• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC

Chương 1: TỔNG QUAN

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC

là vấn đề thiết thực và rất mới mẻ ở Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC

Tác giả Kathryn A. Rose, Ian G. Morgan và cộng sự (2008) cho rằng nhóm học sinh có thời gian nhìn gần ít và thời gian hoạt động ngoài trời nhiều có tỷ lệ cận thị thấp hơn so với nhóm học sinh có thời gian nhìn gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít [50].

Thời gian mắt nhìn gần kéo dài, học tập với cường độ cao làm cho mắt hoạt động nhìn gần nhiều dễ gây ra mỏi mắt, điều tiết kéo dài gây co quắp điều tiết từ đó làm tăng tỷ lệ tật khúc xạ.

Tại Việt Nam nghiên cứu của Mai Quốc Tùng và cộng sự (2014) tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có thời gian học ở trường ≥ 7 giờ/ngày là 57,4% cao hơn nhóm học sinh có thời gian học < 7 giờ/ngày là 44,9% [51].

Ngoài các buổi học chính khóa, việc học thêm ngoài giờ cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ cận thị tăng cao.

Theo nghiên cứu của Dương Hoàng Ân và cộng sự (2014) nhóm sinh viên có thời gian học thêm ở cấp trung học phổ thông > 10 giờ/tuần có nguy cơ cận thị cao gấp 1,96 lần nhóm sinh viên không đi học thêm hoặc học thêm

<10 giờ/tuần [52].

Sử dụng máy vi tính với thời gian kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người sử dụng. Hiện nay, với áp lực học tập và khối lượng kiến thức khổng lồ cần phải học tập của học sinh, sinh viên nên đòi hỏi mắt phải liên tục làm việc nhìn gần với máy tính, việc nhìn gần quá lâu vào màn hình máy tính sẽ làm cho mắt nhanh mỏi và gây ra hiện tượng co quắp điều tiết từ đó dẫn đến cận thị. Hơn thế nữa, ánh sáng và độ tương phản của màn hình máy tính không phù hợp với mắt của người sử dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến cận thị.

Việc sử dụng máy tính không hợp lý trong học tập, giải trí... đã góp phần làm cho tỷ lệ cận thị trong học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Yin-Yang Lee (2013) nghiên cứu trên lính nghĩa vụ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tại Đài Loan, tác giả cho rằng các yếu tố có liên quan đến cận thị của

những người ở độ tuổi trưởng thành bao gồm: làm việc nhìn gần liên tục, có nhiều thời gian cho việc đọc sách và sử dụng máy tính [53].

Tác giả Shiny George (2012) nghiên cứu ở sinh viên trường Đại học Y khoa Kerala cho thấy xem tivi và sử dụng máy tính có liên quan đến cận thị [54].

Nghiên cứu của Shaffi Ahmed Shaik (2016) ở sinh viên Đại học King Saud, Riyadh Ả rập Saudi kết quả cho thấy thời gian sử dụng máy tính càng nhiều thì nguy cơ mắc tật khúc xạ càng cao (OR=7,6) [55].

Tác giả Alejandro Fernández-Montero (2015) nghiên cứu ở nhóm sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tây Ban Nha cho thấy, nguy cơ tiến triển cận thị ở nhóm tiếp xúc với máy tính >40 giờ/tuần cao gấp 1,34 lần so với nhóm sinh viên tiếp xúc với máy tính <10 giờ/tuần (95% CI: 1,12-1,6) [56].

1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực lập thể 1.3.2.1. Yếu tố tuổi

Nhiều tác giả nghiên cứu và chứng minh rằng độ tuổi có mối liên quan đến thị lực lập thể. Thị lực lập thể ngày càng phát triển và hoàn chỉnh theo độ tuổi [18],[19].

Magosha Knutelska và cộng sự (2003) cho rằng thị lực lập thể đạt được tốt nhất là trước 30 tuổi và kém nhất là sau 60 tuổi [5].

Nghiên cứu của Wright và Wormald (1992) và nghiên cứu của Se-Youp Lee và Nam-Kyun Ko (2005) đều cho thấy sự giảm rõ rệt thị lực lập thể dạng đường viền ở nhóm đối tượng trên 80 tuổi [57],[58].

