và tại các thời điểm 30 phút, 0 phút, 90 phút và khi kết thúc cuộc mổ.

d. So sánh mức độ thuận lợi của phẫu thuật

Đánh giá mức độ làm xẹp phổi chủ động của ống Univent cho phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt tuyến ức: Được đánh giá và cho điểm khách quan bởi 2 phẫu thuật viên (phẫu thuật viên chính và phẫu thuật viên ph ) không tham gia vào nhóm nghiên cứu (theo thang điểm đánh giá ở bảng 2.4-trang 60) tại các thời điểm ban đầu, 10 phút và 20 phút trong thông khí một phổi.

Đánh giá mức độ hài l ng của phẫu thuật viên đối với phẫu thuật: Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá các mức độ hài lòng của phẫu thuật viên dựa theo các tiêu chí tại bảng 2.3 (trang 59).

Các cử động bất thư ng trong quá trình phẫu thuật: Ghi lại số lần bệnh nhân có các c động bất thường: ho, rướn, nấc hoặc các c động chân tay bất thường theo các mức độ ở bảng 2.5 (trang 61).

đ. Đánh giá các biến đổi của các chỉ số trong thông khí hai phổi và thông khí một phổi

- Các chỉ số trên lâm sàng: SpO2, EtCO2.

- Các chỉ số về thông khí nhân tạo: Vt, f, Ppeak.

- Các chỉ số xét nghiệm khí máu: pH; HCO3-; PaO2; PaCO2; SaO2

2.2.4.3. Mục tiêu 3: Đánh giá khả năng rút ống nội khí quản sau mổ và tình trạng hô hấp trong 2 gi đ u sau rút ống NKQ của các bệnh nhân được gây mê bằng hai phương pháp trên.

a. Đánh giá khả năng rút ống NKQ:

- Đánh giá các điều kiện rút ống NKQ: theo tiêu chuẩn rút ống NKQ (trang 60).

- Thời điểm rút ống NKQ sau phẫu thuật.

b. Đánh giá tình trạng hô hấp 72 giờ đ u sau khi rút ống NKQ

- Theo dõi toàn trạng bệnh nhân và phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng bất thường như: khó thở, kích thích vật vã, giãy d a, toát mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, tím tái.

- Theo dõi liên t c các chỉ số nhịp tim, huyết áp động mạch, tần số thở và SpO2 của bệnh nhân trong vòng 72 giờ đầu sau khi rút ống NKQ bằng monitor Nihon Koden. Ghi lại các giá trị vào các thời điểm:

+ Tần số thở và SpO2 trong vòng 30 phút đầu sau khi rút ống NKQ tại các thời điểm ngay sau khi rút ống NKQ; sau rút ống NKQ phút, 10 phút, 1 phút, 20 phút, 2 phút, 30 phút (ký hiệu tương ứng là: S0, S5, S10, S15, S20, S25, S30).

+ Tần số thở và SpO2 tại các thời điểm: sau mổ 1 giờ, 2 giờ, giờ, 8 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 8 giờ và 72 giờ (ký hiệu tương ứng là H1, H2, H4, H8, H16, H24, H36, H48, H72).

- Các giá trị của khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3

-, SaO2 tại các thời điểm 2 giờ, ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba sau mổ.

- Các chỉ số chức năng hô hấp FVC, VC, FEV1, FEV1/FVC tại các thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba sau mổ.

- Thời gian hồi ph c sau phẫu thuật: thời điểm bệnh nhân bắt đầu ho, khạc được, ngồi dậy được, đi lại được và rút dẫn lưu sau phẫu thuật.

c. Đánh giá tổn thương đường thở do đặt ống NKQ

- Đánh giá tổn thương trên lâm sàng: tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng khàn tiếng và đau họng. Mức độ của các triệu chứng được đánh giá theo các tiêu chuẩn ở bảng 2.6 (trang 61).

- Mức độ tổn thương thực thể: Bệnh nhân được đánh giá mức độ tổn thương đường thở một cách khách quan (theo phân loại tại bảng 2.7- trang 62) tại thời điểm ngày thứ hai sau mổ qua quan sát bằng nội soi phế quản bởi các bác sĩ chuyên khoa hô hấp không là thành viên của nhóm nghiên cứu.

2.2.5. Một s tiêu chuẩn và đ nh ngh a sử dụng t ng nghiên cứu