• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 ÔN LUYỆN THPT QG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 ÔN LUYỆN THPT QG"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 ÔN LUYỆN THPT QG

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?

A. Thiên Hoàng B. Tư sản. C. Tướng quân D. Thủ tướng

Câu 2. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng là:

A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối.

B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược.

C. Trong lòng xã hội phong kiến chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa.

Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lựa chọn con đường phát triển A. Tiến hành cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến

B. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ C. Tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc D. Dựa vào sự giúp đỡ của các nước phương Tây

Câu 4. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, giáo dục và ngoại giao với Mĩ C. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 5. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. duy trì chế độ phong kiến

B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 6. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 7. Lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản là A. Tướng quân

B. Thiên hoàng Minh Trị.

C. Tư sản công nghiệp.

D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 8. Tính chất của cuộc Duy tân Minh trị năm 1868 ở Nhật bản là A. cách mạng tư sản.

B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 9. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?

A.Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.

B.Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.

D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.

Câu 10. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

B. Tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.

C. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc,chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.

D. đào tạo con người có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.

Câu 11. Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm?

(2)

A. đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.

B. sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.

C. mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.

D. giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.

Câu 12. Yếu tố được coi là “chìa khóa” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay là

A. cải cách giáo dục. B. cải cách kinh tế.

C. ổn định chính trị. D. tăng cường sức mạnh quân sự.

Câu 13. Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa

A. Tư sản với công nhân B. Nông dân với phong kiến

C. Thực dân Anh với tư sản D. Toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh Câu 14. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm 1885 là chính đảng của

A. Giai cấp vô sản Ấn Độ B. Giai cấp nông dân Ấn Độ C. Giai cấp phong kiến ở Ấn Độ.

D. Giai cấp tư sản Ấn Độ

Câu 15. Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại ở Ấn Độ là A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ.

B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

Câu 16. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 17. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích

A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ Câu 18. Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc Đại là

A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang . B. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị.

C. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh phải thực hiện cải cách.

D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh.

Câu 19. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là

A. khởi nghĩa Hoàng Sào B. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc C. khởi nghĩa của Lý Tự Thành D. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng Câu 20. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Tiểu tư sản

Câu 21. Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào ở Trung Quốc?

A. Vô sản B. Dân chủ tư sản C. Phong kiến D. Tiểu tư sản Câu 22. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. Đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa

B. Cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế

C. Đánh đế quốc, đánh phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày D. Đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa

Câu 23. Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. cách mạng vô sản

D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để

Câu 24. Tính chất xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là A. nước thuộc địa

B, thuộc địa nửa phong kiến

(3)

C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến D. phong kiến

Câu 25. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế

B. thành lập Trung Hoa dân quốc

C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 26. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của A. thực dân châu Âu B. thực dân Âu - Mĩ

C. thực dân Anh D. thực dân Pháp

Câu 27. Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Campuchia là A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha B. Khởi nghĩa A-cha-xoa C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc Câu 28. Mở đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào là

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha B. Khởi nghĩa A-cha-xoa C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc Câu 29. Đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm là

A. Thuộc địa của Anh B. Nuớc duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập C. Thuộc địa của Pháp D. Nước phong kiến nửa thuộc địa

Câu 30. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.

Câu 31. Nét nổi bật trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Nhanh chóng giành được thắng lợi, buộc thực dân Pháp từ bỏ ý đồ xâm lược B. Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo

C. Thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước D. Các phong trào đều mang tính tự phát, có đường lối và tổ chức vững vàng Câu 32. Các nước thực dân châu Âu đẩy mạnh xâm lược châu Phi vì lục địa này A. trình độ phát triển cao B. vị trí địa lí thuận lợi

C. cư dân đông đúc D. rộng lớn, giàu tài nguyên Câu 33. Các nước đế quốc căn bản hoàn thành phân chia thuộc địa ở châu Phi vào

A. giữa thế kỉ XIX

B. những thập niên cuối thế kỉ XIX C. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX D. đầu thế kỉ XX

Câu 34. Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi thất bại là

A. vũ khí còn lạc hậu, thô sơ

B. trình độ thấp, lực lượng chênh lệch C. các phong trào diến ra lẻ tẻ

D. quân sự các nước thực dân quá mạnh

Câu 35. Mâu thuẫn chủ yếu dấn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi A. Mâu thuẫn giữa các nước thực dân

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân D. Mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân

Câu 36. Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ la tinh tiếp tục phải đương đầu với chính sách bành trướng của nước nào

A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ

Câu 37. Đầu thế kỉ XX, Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế khu vực Mĩ La-tinh A. Chính sách “Cây gậy lớn” và “Củ cà rốt”

(4)

B. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”

C. Chính sách “Châu Mĩ của người châu Mĩ”

D. Thành lập tổ chức Liên minh dân tộc các nước châu Mĩ Câu 38. Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh A. Tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển

B. Hỗ trợ các nước Mĩ la tinh xây dựng phát triển kinh tế C. Biến các nước Mĩ la tinh thành đồng minh của Mĩ D. Biến các nước Mĩ la tinh thành sân sau của Mĩ

Câu 39. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

D. Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước với phe Liên minh

Câu 40. Phe Liên Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức-Áo Hung C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ Câu 41. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở

A. Châu Mĩ B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Âu Câu 42. Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Anh B. Mĩ C. Nhật D. Pháp Câu 43. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

A. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. Chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân.

Câu 44. Vì sao đến năm 1917, Mĩ mới tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)?

A. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.

