• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

1.2 Cơ sở lí thuyết về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

1.2.5 Quy trình cho vay tiêu dùng

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình vận hàng một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao và chất lượng tốt. Nhưng chung quylại các quy trình phải đảm bảo được một số tính chất nhất định phù hợp với các quy định của pháp luật vềquản lý tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cho vay tiêu dùng(CVTD) là một hoạt động tín dụng do đó quy trình cho vay tiêu dùng cũng có một số đặc điểm giống với quy trình tín dụng nói chung.

Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN về việc “Ban hành quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối vớ khách hàng”, tại Khoản 1 Điều 15 có viết: “Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc tập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay”.

Hình 1.1.Sơ đồquy trình cho vay tiêu dùng Bước 1: Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ tín dụng

Cuộc tiếp xúc ban đầu là quan trọng đối với cả người vay lẫn ngân hàng. Cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp xúc với khách hàng sẽtìm hiểu cơ bản nhu cầu của khách hàng vay, sau đó yêu cầu được xem bản gốc giấy tờ như sổhộkhẩu, chứng minh nhân dân, nhàởhay bảng lương. Nếu yêu cầu của CBTDđược khách hàng đáp ứng thỏa mãn các điều kiện vay vốn mà ngân hàng quy định thì CBTD mới phát hồ sơ vay.

Bước 2: Thẩm định trước khi cho vay

Việc thẩm định do tổthẩm định thực hiện. Thẩm định khách hàng là điều đầu tiền mà CBTD quan tâm, người vay phải có năng lực pháp lý, có ý định thực sự trong việc đi vay và có tinh thần trách nhiệm với vay vốn. Nói theo cách khác, thẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

định khách hàng là CBTD đánh giá năng lực, tư cách, quan hệvới ngân hàng và vốn tựcó của khách hàng.

Về việc thẩm định tài sản thếchấp, thông thường cán bộthẩm định xem xét quyền sở hữu của tài sản thế chấp với người vay như thế nào, các giấy tờ chứng minh nguồn sở hữu hợp pháp có thực sự đầy đủhay không, vến đề đồng sở hữu như thế nào, có tranh chấp gì không...Ngoài ra, CBTD còn chú trọng đến tuổi tác, sức khỏe của chủsở hữu tài sản, xem tài sản đó đã thếchấp ở nơi nào chưa, hiện trạng có thay đổi gì so với bản vẽ, nếu có thì yêu cầu khách hàng thuyết minh. Sau khi xem xét, cán bộthẩm định sẽlập tờtrình thẩm định tài sản.

Về việc thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng, cán bộ thẩm định xem xét thời gian làm việc có chế độ bảo hiểm xã hội, mức thu nhập hàng tháng thông qua biên bản xác nhận lương, trợcấp của đơn vị khách hàng đang công tác.

Bước 3: Phê duyệt cho vay

Căn cứ tài liệu thông tin từ bước 2 chuyển sang, bộphận có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay hay từchối cho vay. Nếu từchối cho vay, ngân hàng phải giải thích bằng văn bản lý do không cho vay. Nếu cho vay, thực hiện tiếp bước 4.

Bước 4: Ký hợp đồng

Nếu được duyệt cho vay, CBTD sẽ thông báo cụ thể số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất và các chi tiết liên quan khác cho ngân hàng. Đồng thời, CBTD hướng dẫn khách hàng lập đầy đủ thủ tục, giấy tờ có liên quan và ký kết hợp đồng tín dụng, sau đó chuyển sang bộphận kếtoán làm thủtục giải ngân.

Bước 5: Giải ngân

Sau khi nhận được hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác (nếu có) cùng các chứng từ làm cơ sở giải ngân, bộ phận kế toán tiến hành thẩm định lại hợp đồng và các chứng từ theo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Nếu thấy phù hợp, kếtoán viên sẽtiến hành giải ngân cho khách hang.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 6: Kiểm tra sau khi cho vay

Trong thời gian khách hàng vay vốn, ngân hàng phải có trách nhiệm cử CBTD xuống kiểm tra định kỳ hay đột xuất tại đơn vị của người vay về quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Đồng thời, CBTD nhắc nhở khách hàng trảgốc và lãi theo đúng kỳ hạn. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước thời hạn hoặc xửphạt khách hàng.

Nếu có thếchấp, ngân hàng tiến hành kiểm kê, tái thẩm định tài sản thếchấp, nếu tài sản thế chấp bị giảm giá trị thấp so với khoản vay thì thông báo cho khách hàng bổsung.

Bước 7: Thu hồi nợvay

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo định kỳ đã thỏa thuận và tiếp tục theo dõi sốtiền nợvay còn lại.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng

Ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủvốn vay và lãi vay, CBTD sẽlập thủtục thanh lý hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trảlại toàn bộchứng từsở hữu tài sản thếchấp/cầm cố(nếu có) cho khách hàng.

Trên đây là quy trình chung mang tính chất cơ bản, ngoài ra tùy thuộc vào từng loại hình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, từng chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng từng thời kỳmà quy trình này sẽ được quy định chi tiết hơn.

1.3 Hiệu quảcho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại