• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố liên quan đến biến chứng phẫu thuật

Chương 4: BÀN LUẬN

4.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

4.5.2. Các yếu tố liên quan đến biến chứng phẫu thuật

* Mức độ lấy u:

Đối với các bệnh nhân có u không quá phức tạp, có thể lấy được hết u thì tỉ lệ biến chứng gặp ít hơn so với nhóm không thể lấy hết được toàn bộ u (19,4% so với 47,6%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p=0,025 (Bảng 3.31). Trong nghiên cứu của Danaila, ở thời điểm một năm sau phẫu thuật, 173/202 bệnh nhân được tái khám ghi nhận tái phát ở 21 trường hợp

(12,13%), đáng chú ý là tất cả 21 bệnh nhân này đều thuộc nhóm không lấy được toàn bộ u [24].

* Kích thước u:

Quan sát sơ bộ có thể thấy, biến chứng sau mổ gặp nhiều hơn ở trường hợp u > 4 cm (15 bệnh nhân - 34,1%) so với tỉ lệ này ở nhóm có u  4 cm (2 bệnh nhân - 15,4%). Tuy nhiên, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với kiểm định Fisher exact test (p=0,195) (Bảng 3.32). Do vậy, cần nghiên cứu thêm với số lượng bệnh nhân lớn hơn để khẳng định mối liên quan này.

* Đường mổ:

Mặc dù y văn có báo cáo về các biến chứng hay gặp với từng đường mổ [22],[63],[84] nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, việc sử dụng đường mổ nào không có liên quan với tỉ lệ biến chứng sau mổ (Bảng 3.33). Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu cho rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các biến chứng gặp phải giữa đường mổ qua vỏ não và đường mổ qua thể chai. Theo các tác giả, phẫu thuật viên nên dùng đường mổ nào mà họ thấy là ngắn nhất, quen thuộc nhất và an toàn nhất để lấy u, tính đến các yếu tố vị trí, kích thước của u, u nằm ở bán cầu ưu thế hay không ưu thế [12],[41].

4.5.3. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sống/ tử vong sau phẫu thuật

* Mức độ lấy u:

Tại thời điểm ra viện, tỉ lệ tử vong đối với trường hợp lấy toàn bộ u thấp hơn 14 lần so với tỉ lệ tử vong ở nhóm không lấy được hết u (28,6% so với 2,8%) với OR=14,0 và 95% CI=1,55-126,57 (Bảng 3.34). Liên quan này có ý nghĩa thống kê với p=0,008 (Kiểm định Fisher exact test).

Trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật: tỉ lệ sống thêm của nhóm lấy được toàn bộ là 88,9% (32/36), trong khi ở nhóm lấy được gần hết là 78,6%

(11/14), và ở nhóm lấy được một phần là 28,6% (02/07) bệnh nhân.

Tại thời điểm trên 6 tháng sau phẫu thuật, nhóm lấy được toàn bộu có tỉ lệ sống thêm là 88,9% (32/36 bệnh nhân), trong khi ở nhóm lấy được gần hết là 64,3% (09/14 bệnh nhân), và ở nhóm lấy được một phần là 14,3% (01/07 bệnh nhân). (Biểu đồ 3.5).

Có thể thấy mức độ lấy u trong phẫu thuật là một dấu hiệu cảnh báo cho thời gian sống thêm của bệnh nhân, kiểm định Log Rank phát hiện mức ý nghĩa thống kê p <0,001 (Biểu đồ 3.5). Đối với các bệnh nhân có thể lấy được hết u trong phẫu thuật thì tỉ lệ sống thêm tính cho toàn bộ thời gian nghiên cứu là lớn (84,2%), với tổng người/tháng theo dõi lớn (770 người/tháng) và trung bình là 21,4 tháng/người, đây là một kết quả rất đáng tin cậy.

Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác cho rằng mức độ lấy u có ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của bệnh nhân, lấy gần hết u có thời gian sống thêm cao hơn. Một nguyên nhân nữa góp phần giải thích cho kết quả này là những bệnh nhân lấy được hết u thường là có u lành tính, ngược lại khó có thể lấy toàn bộ u đối với các trường hợp u ác tính do tính chất về nguồn mạch nuôi, sự xâm lấn mạnh của u ác tính vào các tổ chức xung quanh u [88],[102],[128].