1.3.2.2. Yếu tố tật khúc xạ

Tật khúc xạ làm giảm độ tương phản của hình ảnh thu được dẫn tới tăng ngưỡng phân ly và kết quả là làm giảm thị lực lập thể. Sự mờ của hình ảnh dù chỉ rất nhỏ cũng sẽ làm giảm thị lực lập thể. Đặc biệt sự khác biệt giữa hai mắt càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng đến thị lực lập thể càng lớn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tật khúc xạ đến thị lực lập thể [17].

1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sắc giác 1.3.3.1. Yếu tố di truyền

Ngày nay, bệnh mù màu đã được chứng minh là một bệnh di truyền trên gen. Mù màu trên thang màu đỏ - lục là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính, và mù màu trên trang màu lam - vàng di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.

Nghiên cứu của các tác giả Formankiewicz, Monika (2009), Flück, Daniel (2006) và Jeremy Nathans và cộng sự (1986), cho thấy bệnh mù màu có liên quan đến yếu tố gia đình [26],[59],[60].

Tác giả Nilesh Kate (2016) đưa ra phả hệ mù màu khi người bố mù màu, mẹ mang gen bệnh, khả năng con trai 50% mù màu, con gái 50% mù màu và 50% mang gen bệnh [61]. Như vậy, tiền sử gia đình có người mù màu có tần số mắc cao hơn người không có tiền sử gia đình mù màu.

1.3.3.2. Yếu tố giới tính

Mù màu bẩm sinh là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh biểu hiện do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, từ đó làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần được phân biệt màu sắc, gen này là gen lặn. Người con trai nào nhận được từ mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen trội để át gen lặn gây bệnh. Đó cũng là minh chứng của nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng bệnh mù màu bẩm sinh biểu hiện chủ yếu ở nam giới còn ở nữ giới là rất thấp.

Tác giả A Chia và cộng sự (2008) nghiên cứu trên quần thể có tổng số 1249 trẻ em tại Singapore có độ tuổi từ 13-15 đã được sàng lọc bằng cách sử dụng cuốn ấn bản trang màu Ishihara cho kết quả có 5,3% trẻ em trai và 0,2%

trẻ em gái bị mù màu đỏ - lục [62].

Nghiên cứu của Mohd Fareed và cộng sự (2015) về rối loạn sắc giác bẩm sinh ở trẻ em khu vực miền Bắc Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mù màu đỏ - lục ở nam là (7,52%) cao hơn so với nữ là (0,83%) [6].

1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản 1.3.4.1. Yếu tố tuổi

Thị lực tương phản là một thông số quan trọng để đánh giá chức năng thị giác, nhiều nghiên cứu cho thấy thị lực tương phản giảm dần theo độ tuổi.

Nghiên cứu của tác giả Mendeley Hennelly và cộng sự (1998) báo cáo rằng mắt lão hóa sau 45 tuổi kèm theo giảm thị lực tương phản, mặc dù thị lực còn tốt [63].

Tác giả Fujikado và cộng sự (2004) đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa thị lực tương phản của mắt với đục thể thủy tinh, tác giả cho rằng thị lực tương phản giảm dần theo độ đàn hồi của thể thủy tinh, khi thể thủy tinh giảm độ đàn hồi và trở nên đục theo tuổi thì độ tương phản càng giảm [64].

1.3.4.2. Yếu tố tật khúc xạ

Tình trạng tật khúc xạ được cho là một trong những yếu tố liên quan chặt chẽ đến thị lực tương phản.

Nghiên cứu của Nayori Yamane và cộng sự (2004) cho thấy thị lực tương phản giảm đáng kể ở những đối tượng phẫu thuật Lasik điều trị cận thị [7].

Takahiro Hirakao và cộng sự (2007) cho rằng thị lực tương phản giảm ở những đối tượng điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc (Orthokeratology) qua đêm có thị lực 20/20 [65].

Tác giả Nader Nassiri và cộng sự (2011) nghiên cứu ở bệnh nhân cận thị thấp đến trung bình có hoặc không có loạn thị được điều trị bằng keratectomy (PRK) cho thấy, sau 3 tháng thị lực tương phản giảm đáng kể [66].

Nghiên cứu Hassan Hashemi và cộng sự (2012) cho kết quả thị lực tương phản giảm theo độ tuổi, ở những người cận thị cao > 5D và loạn thị. Thị lực tương phản biến đổi kể cả ở những người có thị lực bình thường [8].

1.4. HIỆU QUẢ CAN THIỆP THAY ĐỔI HÀNH VI ĐỐI VỚI SỰ TIẾN