• Không có kết quả nào được tìm thấy

Văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

1.3.5 Những nét chung của văn hoá ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp

1.3.5.5 Văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp một khi đã bước chân vào kinh doanh đều không thể tránh khỏi việc lựa chọn “ đối đầu hay đối thoại ” với các đối thủ cạnh tranh - những doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh với mình. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu ấy doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp tăng trưởng lâu dài, quan tâm đến môi trường kinh doanh trên tinh thần vừa hợp tác cùng phát triển với các doanh nghiệp khác, vừa phải cạnh tranh để tồn tại, đứng vững và chiếm lĩnh thị phần.

Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp cần tôn trọng quy luật ấy và chấp nhận cạnh tranh với một tinh thần chủ động, tích cực và “ fairplay ” nhất. Đó chính là văn hoá ứng xử đẹp và đúng đắn nhất với các đối thủ cạnh tranh, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và nhất là không xâm phạm đạo đức trong kinh doanh.

Cạnh tranh vừa là động lực để doanh nghiệp tự điều chỉnh, đổi mới để tồn tại và phát triển, cũng vừa là sức ép phải đổi mới để chiến thắng với những bảo thủ, trì

trệ vốn có của mình. Khi hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế thì việc cạnh tranh trên thị trường trong nước ngày càng gay gắt, không những thế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn ra cạnh tranh trên cả trường quốc tế. Sự cạnh tranh sẽ đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức vì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ cũng do khách hàng quyết định vì họ là người chi trả cho những lợi ích mà sản phẩm đem lại.

Để cạnh tranh được thì doanh nghiệp cần phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng hoạt động có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược hoạt động và cách thức tổ chức, quản lý của doanh nghiệp nên nó luôn luôn biến động. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện rõ nhất ở năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Các nhà quản lý thường tiến hành phân tích tình trạng doanh nghiệp mình bằng phương pháp phân tích SWOT.

MT bên trong MT bên ngoài

S W

O 1 2

T 3 4

Hình 2: Phương pháp phân tích SWOT Trong đó:

- S = Strengths: những điểm mạnh của doanh nghiệp.

- W = Weakness: những điểm yếu của doanh nghiệp.

- O = Opportunities: những cơ hội của môi trường kinh doanh.

- T = Threats: những đe doạ, khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO ( Strengths – Opportunities ): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

(2) WO ( Weakness – Opportinities ): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.

(3) ST ( Strengths – Threats ): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

(4) WT ( Weakness – Threats ): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

“ Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng ”, đây cũng là cách ứng xử khéo léo và khôn ngoan có thể ứng dụng trong cả kinh doanh lẫn trong cuộc sống. Cho nên để nắm chắc phần thắng trên thương trường, doanh nghiệp ngoài việc “ biết mình ” còn cần phải phân tích cả đối thủ cạnh tranh để hiểu họ và có những giải pháp ứng xử phù hợp.

Người ta thường nghiên cứu các khía cạnh sau:

- Mục đích tương lai của đối thủ.

- Những nhận định của đối thủ cạnh tranh về chính mình và các doanh nghiệp khác trong ngành.

- Chiến lược hiện thời của từng đối thủ cạnh tranh, cho dù ẩn hay thực.

- Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh về các loại sản phẩm; hệ thống phân phối, đại lý; marketing và bán hàng; các hoạt động tác nghiệp và sản xuất; giá thành; tiềm lực tài chính; năng lực quản lý chung; nguồn nhân lực; quan hệ xã hội…

Các biện pháp tăng cường khả năng cạnh tranh mà các doanh nghiệp cần quan tâm là phải biết dựa vào yếu tố quan trọng nhất: con người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, nâng cao trình độ quản lý, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng…

Tóm lại, “ thương trường là chiến trường ”, trong quan hệ ứng xử với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định rõ vị trí của mình trên thị trường chung và thể hiện bản lĩnh trong cách ứng xử khôn khéo của mình với đối thủ, để vừa đạt mục tiêu lợi nhuận, vừa thể hiện tinh thần doanh nghiệp hợp tác vì sự phát triển chung của đất nước. Cạnh tranh cũng cần có giới hạn, không phải là cạnh tranh bằng mọi giá.