* Kích thước u:

Trong 6 tháng theo dõi đầu tiên, tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có kích thước u < 4 cm là 2/13 bệnh nhân (15,4%), thấp hơn so với nhóm u > 4 cm (14/44 bệnh nhân - 31,8%). Thời gian sống trung bình của nhóm u < 4 cm cũng cao hơn so với nhóm u > 4 cm, (21 tháng so với 4,4 tháng) (Biểu đồ 3.6). Trong nghiên cứu của Radoil [12], đường mổ qua thể chai đã được sử dụng trong 7 trường hợp các khối u nằm ở thân não thất. Lấy hoàn toàn u ở cả 06 trường hợp, trừ một bệnh nhân bị u nguyên bào thần kinh đệm đa hình thái, tất cả u có kích thước  3,5 cm. Đường qua thể chai phía sau được dùng để lấy u nang màng nhện từ ngã ba não thất và u màng não thất nhỏ ở vách trong suốt.

Tại thời điểm 24 tháng, sau khi có thêm 01 bệnh nhân tử vong ở mỗi nhóm thì nhóm có khối u < 4 cm có tỉ lệ sống là 87,5%; trong khi nhóm có khối u > 4cm có tỉ lệ sống là 70,0%. Như vậy, mặc dù kiểm định Log Rank test không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,221) nhưng bước đầu đã thấy kích thước u có ảnh hưởng nhất định đến thời gian sống thêm của bệnh nhân. Cụ thể, ngay trong 6 tháng đầu, khi nhóm có kích thước u dưới 4 cm đều sống thì nhóm có kích thước u trên 4 cm đã có 12/44 bệnh nhân tử vong (27,3%). Tương tự, tại thời điểm 24 tháng, sau khi có thêm 01 bệnh nhân tử vong ở mỗi nhóm thì nhóm có khối u nhỏ hơn 4 cm có tỉ lệ còn sống là 87,5% trong khi nhóm có khối u lớn hơn 4cm có tỉ lệ còn sống là 70,0%.

* Độ ác tính của u:

Trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, những bệnh nhân có kết quả là u độ I có tỉ lệ sống thêm là 100%; bệnh nhân có u độ II, III, IV thì tỉ lệ này là 78,8%.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kiểm định Fisher exact test (p=0,004) (Bảng 3.35). Đánh giá ở thời điểm 6 tháng sau mổ, thì liên quan này vẫn có ý nghĩa thông kê với tỉ lệ sống thêm là 95,8% ở bệnh nhân có kết quả mô bệnh học khối u là độ I, và 68,8% ở bệnh nhân có u là độ II, III, IV (Fisher exact test p=0,004) (Bảng 3.36).

Với toàn bộ thời gian nghiên cứu: u lành tính hoặc có độ ác tính thấp (độ I và II) có tỉ lệ sống tương ứng là 87,1% và 69,7%. Đây là hai loại u có số bệnh nhân và thời gian theo dõi trung bình cũng khá lớn (26 tháng/người và 20 tháng/người). Điều cần lưu ý là hầu hết các trường hợp tử vong nếu xảy ra ở nhóm bệnh nhân này đều diễn ra trong vài tháng đầu, thậm chí trong 1-2 tháng đầu bởi các biến chứng nặng sau mổ. Nếu vượt qua được mức 6 tháng thì hầu hết bệnh nhân được theo dõi đều còn sống. Với u độ III và IV, tuy bước đầu thấy tỉ lệ sống trong 6 tháng của cả hai nhóm là tương đối thấp 02/08 bệnh nhân (25%) nhưng còn cần theo dõi thêm do số bệnh nhân còn ít (Biểu đồ 3.7). Với độ u III và IV, dù còn cần theo dõi thêm song có thể thấy tỉ

lệ tử vong trong 6 tháng của cả hai nhóm u là cao 06/08 bệnh nhân (75%), có 01 bệnh nhân (12,5%) mới theo dõi được 10 tháng, 01 bệnh nhân (12,5%) chết ở thời điểm 30 tháng.

* Mô bệnh học:

Biểu đồ 3.8 cho thấy tỉ lệ tử vong của một số loại u. Căn cứ vào số tháng sống trung bình sau mổ của các bệnh nhân đã tử vong, ta thấy:

U màng não là loại u có tỉ lệ gặp nhiều (20/57), thời gian theo dõi trung bình cho từng bệnh nhân lớn (24,4 tháng/người), tỉ lệ sống thêm lớn (95%). U tế bào thần kinh trung ương và u màng não thất là hai loại tương đối hay gặp, có tỉ lệ tử vong ngay trong 6 tháng đầu cao (gần 40%). U đám rối mạch mạc, u tế bào hình sao khổng lồ có thời gian theo dõi trung bình dài và tỉ lệ sống là 100%. Ngược lại, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh khá phổ biến (05/57 bệnh nhân), có thời gian theo dõi trung bình là 11 tháng/người, với tỉ lệ sống thêm là 40% (02/05 bệnh nhân), không có bệnh nhân nào có thời gian sống sau mổ vượt qua mức 17 tháng. U dưới màng não thất, có 01/02 bệnh nhân (50%) tử vong tại thời điểm 25 tháng, bệnh nhân còn lại hiện vẫn đang sống sau 37 tháng kể từ lần phẫu thuật đầu tiên.

