• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC

4.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản

4.3.5.4. Mối liên quan giữa mù màu và phân loại mù màu

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng, tất cả các trường hợp mù màu được phát hiện đều là mù màu bẩm sinh bởi các sinh viên khám đều có tiền sử bản thân khỏe mạnh, không có tiền sử chấn thương sọ não, không mắc bệnh toàn thân hoặc đã và đang sử dụng các loại thuốc được biết là có ảnh hưởng đến mù màu mắc phải. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả ở biểu đồ 3.8, tỷ lệ sinh viên mù màu đều gặp ở thang màu đỏ - lục, không có trường hợp nào mù màu ở thang màu lam - vàng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Jennifer Brich (2001) [9].

Nghiên cứu của tác giả Samir Deeb (2013) cho rằng, trong mù màu bẩm sinh, tỷ lệ mù màu ở thang màu đỏ - lục là chủ yếu, trong đó tỷ lệ mù màu lục nhiều gấp 3 lần tỷ lệ mù màu đỏ [105].

4.3.5.5. Mối liên quan giữa mù màu và tật khúc xạ

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.34 cho thấy, tỷ lệ mù màu trong nhóm không có tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm có tật khúc xạ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với (p>0,05). Vì vậy, tỷ lệ mù màu và các mức độ mù màu ở nhóm có hay không có tật khúc xạ là như nhau. Nói cách khác, không có mối liên quan giữa mù màu và tật khúc xạ.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra vấn đề mù màu có liên quan đến tật khúc xạ. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh hai vấn đề này chỉ mang ý nghĩa tham khảo thêm trong việc tìm các yếu tố ảnh hưởng đến mù màu.

4.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản

như kết quả của một số tác giả khác. Nghiên cứu của tác giả John E.Vanston và cộng sự (2016) tóm tắt một loạt các khác biệt giới tính trong hệ thống thị giác của con người, với trọng tâm chính là tìm sự khác biệt giới tính với chức năng thị giác và đã cho kết quả thị lực tương phản ở nam giới cao hơn nữ giới [106].

So sánh với kết quả của một số tác giả khác, kết quả của chúng tôi lại khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Jennifer Solberg và cộng sự (2002) tiến hành nghiên cứu ở 40 sinh viên gồm 20 nam và 20 nữ tại Đại học Georgia có độ tuổi từ 18-25, về khả năng khác biệt giới tính với thị lực tương phản. Tác giả cho rằng không có sự khác biệt giới tính được tìm thấy trong các biện pháp đo thị lực tương phản giữa nam và nữ [107]. Điều này có thể giải thích là do cỡ mẫu của tác giả chưa đủ lớn nên chưa tìm thấy được sự khác biệt giới tính với thị lực tương phản trong nghiên cứu.

4.3.6.2. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và tuổi

Các nghiên cứu trước đây về thị lực tương phản ở tuổi trưởng thành đã cho các kết quả khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Cynthia Owsley và cộng sự (1983) tiến hành đo thị lực tương phản trên người lớn với cỡ mẫu (n = 91), độ tuổi từ 19 đến 87. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều không bị bệnh lý về mắt và không có tật khúc xạ. Kết quả cho thấy thị lực tương phản đối với các cách tử tĩnh có tần số không gian thấp vẫn giữ nguyên trong suốt tuổi trưởng thành. Ở tần số không gian cao hơn, thị lực tương phản giảm theo tuổi, bắt đầu từ khoảng 40 đến 50 tuổi, đặc biệt là ở người lớn trên 60 tuổi. Như vậy, tác giả cho rằng thị lực tương phản giảm dần theo độ tuổi [43].

