• Không có kết quả nào được tìm thấy

mang thông tin mã hoá các axit amin D

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "mang thông tin mã hoá các axit amin D"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ THI MINH HỌA HỌC KÌ 1 SINH 12

Câu 1: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?

A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.

Câu 2: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

A. 60%. B. 20%. C. 30% D. 15%.

Câu 3: Vùng điều hoà là vùng

A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã C. mang thông tin mã hoá các axit amin

D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 5: Vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli là:

A. Mang thông tin mã hóa các enzim phân giải đường lactozơ.

B. Tổng hợp protein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

C. Tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.

D. Tổng hợp protêin ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.

Câu 6: Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’AXX3’. B. 5’UGA3’. C. 5’AGG3’. D. 5’AGX3’.

Câu 7: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến gen. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến lặp đoạn Câu 8: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.

Câu 9: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.

B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

Câu 10: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 1, 3, 4 Câu 11: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là

(2)

A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.

Câu12: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến có thể làm phát sinh thể một nhiễm ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết có tối đa bao nhiêu dạng thể một nhiễm khác nhau thuộc loài này?

A. 25. B. 23. C. 12. D. 24.

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Những phép lai nào sau đây cho đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 100%

hạt vàng ?

1. AA × Aa. 2. Aa × Aa.

3. AA × aa. 4. Aa × aa.

A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).

Câu 14: Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E.Coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 15: Cho các thành phần sau:

(1) Plasmit.

(2) Tế bào nấm men.

(3) Vi khuẩn E. coli.

(4) Vi rút.

(5) Enzim restrictaza.

(6) ADN polimeraza.

Trong các thành phần trên, có bao nhiêu thành phần có thể được sử dụng để làm thể truyền trong công nghệ gen?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 16: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp?

A. Dung hợp tế bào trần.

B. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.

C. Chọn dòng tế bào xôma D. Nuôi cấy hạt phấn

Câu 17: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen thuần chủng?

A. AABBDd. B. AAABbbDDd. C. AAbbDD. D. AABbdd.

Câu 18: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 32. B. 5. C. 16. D. 8.

Câu 19: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.

Câu 20 : Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5’XGA3’ mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3’ và 5’ AGX 3’ cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5’ GXU 3’ mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở

(3)

một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ à 5’ GXTTXGXGATXG 3’. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là:

A. Xêrin - Alanin - Xêrin – Acginin B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin C. Acginin - Xêrin – Alanin – Xêrin D. Acginin - Xêrin - Acginin - Xêrin

Câu 21: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là

A. đột biến gen. B. đột biến cấu trúc NST.

C. thường biến. D. đột biến số lượng NST.

Câu 22: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêôtit trong đó có 480 nuclêôtit loại ađênin. Trên mạch 1 của gen có ađênin chiếm 10% số nuclêôtit của mạch, trên mạch 2 có 300 nuclêôtit loại guanin. Tỉ lệ G T

A X +

+ của mạch 2 là

A. 1/3. B. 2/3. C. 5/7. D. 7/13.

Câu 23: Ở người, alen A qui định da đen là trội hoàn toàn so với a qui định da trắng, B qui định mắt nâu là trội hoàn toàn so với b qui định mắt xanh. Các gen đã cho nằm trên NST thường khác nhau. Bố và mẹ đều da đen, mắt nâu sinh con đầu lòng da trắng, mắt xanh. Kiểu gen của bố và mẹ là:

A. AaBb × AaBb. B. AABB × AaBb.

C. AABb × AaBB. D. AaBB × AaBB

Câu 24: Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương tự?

A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn.

B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà lan.