Theo Golkap (1998) [2], tỉ lệ sống thêm nói chung sau 4 năm là 58,3%

đối với u tế bào hình sao, là 50% sau 8 năm đối với u màng não thất, 80%

trong u dưới màng não thất và 83,3% trong u tế bào hình sao khổng lồ dưới màng não thất; tỉ lệ sống thêm sau 8 năm là 100% đối với 06 bệnh nhân u màng não; sau 5 năm ở u tế bào thần kinh đệm ít nhánh là 87,5% và trong u nhú đám rối mạch mạc là 85,7%. Tuy nhiên, để phân tích khả năng sống thêm của người bệnh dựa vào kết quả mô bệnh học có lẽ còn cần thêm dữ liệu về số lượng bệnh nhân và thời gian theo dõi. Vì có một số loại u chỉ gặp với số lượng ít như: u sao bào lông (01 bệnh nhân), u tế bào hạch thần kinh (01 bệnh nhân); hay như các loại u chỉ có 02 trường hợp như: u dưới màng não thất, u tế bào hình sao khổng lồ, u di căn, u nguyên bào thần kinh đệm.

BỆNH ÁN MINH HỌA Bệnh án 01: Nguyễn Lệ Q., 28 tuổi. SBA 2586 D33.

Vào viện ngày 22/01/2015, ngày mổ 26/01/2015, ngày ra 02/02/2015.

Tiền sử khoẻ mạnh. Diễn biến bệnh ba tháng, với triệu chứng đầu tiên nhức đầu từng đợt, có cơn nhức đầu dữ dội, nôn nhiều, mờ mắt tăng dần.

Khám bệnh: hội chứng tăng áp lực trong sọ rõ. Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ (Hình 4.12) u hai bên não thất, thân não thất, cấu trúc hỗn hợp, ranh giới rõ, ngấm thuốc cản quang vừa. Chẩn đoán: u não thất bên nghi u tế bào thần kinh trung ương. Mổ lấy toàn bộ u. Sau mổ diễn biến thuận lợi, không biến chứng, chụp CHT hết u (Hình 4.13). Kết quả mô bệnh học: u tế bào thần kinh trung ương.

Khám lại sau mổ 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng: không mờ mắt, sinh hoạt, làm việc bình thường, chụp cộng hưởng từ kiểm tra hết u (Hình 4.13).

Hình 4.12. Phim CHT, CLVT trước mổ

Hình 4.13. Phim chụp CHT kiểm tra sau 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng

Bệnh án 02: Lê Thị Phương Ng., 25 tuổi. SBA 953 D33.

Vào viện ngày 09/01/2015, ngày mổ 11/01/2015, ngày ra 17/01/2015.

Tiền sử khoẻ mạnh. Diễn biến bệnh ba năm, với triệu chứng đầu tiên là nhức đầu từng đợt, nôn nhiều, mờ mắt tăng dần. Khám bệnh: hội chứng tăng áp lực trong sọ rõ, hội chứng mất tập trung, rối loạn tâm thần. Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ (Hình 4.14) cho hình ảnh u ngã ba não thất bên trái, ổ đặc, ngấm thuốc cản quang mạnh. Chẩn đoán: u não thất bên nghi u màng não. Mổ lấy toàn bộ u. Sau mổ diễn biến thuận lợi, không biến chứng, chụp cắt lớp vi tính hết u (Hình 4.15). Kết quả mô bệnh học: u màng não.

Khám lại sau mổ 12 tháng: sinh hoạt bình thường, hết rối loạn tâm thần, thị lực khá hơn, chụp cộng hưởng từ kiểm tra hết u (Hình 4.16).

Hình 4.14. Phim CLVT, CHT trước mổ

Hình 4.15. Phim CLVT sau mổ 2 ngày

Hình 4.16. Phim CHT sau mổ 12 tháng

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, điều trị vi phẫu thuật và theo dõi sau mổ 57 bệnh nhân u não thất bên, chúng tôi rút ra kết luận:

1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

U não thất bên không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu: u gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh nhân dưới 40 tuổi có tỉ lệ cao nhất (66,7%). Bệnh thường diễn biến kéo dài, đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh sau 12 tháng: 19/57 trường hợp (33,3%). Hội chứng tăng áp lực trong sọ điển hình (nhức đầu, nôn, phù gai thị) là các triệu chứng chính trong bệnh cảnh lâm sàng u não thất bên với tỉ lệ cao (63,3%).

