• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các chỉ số, biến số nghiên cứu

2.4.3. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu

* Nồng độ FSH trong máu.

Nồng độ FSH trong huyết thanh của bệnh nhân được xét nghiệm vào ngày thứ 2 hay 3 của chu kỳ kinh bằng phương pháp Immuno assay (ROCHE E411, Indiana, USA) và được tính bằng đơn vị mIU/ml. Nồng độ FSH 10 mIU/ml được lấy làm điểm cắt để phân biệt giữa bệnh nhân bị giảm dự trữ buồng trứng và bệnh nhân có buồng trứng bình thường về sinh lý [122].

* Đánh giá phôi giai đoạn phân chia (3 ngày sau thụ tinh).

 Đánh giá phôi giai đoạn phân chia dựa vào đặc điểm quan sát phôi như: số lượng phôi bào:

o Phôi có 4-6 phôi bào = phôi chậm phát triển.

o Phôi có 7-9 phôi bào = phôi phát triển bình thường.

o Phôi có ≥ 10 phôi bào = phôi phát triển nhanh.

 Số lượng mảnh vụn trong phôi: % mảnh vụn so với tổng thể tích phôi:

o ≤ 5% mảnh vụn = số lượng mảnh vụn ít.

o 6-15% mảnh vụn = số lượng mảnh vụn trung bình.

o 16-30% mảnh vụn = số lượng mảnh vụn nhiều.

o >30% mảnh vụn = số lượng mảnh vụn rất nhiều.

 Sự phân bố mảnh vụn trong phôi:

o Tập trung: các mảnh vụn nằm tập trung tại một vị trí trong phôi thường ở vùng ngoại vi.

o Rải rác: các mảnh vụn nằm rải rác trong phôi giữa các phôi bào.

 Kích thước phôi bào:

o Đồng đều: các phôi bào có kích thước tương đối bằng nhau.

o Không đồng đều: các phôi bào có kích thước khác nhau (≥25%).

* Đánh giá phôi nang ngày 5 và 6.

Phôi nang được đánh giá phần lớn dựa vào tiêu chuẩn của Gardner [20]

(theo thang điểm từ 1 đến 6 phụ thuộc vào độ phát triển rộng của khoang phôi nang và hiện tượng thoát màng (Hình 1.4).

 Đánh giá bước 1 dựa vào khoang phôi nang và hiện tượng thoát màng.

o Giai đoạn 1: phôi nang giai đoạn sớm (early blastocyst) khi khoang dịch chiếm dưới ½ tổng thể tích của phôi.

o Giai đoạn 2: phôi nang (blastocyst) khi khoang dịch chiếm trên ½ tổng thể tích của phôi.

o Giai đoạn 3: phôi nang đầy (full blastocyst) khi khoang dịch chiếm hầu hết thể tích của phôi.

o Giai đoạn 4: phôi nang rộng (expanded blastocyst) khi khoang dịch phát triển rộng làm cho màng trong suốt (zona pellucida/ZP) bắt đầu mỏng dần.

o Giai đoạn 5: phôi nang đang thoát màng (hatching blastocyst) khi nguyên bào lá nuôi (trophectoderm cell /TE) bắt đầu thoát ra khỏi màng trong suốt.

o Giai đoạn 6: phôi nang đã thoát màng (hatched blastocyst) khi phôi nang đã hoàn toàn thoát ra khỏi màng trong suốt.

 Đánh giá bước 2:

Đối với phôi nang từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 6, cần phải đánh giá bước 2 dưới kính hiển vi đảo ngược về đặc điểm nguyên bào phôi (inner cell mass/ICM) và nguyên bào lá nuôi (trophectoderm cells /TE) như sau:

o Đánh giá nguyên bào phôi (inner cell mass /ICM):

 Loại A =khi có rất nhiều tế bào liên kết chặt chẽ.

 Loại B =khi vài tế bào liên kết lỏng lẻo.

 Loại C =khi có rất ít tế bào.

 Loại D =khi không thấy ICM.

o Đánh giá tế bào lá nuôi (trophectoderm cell /TE )

 Loại A = nhiều tế bào liên kết tạo thành biểu mô kết.

 Loai B = vài tế bào tạo thành biểu mô rời rạc.

 Loại C = có vài tế bào lớn.

2.5. Xử lý số liệu.

Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng phương pháp tính thống kê như sau:

* Phép tính thập phân để xác định tỷ lệ.

Khi bình phương /Chi-square/ X2 để xác định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ

có ý nghĩa thống kê khi 2 ≥ 3,84 tương ứng với p<0,05 (định tính).

