• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh thiết

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.5. STXTN dưới hướng dẫn của CLVT

1.5.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh thiết

Để STXTN dưới hướng dẫn của chụp CLVT thành công đòi hỏi sinh thiết phải chính xác và phải lấy đủ bệnh phẩm làm xét nghiệm. Các khó khăn gặp phải trong STXN ngực gồm các yếu tố kỹ thuật liên quan đến bệnh nhân, chụp CLVT hoặc kim sinh thiết, các yếu tố liên quan đến kích thước, vị trí hoặc các đặc tính bên trong của u hoặc sự bất thường nhu mô xung quanh và các tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh thiết như TKMP hoặc chảy máu nhu mô. Nhận biết làm thế nào để có thể tránh được hoặc giảm thiểu khó khăn sẽ giúp đẩy nhanh việc thực hiện STXTN và làm tăng khả năng chẩn đoán.

1.5.8.1. Yếu tố kỹ thuật

Yếu tố liên quan đến bệnh nhân. Thiếu sự phối hợp của bệnh nhân có thể hạn chế thành công. Chỉ một cử động tương đối nhỏ của bệnh nhân trong quá trình sinh thiết có thể gây lệch đáng kể đường đi của kim sinh thiết. Khi sinh thiết cần để tư thế bệnh nhân thoải mái nhất. Nằm sấp, nếu bệnh nhân chịu đựng được là tư thế ổn định nhất và đường vào qua khe liên sườn dễ dàng nhất. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng nếu tổn thương gần với thành ngực bên. Tuy nhiên, vị trí này thường khó để bệnh nhân để giữ yên tư thế trong một thời gian dài. Để tránh chuyển động đột ngột của bệnh nhân cần gây tê đầy đủ ở thành ngực và lá thành màng phổi, hướng dẫn thở cho bệnh nhân trước khi thực hiện sinh thiết. Tránh vướng xương bằng cách điều chỉnh thích hợp tư thế bệnh nhân trước khi sinh thiết.

1.5.8.2. Yếu tố liên quan đến chụp CLVT

Lý tưởng nhất khi sinh thiết là đầu kim và trục kim nằm cùng mặt phẳng với tổn thương. Tuy nhiên, nếu có sự sai lệch hướng đi của kim vẫn có thể dễ dàng đánh giá được nhờ các lớp cắt liền kề. Độ dày của mỗi lớp cắt không nên lớn hơn một nửa đường kính của u (ví dụ, độ dày lớp cắt 1cm cho các tổn thương 3cm hoặc lớn hơn; độ dày lớp cắt 0,5cm cho các tổn thương 1-3cm, và độ dày lớp cắt 0,3cm cho các tổn thương nhỏ hơn 1 cm). Do nhiều hình ảnh

thu được ở cùng một vị trí vì vậy nên giảm thiểu liều bức xạ (xuống mức thấp 40mA).

1.5.8.3. Yếu tố kim sinh thiết

Kim sinh thiết có thể đi lệch góc đi ban đầu. Ngoài ra kim sinh thiết có đầu kim vát có xu hướng di chuyển theo hướng đối diện với bề mặt vát. Hiệu ứng này rõ hơn với những kim sinh thiết nhỏ dài để sinh thiết những tổn thương sâu. Lấy bệnh phẩm không chính xác có thể xảy ra do mũi kim sinh thiết đi trệch. Mặc dù lúc đầu vị trí của kim chính xác theo hướng dẫn của chụp CLVT, sau đó khi sinh thiết đầu kim có thể trượt ra bên ngoài tổn thương.

1.5.8.4. Đặc điểm u

- Kích thước và vị trí: Ngoại trừ tổn thương rất nhỏ (<8 mm), kích thước nhỏ và độ sâu của u không ảnh hưởng rõ ràng đến thành công chung của sinh thiết. Tuy nhiên, cần chụp nhiều ảnh hơn để định vị đầu kim với những u nhỏ, ở sâu so với những u lớn ở gần màng phổi. Độ sâu của u có thể thay đổi sau khi thay đổi tư thế bệnh nhân.

- Đặc điểm bên trong u: Với u không đồng nhất đôi khi cho kết quả mô bệnh không phù hợp. Vùng hoại tử, hay gặp ở những tổn thương lớn cần phải tránh. Sử dụng cửa sổ trung thất có thể phát hiện được vùng giảm tỉ trọng là khu vực hoại tử. Với khối u hang hóa phải đưa được kim sinh thiết vào đúng phần rắn của tổn thương để cho kết quả chẩn đoán tối ưu. Đối với các khối u calci hóa và xơ hóa thì kim sinh thiết khó xâm nhập các tổn thương.

- Nhu mô phổi xung quanh: Những thay đổi nhu mô phổi xung quanh u do tình trạng viêm hoặc xơ hóa có thể làm ảnh hưởng các kết quả STXTN.

Trên phim CLVT những vùng này có thể không phân biệt được với các u thực sự, kết quả bệnh phẩm lấy được không đúng vị trí tổn thương. Sử dụng chụp

CLVT lớp mỏng có thể giúp phân biệt giữa u và các bất thường nhu mô phổi lân cận [91].

1.5.8.5. Các tai biến khi sinh thiết

- Khi TKMP lá tạng và lá thành màng phổi không còn dính sát vào nhau nữa làm tăng tính di động của phổi do đó khó xuyên qua lá tạng màng phổi khi sinh thiết. Ngay cả khi kim nằm trong nhu mô phổi vẫn khó khăn hơn khi đẩy kim vào u. Độ sâu của u cũng thay đổi khi có TKMP. U sẽ di chuyển ra khỏi thành ngực và độ sâu u bị thay đổi.

- Chảy máu: chảy máu nhu mô có thể xảy ra trong quá trình STXTN. Chảy máu nhu mô có thể biểu hiện bằng ho ra máu hoặc hình ảnh mờ trong nhu phổi xung quanh u. Sự mờ của nhu mô phổi xuất huyết có thể mở rộng che khuất u, đặc biệt nếu các tổn thương nhỏ. Do đó không chắc chắn kim sinh thiết có vào đúng vị trí tổn thương để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm. Xuất huyết thường xuất hiện khi chọc kim nhiều lần.