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ trước và sau tiêm chất tương phản có thể dễ dàng xác định được u não thất bên. U kích thước lớn hơn 4 cm là phổ biến nhất (77,2%) với đặc điểm chẩn đoán hình ảnh đa dạng. Tỉ lệ u ngấm chất tương phản rất cao (98,2%), tùy mức độ từ ít đến vừa và mạnh.

Phần lớn khu trú trong khoang não thất bên (86%), là những u lành tính độ mô học thấp, có ranh giới rõ (84,2%).

2. Kết quả vi phẫu thuật

Đường mổ: tới 96,5% số bệnh nhân được mổ qua đường vỏ não vì lâm sàng bệnh nhân biểu hiện hội chứng tăng áp lực trong sọ rõ (32 bệnh nhân), u thường có kích thước lớn (>4 cm), qua đường mổ này có thể mở rộng phẫu trường, dễ lấy u và khi xử trí biến chứng (phù não, chảy máu) trong mổ hơn so với đường qua thể chai.

Kết quả lấy u: tỉ lệ lấy toàn bộ u khá cao (63,1%), nhưng vẫn còn 21 bệnh nhân (36,9%) chỉ lấy được gần hết u do khối u lớn, nhiều u nằm ở cả hai bên não thất; không có bệnh nhân nào chỉ sinh thiết, không lấy u.

Biến chứng và tử vong sau mổ 2 tuần tương đối cao: lần lượt là 29,8%

và 12,3%. Tỉ lệ động kinh là 12,3%; yếu/liệt nửa người 28%.

Kết quả mô bệnh học: phần lớn bệnh nhân có u lành tính hoặc độ ác tính thấp (85,6%), chỉ 14,4% bệnh nhân u loại có độ ác tính cao; 70,2% khối u phát triển ở thành và tổ chức trong não thất.

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật:

+ Kết quả lúc ra viện (2 tuần sau mổ): tử vong 07 bệnh nhân (12,3%), kết quả tốt tương đối cao (65%), có 35% kết quả kém.

+ Kết quả trong 6 tháng: tỉ lệ tử vong không cao (10%) với 05 bệnh nhân. Trong 50 bệnh nhân khám lại: 38 bệnh nhân (76%) có sự cải thiện chức năng thần kinh với điểm Karnofski tăng lên sau mổ, 26/32 bệnh nhân (81,25%) tăng áp lực nội sọ đã được cải thiện. Tỉ lệ bệnh nhân bị động kinh trước phẫu thuật không được cải thiện nhiều sau phẫu thuật.

+ Kết quả sau 6 tháng:

Từ 6 đến 12 tháng còn lại 45 bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong không cao (01 bệnh nhân). Các biến chứng khác ở mức chấp nhận được: tái phát u ở 08 bệnh nhân; động kinh 08 bệnh nhân. Theo thang điểm Karnofski, nhóm có kết quả tốt chiếm tỉ lệ cao (88,9%). Sau 12 tháng 32 bệnh nhân: tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn cao (22 bệnh nhân).

Tính chung toàn bộ thời gian nghiên cứu, có thể thấy tỉ lệ tử vong (28,1%) trong nghiên cứu của chúng tôi cao.

3. Một số yếu tố có liên quan đến phẫu thuật

Vị trí, kích thước, độ mô học của u là các yếu tố liên quan với kết quả phẫu thuật u não thất bên. U lớn, vị trí u hai bên não thất làm giảm mức độ lấy toàn bộ u. U độ I, khả năng lấy được toàn bộ u cao hơn so với u độ II, III, IV (79,2% so với ở 51,5%). Các liên quan này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

KIẾN NGHỊ

U não thất bên phần lớn là lành tính trong bệnh lý u của hệ thần kinh trung ương. U không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, bệnh nhân thường đến viện muộn khi biểu hiện lâm sàng đã rõ ràng, khối u đã lớn gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ điển hình với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, nâng cao tỉ lệ phục hồi sau mổ; nghiên cứu sinh có một số kiến nghị sau:

- Trên lâm sàng, cần nghĩ đến bệnh cảnh u não thất bên khi thấy bệnh nhân trẻ < 40 tuổi; vào viện vì nhức đầu, nôn, buồn nôn, nhìn mờ; khám thấy có phù gai thị (hội chứng tăng áp lực nội sọ điển hình). Đây là các triệu chứng và dấu hiệu chính trong bệnh cảnh lâm sàng u não thất bên.

