• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.9. Các yếu tố liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ

đó bệnh nhân có đoạn niệu đạo thiếu dài nhất là 5-6 cm. Vì đoạn niệu đạo thiếu tương đối lớn, nên vạt da tương ứng để tạo niệu đạo phải lấy cũng sẽ dài, dẫn đến khó khăn trong việc phẫu tích cuống mạch nuôi (dễ gây tổn thương cuống mạch vì cuống mạch nuôi cần lấy phải đủ dài tránh xoay trục DV, đồng thời cân nhắc để lại mạch nuôi cho phần da còn lại che phủ DV sau này). Sau khi lấy được vạt da có cuống mạch với chiều dài tương ứng, chúng tôi thấy hai đầu của vạt da thường bị thiếu mạch nuôi và tổ chức dưới da mỏng, dẫn đến hoại tử chỗ nối, gây lỗ rò niệu đạo và hẹp niệu đạo, thường hình thành tại chỗ nối giữa lỗ niệu đạo cũ và đoạn niệu đạo mới tạo. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, không có mối tương quan giữa vị trí lỗ tiểu, chiều dài đoạn niệu đạo thiếu, và da che phủ với tỷ lệ biến chứng như một số nghiên cứu khác. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể do thời gian theo dõi ngắn, mà cỡ mẫu trong nghiên cứu còn ít, nên chưa thể hiện rõ được mối tương quan giữa 2 yếu tố này. Cần có nghiên cứu theo dõi dài với cỡ mẫu lớn hơn sẽ cho thấy mối tương quan rõ hơn.

yếu tố như kỹ thuật đo, hệ thống máy, tâm lý và sự hợp tác của BN cũng ảnh hưởng đến kết quả đo niệu dòng đồ.

Trong nghiên cứu này, có 86 bệnh nhân được phẫu thuật LTLT. Nhưng khi khám lại, ở thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng chúng tôi đo niệu dòng đồ 62 trường hợp, tỷ lệ thực hiện đo niệu dòng đồ là 72%. Trong đó có 25 BN hợp tác và 37 BN không hợp tác khi đo. Kết quả cho thấy, nhóm tuổi và mức độ hợp tác có liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ. Nhóm hợp tác đo thì tỷ lệ không hẹp niệu đạo là 44%; tỷ lệ hẹp niệu đạo và nghi ngờ hẹp là 56%. Còn nhóm không hợp tác đo thì tỷ lệ không hẹp là 0%, tỷ lệ hẹp niệu đạo và nghi ngờ hẹp là 100%. Với sự hợp tác của BN khi đo niệu dòng đồ, trẻ sẽ không quấy khóc, đái thành tia liên tục không ngắt quãng, áp lực của dòng tiểu đều, từ đó phản ánh đúng tình trạng của niệu đạo, hẹp hay không hẹp sẽ biểu thị rõ qua số liệu đo niệu dòng đồ. Nhưng khi bệnh nhân không hợp tác, trẻ sẽ lo lắng, yếu tố tâm lý lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo niệu dòng đồ hoặc sẽ cho kết quả không chính xác. Trong nghiên cứu, nhóm tuổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo niệu dòng đồ. Nhóm tuổi lớn do khi giải thích trẻ hiểu được, nên sự hợp tác tốt chính vì vậy tỷ lệ không hẹp cao (75%), nhưng nhóm tuổi nhỏ do trẻ chưa hiểu nên trẻ không hợp tác dẫn đến tỷ lệ hẹp cao (100%). Ngoài ra tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, do đo lần đầu nên kinh nghiệm đo của chúng tôi chưa tốt, chính vì vậy có thể ảnh hưởng đến kết quả đo do số BN không hợp tác cao. Nên tỷ lệ hẹp niệu đạo ở thời điểm 6 tháng là tương đối cao 42/62 BN (67,7%).

