• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Mở mang trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng và góp phần hoàn thiện nhân cách.

- Giáo dục tính tập thể và tính hợp tác nhanh chóng hoàn thành công việc chung.

- Góp phần động viên giúp HS phát triển tính tự chủ.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Nội dung :

- Vẽ tranh theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.

2. Hình thức hoạt động : - Thi vẽ giữa các nhóm.

III. CHUẨN BỊ : - Giấy vẽ khổ lớn.

- Bút màu, bút chì…..

IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1.Giới thiệu :

- GVCN phổ biến nội dung theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.

- Chia HS thành 6 nhóm vẽ (mỗi nhóm 5 – 6 HS) 2. Phần hoạt động :

*Hoạt động 1 : Khởi động

- Lớp hát tập thể một bài: Trái đất này……….

+ Bài hát nói lên điều gì? (Tình đoàn kết của thiếu nhi trên khắp thế giới) + Em hiểu đoàn kết là gì? Hữu nghị là gì?

+ Tình hữu nghị có ích lợi gì?(Hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để thế giới hòa bình không có chiến tranh xảy ra)

+ Em hiểu câu sau như thế nào?

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Chuyển ý: Vậy thì bây giờ các em hãy đoàn kết lại để hoàn thành bài vẽ tranh theo chủ đề của bài học hôm nay nhé.

*Hoạt động 2 : Thi vẽ

- GV nêu yêu cầu: Các nhóm thi vẽ một bức tranh theo chủ đề: Hoà bình và hữu nghị.

- GV phát giấy khổ to cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu. GV đến từng nhóm giúp đỡ. Nhắc nhở cách trình bày tô màu.

*Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm - Cử 4 bạn của 4 tổ làm BGK

- Các nhóm trưng bày sản phẩm lên bảng lớn.

- Đại diện từng nhóm lên giới thiệu bức tranh của nhóm mình vừa vẽ

- Cả lớp và GV nhận xét- Bình chọn nhóm vẽ đẹp, đúng chủ đề.

V. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :

- GV nhắc nhở HS cố gắng học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau với chủ điểm:Bác Hồ Kính Yêu.

+ Tuyên truyền HS: Phòng chống tai nạn đuối nước, ATGT, tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh Covid-19

--   

---LUYỆN TOÁN

Tiết 63: Ôn: Phép nhân, chia các số có năm chữ số với số có một chữ số

I. MỤC TIÊU :

- Củng cố về thực hiện các phép tính nhân, chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.

- Rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia thành thạo.

- GDHS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

-GV: Bảng phụ -HS: Sách THKT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:

+ Muốn nhân, chia số có 5 chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét đánh giá.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Luyện tập:

Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Nêu cách thực hiện để có kết quả đúng?

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.

+ Nêu cách tính giá trị biểu thức?

- Giáo viên nhận xét đánh giá

- 2 Hs trả lời, nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu, Lớp làm VBT, 3 Hs lên bảng, Lớp đọc bài làm, nhận xét.

a, 26217 b, 20918 c, 16019 x 3 x 4 x 5 78651 83672 80095

- 1 Hs nêu yêu cầu

- 2 Hs lên bảng, Lớp làm VBT

a. 31748 + 21417 x 2 = 31748 + 42834 = 74582

- Lớp đọc kết quả, nhận xét.

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu Hs làm bài theo nhóm bàn, 1 nhóm làm phiếu lớn

+ Muốn tìm tích ta làm như thế nào?

- Giáo viên nhận xét đánh giá 3. Củng cố, dặn dò:

+ Muốn nhân, chia số có 5 chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?

- Gv tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs nêu yêu cầu, Lớp làm VBT

thừa số 41638 11304 10 407

Thừa số 2 6 9

Tích 83276 67824 93663

- Lớp đọc kết quả, nhận xét.

- HS đổi vở kiểm tra.

- Hs trả lời, nhận xét.

---TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 64: Năm, tháng và mùa

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu chung

- Học sinh biết: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng và một năm có 4 mùa. HS nói đúng các mùa trong năm.

- Ý thực cao trong học tập

* GDBVMT:

1.2. Mục tiêu dành cho HSKT

- Nhớ được tên các tháng và các mùa trong năm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh, một số quyển lịch.

- SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐHSKT 1. Kiểm tra bài cũ:

- Vì sao có hiện tượng ngày và đêm trên trái đất?

- Nhận xét đánh giá 2. Bài mới a. Giới thiệu bài:

b. Khai thác bài:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.

Mục tiêu: Biết được thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm ( 365ngày ) Tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn quan sát các quyển lịch và dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận.

- HS trả lời -Nhận xét

- Từng nhóm quan sát các quyển lịch thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý.

-Nhắc lại

-Theo dõi

- Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng ?

- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?

- Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?

Bước 2: Gọi các nhóm lên trình bày trước lớp.

- Nhận xét đánh giá

=> Trái Đất tự quay quanh mình Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp

Mục tiêu: Biết 1 năm có 4 mùa.

Tiến hành:

Bước 1: HDHS quan sát tranh và thảo luận theo gợi ý sau:

- Tại các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trong hình 2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ, thu, đông ?

- Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12 ?

Bước 2: Gọi các cặp lên trình bày trước lớp.

- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.

* Khi thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng gì tời con người và động vật, thực vật?

=> 1 năm thường có 4 mùa ...

Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Xuân, Hạ, Thu, Đông

Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa Tiến hành:

Bước 1: Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.

Bước 2: Mời một số em ra sân chơi thử.

- Yêu cầu đóng vai các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Một năm thường có 365 ngày. Được chia ra thành 12 tháng.

-Số ngày trong các tháng không bằng nhau ...

- Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12

Tháng có 30 ngày: 4,6,9,11 Tháng có 28 hoặc 29 ngày: 2 - Các nhóm cử đại diện lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp.

- Lớp lắng nghe và nhận xét.

- Hai em nhắc lại.

- Từng cặp quan sát tranh và trao đổi theo sự gợi ý.

-HS chỉ trên mô hình quả địa cầu

- Thực hành chỉ hình 2 trang 123: Có một số nơi (Việt Nam) có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông: các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.

- Đại diện từng cặp lên chỉ tren mô hình quả địa cầu

- Các em khác nhận xét ý kiến của bạn.

- Ảnh hưởng tới sk con người và động vật, thực vật, …

- Làm việc theo nhóm.

- Một số em đóng vai Xuân, Hạ, Thu, Đông.

-Thảo luận

-Nhắc lại

-Chỉ và nói lại

-Nói lại

-Tham gia cùng bạn trong nhóm