C. Cánh sâu bọ và cánh dơi.

D. Tuyến sữa ở các con đực của động vật có vú.

Câu 25: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 26 : Một phân tử mARN có 1200 nucleotit, trong đó có một bộ ba mở đầu và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã (bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 44 bộ ba, bộ ba UGA nằm cách bộ ba mở đầu 50 bộ ba, bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 69 bộ ba). Khi dịch mã, trên phân tử mARN này có 10 riboxom trượt qua một lần thì số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là:

A. 700 axit amin. B. 510 axit amin.

C. 450 axit amin. D. 3990 axit amin

Câu 27: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:

A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

(4)

C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

Câu 28: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi

A. liệu pháp gen. B. sửa chữa sai hỏng di truyền.

C. phục hồi gen. D. gây hồi biến.

Câu 29: Cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên với thành phần kiểu gen như sau:

(1) 0,6AA : 0,4aa (2) 0,35AA : 0,5Aa : 0,15aa.

(3) 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa (4) 0,75Aa : 0,25aa.

Sau hai thế hệ ngẫu phối thì sẽ có bao nhiêu quần thể cấu trúc di truyền giống nhau?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 30: Cho các bước:

(1) Loại bỏ thành tế bào.

(2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

(3) Tạo dòng thuần chủng.

(4) Nuôi cấy tế bào lai cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai.

(5) Dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt.

Có bao nhiêu bước không được sử dụng trong lai tế bào

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 31: Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây:

(1) Bệnh ung thư máu. (2) Bệnh máu khó đông.

(3) Hội chứng Đao. (4) Hội chứng Claiphento.

(5) Bệnh bạch tạng. (6) Bệnh mù màu.

Có bao nhiêu trường hợp bệnh xuất hiện ở thể ba (2n+1)

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 32. Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A.0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa. B.0,49AA : 0,50Aa : 0,01aa.

C.0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa. D.0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.

Câu 33. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử Ab thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?

A. AAaBbb. B. AaaBBb C. AAaBBb D. AaaBbb Câu 34. Cho các phương pháp sau:

(1)Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3)Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (4). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4).

Câu 35. Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:

A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T.

(5)

C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.

Câu 36: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A qui định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là:

A. XA Xa và XAY. B. XA XA và Xa Y.

C. Xa Xa và XAY. D. Xa Xa và Xa Y.

Câu 37: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AB

ab giảm phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ :

A. 12%. B. 24%. C. 76%. D. 48%.

Câu 38: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền

A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn.

C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn.

Câu 39: Ở ruồi giấm xét gen A, B, D quy định 3 tính trạng khác nhau và trội hoàn toàn. Cho phép lai:

ab

ABDd x

ab

ABDd thu được F1 có tính trạng lặn 3 tính chiếm 4%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả F1 ?

(1) có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

(2) Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội 30%.

(3) Tần số hoán vị gen là 36%.

(4) Tỉ lệ kiểu hình 1 trong 3 tính trạng trội 16,5%.

(5) Kiểu gen dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%.

(6) Xác suất để một cá thể A-B-b- có kiểu gen thuần chủng 8/99.

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 40: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:

Xác suất để người III.2 mang gen bệnh là bao nhiêu:

A. 0,67 B. 0,5 C. 0,335 D. 0,75.

ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3.B 4. D 5. A 6. B 7. B 8. B 9. B 10. C

11. C 12. C 13. B 14. A 15. B 16. A 17. C 18. D 19. C 20. D 21. C 22. D 23. A 24. C 25. B 26. C 27. A 28. A 29. C 30. B 31. C 32. D 33. A 34. C 35. C 36. A 37. A 38. C 39. B 40. A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành

Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 không thay đổi so với thế hệ PA. Theo lí thuyết,

+ Trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng, sự không phân li của một hoặc một số cặp NST ở kì sau làm một phần cơ thể mang đột biến lệch bội... Cơ chế hình

(4) sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cơ chế cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được

Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một nhiễm sắc thể.. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí

Câu 5: Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.. Lặp đoạn nhiễm

Câu 19: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen

- Sinh vật nhân thực : NST có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp các NST có thể xếp gọn trong nhân tế bào cũng như giúp điều hòa hoạt động của các gen và NST