Nghiên cứu của tác giả Mendeley Hennelly và cộng sự (1998) báo cáo rằng mắt lão hóa sau 45 tuổi kèm theo giảm thị lực tương phản, mặc dù thị lực còn tốt [63]. Tác giả Fujikado và cộng sự (2004) đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa thị lực tương phản với mắt đục thể thủy tinh, tác giả cho rằng thị lực tương phản giảm dần theo độ đàn hồi của thể thủy tinh, khi thể

thủy tinh giảm độ đàn hồi, trở nên cứng và đục theo tuổi thì thị lực tương phản càng giảm [44]. Chức năng thị lực tương phản một mắt và hai mắt cho một dải tần số không gian được đo ở hai nhóm đối tượng có thị lực bình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hiệu suất giữa nhóm trẻ tuổi hơn (tuổi từ 20-30 tuổi) và nhóm lớn tuổi hơn (tuổi từ 50-87 tuổi) đã được tìm thấy ở tất cả các tần số không gian được lấy mẫu trong khoảng từ 4 đến 19-25 cpd. Trong độ tuổi 50-87 thấy có sự suy giảm tuyến tính về thị lực tương phản với tuổi đối với tần số không gian trung bình và tần số cao, nhưng thị lực tương phản đối với tần số không gian thấp không phụ thuộc vào tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không có sự chênh lệch đáng kể thị lực tương phản một mắt và cả hai mắt giữa các nhóm tuổi trong nhóm đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Thị lực tương phản trung bình một mắt ở các nhóm tuổi là 1,49 log, hai mắt là 1,68 log. Điều này có thể lý giải, do độ tuổi của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chênh lệch không đáng kể dao động từ 21- 24 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 33 tuổi. Hơn nữa, ở độ tuổi này chưa có quá trình lão hóa ở mắt như nghiên cứu của các tác giả trên.

4.3.6.3. Mối liên quan giữa thị lực tương phản và tật khúc xạ

Tác giả Kazutaka Kamyia và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 201 mắt của 201 đối tượng có độ tuổi trung bình là 31,8 ± 7,4 với các tật khúc xạ cận thị -1,25 D đến -8,25 D. Phân tích hồi quy từng bước được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực tương phản. Kết quả thu được: giá trị trung bình của thị lực tương phản là 1,09 ± 0,09 log (min 0,8 log, max 1,55 log). Tác giả cho rằng, có mối liên quan giữa thị lực tương phản và tật khúc xạ, cận thị càng cao thì thị lực tương phản càng thấp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p=0,008<0,05). Tác giả cũng cho rằng thị lực tương phản bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm võng mạc và quá trình xử lý thông ở não bộ cũng như sự gia tăng tán xạ ở bán phần trước của mắt, đó là kết quả của sự thay đổi độ trong

suốt của hệ quang học của mắt, đặc biệt là giác mạc và thể thủy tinh, các thành phần đó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thị lực tương phản [108].

Nghiên cứu của tác giả Bistra D Stoimenova (2007) tiến hành đo thị lực tương phản trên 60 đối tượng có độ tuổi từ 18 đến 31 tuổi, có cận thị từ -1,0 D đến -8,0 D, tất cả được chỉnh kính đạt thị lực 20/20. Kết quả cho thấy mặc dù đã chỉnh kính để đạt thị lực tối đa nhưng những trường hợp cận thị biểu hiện giảm thị lực tương phản. Hơn nữa, thị lực tương phản giảm khi mức độ cận thị càng tăng [109].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.40 cho kết thấy, thị lực tương phản trung bình ở nhóm sinh viên không cận thị (1,69  0,27 log) cao hơn so với thị lực tương phản trung bình ở nhóm sinh viên cận thị (1,59  0,27 log).

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Như vậy, kết quả của nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Điều này một lần nữa khẳng định giữa thị lực tương phản và tật khúc xạ có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi về hệ quang học của mắt, đặc biệt là thay đổi khúc xạ cầu sẽ ảnh hưởng đến thị lực tương phản.

4.4. HIỆU QUẢ VIỆC THAY ĐỔI HÀNH VI ĐỐI VỚI SỰ TIẾN