- Khi nghi ngờ, cần cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ một cách hệ thống để có thể dễ dàng chẩn đoán xác định. Trên phim chụp, cần xác định chính xác vị trí, ranh giới u, mối liên quan của u với các cấu trúc xung quanh.

- Nếu đã xác định chẩn đoán thì vi phẫu thuật được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị u não thất bên vì những ưu điểm vượt trội của phương pháp này. Cần nghiên cứu kỹ các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, lên kế hoạch mổ dựa vào vị trí, tính chất u để đạt hiệu quả lấy u cao nhất và giảm thiểu biến chứng sau mổ.

- Áp dụng Bảng phân loại mô học u não thất bên mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016 để có chiến lược điều trị bổ trợ và theo dõi lâu dài.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đồng Phạm Cường, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại Bệnh viện Việt Đức". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 18*Số 6*2014, Tr. 203-209.

2. Đồng Phạm Cường, “Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại Bệnh viện Việt Đức”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 18*Số 6*2014, Tr. 210-216.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ellenbogen RG (2001). Transcortical surgery for lateral ventricular tumors. Neurosurg Focus, 10 (2), 112-125.

2. Gokalp HZ, Yuceer N, et al (1998). Tumours of the lateral ventricle. A retrospective review of 112 cases operated upon 1970-1997. Neurosurg Rev, 21, 126-137.

3. Amar AP, Ghosh S, Apuzzo MLJ (1997). Ventricular tumors - Neurosurgery. Williams-Wilkins, Maryland, USA, 1237-1263.

4. Philippon J (2004). Tumeurs intraventriculaires - Tumeurs cerebrales. Masson, Paris, 181-185.

5. Omag SB, Baehring J, Piepeier J (2006). Approaches to lateral and third ventricular tumors. Operative Neurosurgical Techniques of Shmidek and Sweet, 2, 753-71.

6. Pendl G, Ozturk E, Haselsberger K (1992). Surgery of tumors of the lateral ventricle. Acta Neurochir, 116, 128-136.

7. Nair S, Rout D, Menon G, et al (2000). Medialtrigona larteriovenou smal formations. Keio J Med, 49, 14-19.

8. Piepmeier JM, Sass KJ (1991). Surgical management of lateral ventricular tumors. In: Paoletti P, Takakura K, Walker M, eds. Neuro-Oncology, Dordecht. Kluwer Academic Publishers, 333-335.

9. Piepmeier JM, Spencer DD, Sass K (1993). Lateral ventricular masses. In: Apuzzo MLJ, eds. Brain Surgery: Complication Avoidance and Management. New York, Churchill Livingstone, 581-599.

10. Nishio S, Fujiwara S, Tashima T, et al (1990). Tumors of the lateral ventricular wall, especially the septum pellucidum: Clinical presentation and variations in pathologocal features. Neurosurgegy, 27, 224-230.

11. Jelinek J, Smirniotopoulos JG, Parisi JE, et al (1990). Lateral ventricular neoplasms of the brain: differential diagnosis based on clinical, CT, and MR findings. Am J Roentgenol, 155 (2), 365-372.

12. Radoi M, Danaila L, et al (2014). Surgery in tumors of the lateral ventricles – last 8 years experience. Romanian Neurosurgery XXI 1l, 60-72.

13. Koos WT, Spetzler RF, Lang J (1993). Tumors of the lateral ventricles and third ventricle. Color Atlas of Microneurosurgery, Thiem Medical Publishers, New York, 85-166.

14. Rhoton AL (2002). The lateral and third ventricles. Neurosurgery, 51, 207-271.

15. Amar AP, Ghosh S, Apuzzo MLJ (2000). Treatment of central nervous system injections: A neurosurgical perspective. Neuroimaging Clin N Am, 10, 445-459.

16. Anderson RC, Ghatan S, Feldstein NA (2003). Surgical approaches to tumors of the lateral ventricle. Neurosurg Clin N Am, 14 (4), 509-525.

17. Bhatoe HS, Singh P, Dutta V (2006). Intraventricular meningiomas: a clinicopathological study and review of the literature. Neurosurg Focus, 20 (3), 9-15.

18. De La Torre E, Alexander E Jr, et al (1963). Tumors of the lateral ventricles of the brain: Report of eight cases with suggestions of clinical management. J Neurosurg; 20, 461-70.

19. Abbott KH, Courville CB (1942). Intraventricular meningiomas: Review of the literature and report of two cases. Bull Los Angeles, Neurol Soc; 8, 12-28.