(ad – bc)². N

Khi bình phương (Chi square ) = --- (a+b) (c+d) (a+c) (b+d)

* Phép tính nguy cơ tương đối (Relative Risk/RR).

RR biểu thị cụ thể cách đo lường hướng định lượng về hậu quả (lệch bội nhiễm sắc thể) tăng cao gấp bao nhiêu lần khi có yếu tố nguy cơ tác động so với nhóm chứng không có yếu tố nguy cơ tác động. Cách tính dựa vào bảng 2x2 như sau (bảng 2.1):

Bảng 2.1: Bảng tính thống kê liên quan giữa yếu tố chỉ báo và tỷ lệ LBNST.

Yếu tố nguy cơ (chỉ báo)

Tình trạng thật về NST của phôi LBNST

(có bệnh)

Bình thường

(không có bệnh) Cộng

Có mặt (+) a (+ thật) b (+ giả) a + b

Không có mặt (-) c (- giả) d (- thật) c + d

Cộng a + c b + d a+b+c+d = N

Nguy cơ tương đối (relative risk) RR= (a/a+b) / (c/c+d )

* Tỷ số khả năng (likelyhood ratio/ LR).

LR dùng để đánh giá giá trị (hay sự chính xác) của một yếu tố (phương pháp) chẩn đoán. Có 2 loại LR:

Tỷ số khả năng khi xét nghiệm dương tính (LR+) là tỷ số của tỷ lệ dương tính thật (có mặt yếu tố chỉ báo thì phôi bị lệch bội nhiễm sắc thể) và tỷ lệ dương tính giả (có yếu tố chỉ báo, nhưng phôi bình thường). Nói cách khác, LR + là tỷ số giữa xác suất phôi có một đặc điểm nào đó (+) (yếu tố chỉ báo) thì bị lệch bội nhiễm sắc thể và xác xuất phôi có một đặc điểm nào đó (+) mà không bị lệch bội nhiễm sắc thể.

LR(+) = (a/a+c) / (b/b+d)

LR(+) có ý nghĩa khi >1. LR (+) càng cao càng có giá trị.

Mức độ LR(+) và ảnh hưởng đến khả năng lệch bội nhiễm sắc thể:

LR >5 LR = 2-5 LR <2 LR = 1

: khả năng LBNST khá cao : khả năng LBNST trung bình : khả năng LBNST thấp : Xét nghiệm vô dụng

Tỷ số khả năng khi xét nghiệm âm tính (LR(-)) là tỷ số của tỷ lệ âm tính giả (phôi bị lệch bội nhiễm sắc thể khi không có yếu tố chỉ báo) và tỷ lệ âm tính thật (không có yếu tố chỉ báo thì phôi bình thường). Nói cách khác, LR(-)

là tỷ số giữa xác suất phôi không có một đặc điểm nào đó (-) (không có yếu tố chỉ báo) mà bị lệch bội nhiễm sắc thể và xác xuất phôi không có một đặc điểm nào đó mà không bị lệch bội nhiễm sắc thể.

LR(-) = (c/a+c) / (d/b+d) thường dưới 1, càng thấp càng có giá trị.

Mức độ LR(-) và ảnh hưởng tới khả năng không lệch bội nhiễm sắc thể:

LR < 0,2 LR = 0,2-0,5 LR > 0,5 LR = 1

: khả năng không LBNST khá cao : khả năng không LBNST trung bình : khả năng không LBNST thấp : xét nghiệm vô dụng

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.

Trong một nghiên cứu lớn nhất mới được công bố năm 2010 về ảnh hưởng của việc sinh thiết phôi bào lên sức khỏe của trẻ được sinh ra nhờ phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn và sàng lọc phôi trước làm tổ, các tác giả đã nêu lên rằng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh [119].

Rất nhiều các nghiên cứu đã công bố là việc áp dụng sàng lọc tiền làm tổ làm tổ góp phần làm tăng tỷ lệ thai làm tổ và tăng tỷ lệ sinh đáng kể [104],[120],[121].

Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị trong thụ tinh ống nghiệm mà không nhằm bất cứ một mục đích nào khác.

Nghiên cứu này được tiến hành sau khi đề cương nghiên cứu đã được sự chấp thuận của hội đồng khoa học, đạo đức của Trường Đại học Y Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về nghiên cứu và họ tự quyết định tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự cam kết giữa bệnh nhân và cơ quan chủ quản là Red Rock Fertility Center.

Các thông tin cá nhân do bệnh nhân cung cấp được đảm bảo bí mật.

Chương 3