Nhưng đến lần đo thứ hai, thời điểm 12 tháng sau mổ chúng tôi đo niệu dòng đồ 32 trường hợp. Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả đo niệu dòng đồ. Theo chúng tôi nghĩ, nguyên nhân có thể do số liệu quá ít, nên chưa phản ánh đúng được mối liên quan. Tuy nhiên về mức độ hợp tác vẫn có mối liên quan với kết quả đo niệu dòng đồ (100% bệnh nhân hợp tác đo thì đều không hẹp niệu đạo, 100% bệnh nhân không hợp tác

đo thì tất cả đều hẹp niệu đạo hoặc nghi ngờ hẹp). Ở lần đo thứ hai này, chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều hơn, đã khắc phục để làm sao trẻ hợp tác tốt khi đo. Rút kinh nghiệm ở lần trước, lần này chúng tôi bật máy trước chờ trẻ buồn đái là có thể đo ngay, không như lần đầu chúng tôi thường đợi trẻ buồn đái thì mới bật máy, nên nhiều trường hợp bị trễ, đo không chính xác. Do đó, kết quả đo của lần hai phản ánh đúng tình trạng niệu đạo của trẻ, nên tỷ lệ hẹp niệu đạo thấp chỉ là 1/32 BN (3,1%) so với lần đầu là 67,7%.

Trước đây, trẻ dưới 7 tuổi thường không đo được niệu động học nói chung cũng như niệu dòng đồ nói riêng. Tuy nhiên, gần đây trẻ nhỏ hơn vẫn có thể tiến hành đo niệu dòng đồ được [143]. Theo Abrams thì hầu hết trẻ em

≥ 5 tuổi có thể bình tĩnh hợp tác khi đo niệu dòng đồ [34]. Theo Hjälms và Sillen nhóm 2 - 4 tuổi thường gặp nhiều vấn đề nhất khi đo và từ 4 tuổi trở đi trẻ có thể hợp tác để đo. Tác giả khuyên muốn có được kết quả đo tốt nhất, trẻ nên được chuẩn bị vể mặt tâm lý trước khi tiến hành đo [143]. Cerruto cũng cho rằng trẻ từ 4 tuổi có thể giao tiếp và hợp tác tốt để đo [144]. Theo Horowitz khi thao tác ở trẻ em sự kín đáo, nhẹ nhàng là rất quang trọng, nhất là với nhóm 3 - 4 tuổi và nhóm trẻ đang ở tuổi dậy thì [143]. Với nghiên cứu của chúng tôi, đa phần BN trong nghiên cứu đều từ 4 tuổi trở lên, nhóm tuổi từ 1 - 3 tuổi chiếm ít (9,3%); nên việc đo niệu dòng đồ cũng thuận lợi hơn do ở lứa tuổi này trẻ đã biết chủ động đi tiểu. Mặt khác, đo niệu dòng đồ là kỹ thuật khá đơn giản, không phải đặt sonde hay can thiệp gì nên thường dễ dàng đo hơn đo niệu động học.

Ngoài ra, những yếu tố khác cũng rất quan trọng khi đo niệu dòng đồ ở trẻ em. Kinh nghiệm của chúng tôi khi thực hiện đo niệu dòng đồ thì trẻ phải được chuẩn bị trước về tâm lý (được giới thiệu về căn phòng nơi sẽ đo cho trẻ, biết được một phần những gì sẽ diễn ra khi đo niệu dòng đồ); có bố mẹ hoặc người thân bên cạnh trong lúc đo, trong quá trình đo đặt sự chú ý của trẻ ra bên ngoài (xem phim, đồ chơi, bắt chuyện…). Cuối cùng là kinh nghiệm,

sự kiên nhẫn, thao tác nhẹ nhàng của nhân viên y tế phụ trách đo. Tất cả nhằm tạo cho trẻ có cảm giác an tâm, thân thiện, tránh lo lắng. Vì khi trẻ lo sợ, mất bình tĩnh, trẻ sẽ quấy khóc, không hợp tác để đo, từ đó cho ra kết quả đo niệu dòng đồ không chính xác.

4.10. Các biến chứng sớm sau mổ liên quan đến rò niệu đạo sau rút sonde