20. Shrivastava R, Segal S, Camins M (2003). Harvey Cushing Meningiomas text and the historical origin of resectability criteria for the anterior one third of the superior sagittal sinus. J. Neurosurg. Vol 99, 787-791.

21. Sindou M, Decq P (1995). “Historique”, Neurochirurgie, Ellipses, Paris, 29-33.

22. Nakamura M, Roser F, Bundschuh O, Vorkapic P, Samil M (2003). Intraventricular meningiomas: a review of 16 cases with reference to the literature. Surgical Neurology, 6, 491-504.

23. Yasargil MG (1996). Intraventricular tumors - Microneurosurgery of CNS Tumors. Thieme Verlag, Stuttgart, 313-318.

24. L. Danaila (2013). Primary tumors of the lateral ventricles of the brain. Chirurgia, 108, 616-630.

25. D’Angelo VA, Galarza M, Catapano D, Monte V, Bisceglia M, Carosi E (2005). Lateral ventricle tumors: surgical strategies according to tumor origin and development – a series of 72 cases.

Neurosurgery, 56 (Suppl 1), 36-45.

26. Al-Hussaini M (2013). Clinical management and evolving novel therapeutic strategies for patients with brain tumors: Chapter VII- Histology of primary brain tumours. Published: April 10, 2013 under CC BY 3.0 license.

27. Goergen SK, Gonales MF, McLean CA (1992). Intraventricular neurocytoma: radiologic features and review of the literature. Radiology, 182, 787-792.

28. Arnold MA, Stallings-Archer K, et al. (2013). Cribriform neuroepithelial tumor arising in the lateral ventricle. Pediatr Dev Pathol, 301.

29. Park JY et al (2012). Cribriform neuroepithelial tumor in the third ventricle: A case report and literature review. Neuropathology, 208-211.

30. Hasselblatt M et al (2009). Cribriform neuroepithelial tumor (CRINET): a nonrhabdoid ventricular tumor with INI1 loss and relatively favorable prognosis. J Neuropathol Exp Neurol, 1249-1255.

31. Kleihues P, Burger PC, Scheithauer BW (1993). The new WHO classification of brain tumours. Brain Pathology, 3, 255-268.

32. Kleihues P, Cavenee WK, et al (2000). Pathology and Genetics of Tumours of the Nervous System, International Agency for Research on Cancer, Lyon, France.

33. Louis DN, Hiroko O, et al (2007). World Health Organization Classification of Tumours. International Agency for Research on Cancer. Lyon, 31-33.

34. Horn EM, Feiz-Erfan I, Bristol RE, et al. (2007). Treatment options for third ventricular colloid cysts: comparison of open microsurgical vs endoscopic resection. Neurosurgery. 60(4), 613-618.

35. Louis DL, Perry A, et al (2016). The 2016 World Health Organization Classification of tumors of the central nervous system: a summary. Acta Neuropathol, 131(6), 803-820.

36. Nguyễn Kim Chung, Nguyễn Phong, Võ Thanh Tùng (2016). U não thất bên: phẫu thuật và điều trị. Hội nghị khoa học thường niên Hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam lần thứ XVII. Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt, tháng 12/2016, tập 449, 138-147.

37. Maurage A, Sevestre H (2011). Anatomie pathologique des tumeurs des ventricules latéraux. Neurochirurgie, 57, 193-198.

38. Smith AB, Smirniotopoulos JG, Horkanyne-Szakaly I (2013). From the radiologic pathology archives: intraventricular neoplasms: radiologicpathologic correlation. Radiographics, 33, pp. 21-43.

39. Majchrzak H, Majchrzak K, Adamczyk P (2004). Surgical treatment of intraventricular tumors. Neurol Neurochir Pol, 38 (3), 173-181.

40. Baroncini M, Peltier J, Le Gars D, Lejeune J (2011). Tumeurs du ventricule latéral. Analyse d’une série de 284 cas. Neurosurgery, 57, 170-179.

41. Rhoton AL (1992). Microsurgical anatomy of the lateral ventricles. Neurosurgery, Mc Graw-Hill, 144, 1419-1449.

42. Kim YI et al (2009). Gamma knife radiosurgery for intraventricular meningiomas. Acta Neurochir, 151, 447-452.

43. Longatti P, Godano U, Gangemi M, et al (2006). Cooperative study by the Italian neuroendoscopy group on the treatment of 61 colloid cysts. Childs Nerv Syst, 22(10), 1263-1267.

44. Gouazé A (1994). Giải phẫu thần kinh lâm sàng (Tài liệu dịch của Nguyễn Văn Đăng, Lê Quang Cường). Nhà xuất bản Y học, 308-313.

45. Nguyễn Hữu Chỉnh (2003). Đoan não - Bài giảng giải phẫu thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 55-68.

46. Netter F (1997). Atlas Giải phẫu người (tài liệu dịch của Nguyễn Quang Quyền). Nhà xuất bản Y học, 113-120.

47. Snell RS (1992). The ventricles of the brain - Clinical neuroanatomy. Lippincott-Raven Publishers, Philadelphia, 223-235.

48. Roland J (1990). Le système ventriculaire - Neuro-anatomie. Springer-Verlag, Paris, 245-261.

49. Lê Xuân Trung và cộng sự (2003). U mô não - Bệnh học phẫu thuật thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 122-180.

50. Apuzzo ML, Chikoyani OK, et al (1982). Transcallosal, interfornicial approaches for lesions affecting the third ventricle: surgical considerations and consequences. Neurosurgery, 10, 547-554.

51. Koos WT, Miller MH (1970). Tumors of the ventricular system. In: Koos WT, Miller MH. Intracranial tumors of infants and children. Stuttgart: Verlag, 233-253.

52. Fenchel M, Beschorner R, Naegele T, et al (2012). Primarily solid intraventricular brain tumors. Eur J Radiol; 81, 688-696.

53. Seçer HI, Düz B, Izci Y, Tehli O, Solmaz I, Gönül E (2008). Tumors of the lateral ventricle: the factors that affected the preference of t he surgical approach in 46 patiens. Turk Neurosurg, 18(4), 345-355.

54. Guthrie G, Ebersold MJ, Scheithauer B. (1990). Neoplasms of the intracranial meninges. Youmans' neurological surgery, 3rd edition. Saunders company, 3250-3298.

55. Schmidek H, Roberts D (2006). Brain tumors, Operative neurosurgical techniques. Fifth edition, Saunders Elsevier, 623-812.

56. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013). Lược sử phẫu thuật thần kinh thế giới & áp lực nội sọ, Phẫu thuật thần kinh, 23-46.

57. Bailey P, Cushing H (1926). A classification of the tumors of the glioma group on a histogenetic basis with a correlated study of prognosis. New York: Sentry Press, 1-175.

58. Centers for Disease Control and Prevention (2004). Data collection of primary central nervous system tumors. National Program of Cancer Registries Training Materials. Atlanta, Georgia: Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention.

59. Kernohan JW, Mabon RF, Svien HJ, Adson AW (1949). A Semplified classification of gliomas. Proc. Staff: Meet. Mayo Clin, 24, 71-75.

60. Daumas-Duport C, Scheithauer B, O’Fallon J, Kelly P (1988). Grading of astrocytomas. Asimple and reproducible method. Cancer, 62, 2152-2165.

61. Kleihues P, Burger PC, Scheithauer BW (1993). Histological typing of tumours of central nervous system. World Health Organization. International Histological Classification of Tumours. 2nd ed.

Springer Verlag: Berlin Heidelberg.

62. Kleihues P, Kiessling M, Scheithauer BW (1987). The new WHO classification of brain tumours. Brain Pathol, 3, 255-268.

63. Rémond J, Rizk T, Fischer G (1995), “Les Ependymomes intraventriculaires”, Neurochirurgie, Ellipses, Paris, 119- 129.

64. Aguzzi A, Brandner S, Paulus W. (2000). Choroid plexus tumours - Pathology and Genetics of Tumours of the Nervous System. International Agency for Research on Cancer, Lyon, France, 84-86.

65. Levy M, Goldfarb A, Hyder D, et al (2001). Choroid plexus tumors in children: significance of stromal invasion. Neurosurgery, 23, 235-250.

66. Furie D, Provenzale J (1995). Supratentorial ependymomas and subependymomas: CT and MR appearance. J Comput Assist Tomogr, 19, 518-526.

67. Kawaguchi T, Kumabe T, Shimizu H, Watanabe M (2005). 201TI-SPECT and 1H-MRS study of benign lateral ventricle tumors: differential diagnosis of subependymoma. Neurosurg Rev, 28, 2-3.

68. Rieger E, Binder B, Starz I, Oberbauer R, Ebner F, Urban C (1991). Tuberous sclerosis complex: oligosymptomatic variant associated with subependymal giant-cell astrocytoma. Pediatr Radiol, 21, 432-433.

69. Sinson G, Sutton L, Yachnis A, Duhaime A, Schut L (1994). Subependymal giant cell astrocytomas in children. Pediatr Neurosurg, 20, 233-239.

70. Wichmann W, Schubiger O, Schenker C, Valavanis A (1991). Neuroradiology of central neurocytoma. Neuroradiology, 27, 562-568.

71. Barbosa M, Balsitis M, Jaspan T, Lowe J (1990). Intraventricular central neurocytoma: a clinical and pathological study of three cases and review of the literature. Neurosurgery, 26, 1045-1054.

72. Timurkaynak E, Rhoton AL Jr, Barry M (1986). Microsurgical anatomy and operative approaches to the lateral ventricles. Neurosurgery 19, 685-723.

73. Zuccaro G, Sosa F, Cuccia V, Monges J (1999). Lateral ventricle tumors in children: a series of 54 cases. Child’s Nerv Syst, 15, 774-785.

74. Nagasawa S, Miyake H, Ohta T (1997). Transcallosal and transcortical approaches for tumors at the anterior part of the ventricle: relations between visualized and ventricular size. No Shinkei Geka, 25, 321-327.

75. Trần Huy Hoàn Bảo, Nguyễn Phong, Nguyễn Quang Hiển, Nguyễn Ngọc Khang, Trần Minh Trí, Lương Viết Hòa, Phan Quang Sơn, Võ Thanh Tùng (2002). Động kinh trong u não: một số nhận xét về dịch tễ học. Y học thực hành Hội nghị phẫu thuật thần kinh toàn quân lần thứ nhất, (436), 86-88.

76. Greenberg MS (2001). Intraventricular Lesions. Handbook of Neurosurgery, Fifth Edition, Thiem, 884-886.

77. Phạm Minh Thông, Nguyễn Duy Huề (2007). Điện quang thần kinh, Bài giảng chẩn đoán hình ảnh trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học, 31-50.

78. Osborn AG, Blaser SI, et al (2007). Diagnostic imaging brain. Published by Amirsys,16, 16-41.

79. Smith AB, Smirniotopoulos JG, Horkanyne-Szakaly I (2013). From the radiologic pathology archives: intraventricular neoplasms: radiologicpathologic correlation. Radiographics, 33, 21-43.

80. Dahnert W (1996). Radiology Review Manual. Williams-Wilkins, Maryland, USA, 194-245.

81. Chiechi M, Jones R (1995). Intracranial subependymomas: CT and MR imaging features in 24 cases. Am J Roentgenol, 165, 1245-1250.

82. Majos C, Cucurella G, Aguilera C, Coll S, Pons L (1999). Intraventricular meningiomas: MR imaging and MR spectroscopic findings in two cases. Am J Neuroradiol, 20, 882-885.

83. Marescaux C, Hirsch E (1999). Crise épileptiques et épilepsie, Module de neurologie et de neurochirugie. Université Louis Pasteur, Faculté de Médecine de Strasbourg, 1-46.

84. Brian D Milligan, Fredric B Meyer, et al. (2010). Morbidity of Transcallosal and Transcortical Approaches to Lesions in and Around the Lateral and Third Ventricles: A Single-Institution Experience.

Neurosurgery, 67, 1483-1496.

85. McConachie N, Worthington B, Cornford E, Balsitis M, Kerslake R. (1994). Computed tomography and magnetic resonance in the diagnosis of intraventricular cerebral masses. Br J Radiol, 67, 223-243.

86. Yamasaki T, Kikuchi H, Higashi T, Yamabe H, Moritake K (1990). Two surgically cured cases of subependymoma with emphasis on magnetic resonance imaging. Surg Neurol, 33, 329-335.

87. Baron Y, Barkovich A (1999). MR imaging of tuberous sclerosis in neonates and young infants. Am J Neuroradiol, 20, 907-916.

88. Chandana SS, Madanarora SM, Singh T(2008). Primary Brain Tumors in Adults. Michigan State University College of Human Medicine, Lansing, Michigan. Am Fam Physician, 77(10), 1423-1430.

89. Menor F, Marti-Bonmati L, Mulas F, Poyatos C, Cortina H (1992). Neuroimaging in tuberous sclerosis: a clinicoradiological evaluation of pediatric patients. Pediatr Radiol, 22, 485-489.

90. Richard G (2001). Transcortical surgery for lateral ventricular tumors. Neurosurg Focus, 10 (6), 58-71.

91. Dahnert W (1996). Radiology Review Manual. Williams-Wilkins, Maryland, USA, 194-245.

92. Kim D, Chi J, Park S, et al (1992). Intraventricular central neurocytoma: clinicopathological analysis of seven cases. J Neurosurg, 76, 759-765.

93. McConachie N, Worthington B, Cornford E, Balsitis M, Kerslake R (1994). Computed tomography and magnetic resonance in the diagnosis of intraventricular cerebral masses. Br J Radiol, 67, 223-243.