B. Mĩ tách biệt với các châu lục khác bởi hai đại dương lớn.

C. Mĩ không muốn nhân dân trong nước chìm đắm trong cảnh chiến tranh.

D. Mĩ đang tiến hành chiến tranh xâm lược ở Mĩ Latinh.

Câu 45. Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) A. sự phát triển không đều của các nước tư bản

B. mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa C. thái tử Áo- Hung bị ám sát

D. các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập

Câu 46. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Thất bại thuộc về phe liên minh.

C. Chiến thắng Véc- đoong.

D. Mĩ tham chiến.

Câu 47. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây nằm ngoài ý muốn của các nước đế quốc nhưng lại tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Sự giàu có của bọn trùm công nghiệp chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí.

B. Đức vươn lên cầm đầu.

C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

D. Thiệt hại về người và của cho các nước đế quốc tham chiến.

Câu 48. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.

B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.

C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.

D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

(5)

Câu 49. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ?

A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng.

B. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật.

C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học.

D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa.

Câu 50. Tư tưởng “Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ? A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.

B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.

D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.

Câu 51 Nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX- XX là A. Lép-tôn-xtôi.

B. Vích-to Huy-gô.

C. Lỗ Tấn.

D. Mác Tuên.

Câu 52. Công trình kiến trúc đặc sắc thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Kim tự tháp (Ai Cập)

B. Cung điện mùa đông (Nga) C. Cung điện Vec-xai (Pháp) D. Nhà thờ Đức Bà Pari (Pháp)

Câu 53. Điểm giống nhau của văn học phương Tây và phương Đông từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là A. Phản ánh hiện thực mọi mặt xã hội đương thời

B. Phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân phong kiến C. Phản ánh tinh thần đấu tranh cho độc lập tự do

D. Phản ánh cuộc sống của những người lao động nghèo trong xã hội tư bản Câu 54. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã

A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức.

D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 55. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?

A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.

C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Câu 56. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga?

A. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Peetorograt.

B. Các Xô viết được thành lập.

C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông.

D. Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Câu 57. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Cách mạng văn hóa.

Câu 58. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?

A. Khởi nghĩa từng phần.

B. Biểu tình thị uy.

C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 34. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?

A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

(6)

B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.

C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.

D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Câu 59. Luận cương tháng Tư của Lênin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là:

A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.

Câu 60. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917:

A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.

B. là cuộc cách mạng XHCN.

C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 61. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng thế giới, vì

A. nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời ở các nước tư bản Âu - Mĩ.

B. chính phủ tư sản ở các nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

C. CNXH trở thành hiện thực, mở ra khuynh hướng cách mạng vô sản.

D. chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng khắp trên thế giới.

Câu 62. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa. B. Cách mạng Tư sản Pháp.

C. Cách mạng Tháng Mười Nga. D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Câu 63. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 nước Nga Xô viết đã A. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.

B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến.

C. Ban hành Chính sách kinh tế mới.

D. Cải cách chính phủ.

Câu 64. Thực chất của chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết A. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.

B. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.

C. cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.

D. phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.

Câu 65. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là A. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.

B. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ.

C. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.

D. Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Câu 66. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào?

A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

D. Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công.

Câu 67. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

A.Tổ chức liên hợp quốc.

B. Hội quốc Liên.

C. Hội liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Tư bản.

Câu 68. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) diễn ra đầu tiên ở:

A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Đức.

(7)

Câu 69. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với tình hình thế giới là

A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

B. nhiều người bị phá sản,mất hết tiền bạc và nhà cửa.

C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới hai.

D. lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.

Câu 70. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản.

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn.

D. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

Câu 71. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là A. cuộc khủng hoảng thiếu.

B. cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.

C. cuộc khủng hoảng thừa, trầm trọng và kéo dài nhất.

D. cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.

Câu 72. Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

A. vì Anh, Pháp, Mĩ chia chiến lợi phẩm không đồng đều B. Đức, Ý, Nhật bất mãn trật tự Vecxai-Oasinhtơn C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện

D. vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ nghĩa tư bản.

Câu 73. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp

A. tiến hành những cải cách kinh tế xã hội, duy trì nền dân chủ tư sản.

B. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

C. tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ .

Câu 74. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh xâm lược D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 75. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là A. Đảng trung tâm.

B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã).

C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.

D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

Câu 76. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), giới cầm quyền Đức đã A. thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội

B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinmh tế chính.

C. thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

D. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Câu 77. Tổng thống Ru-dơ-ven đã dùng biện pháp gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?

A. Cắt giảm chi phí quân sự.

B. Thực hiện Chính sách mới.

C. Đẩy mạnh xâm lược các nước.

D. Kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài.

Câu 78. Mục đích của Mĩ khi thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” là gì?

A. Cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh.

B. Cải thiện và thiết lập quan hệ với Liên Xô.

C. Tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế.

D. Thực hiện chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.

(8)

Câu 79. Đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế xuất hiện vấn đề gì nổi bật?

A. Sự lan rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

B. Mĩ đang theo đuổi quyết liệt lập trường chống Liên Xô.

C. Xu thế biệt lập trong quan hệ ngoại giao giữa các nước.

D. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 80. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), sự kiện nào đã chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ?

A. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

B. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1929.

C. Tỉ lệ người thất nghiệp lên đến mức kỉ lục.

D. Phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ.

Câu 81 Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Thực hiện “Chính sách kinh tế mới”.

B. Thực hiện “Chính sách mới”.

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Dân chủ hóa lao động.

Câu 82. Điểm nổi bật trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của Nhật Bản là A. kéo dài thông qua các cuộc đấu tranh nội bộ

B. thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

C. thông qua các cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội.

D. sự liên minh giữa giai cấp tư sản và thế lực phát xít.

Câu 83. Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX?

A. Góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.

B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe.

C. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra Thế chiến thứ hai.

D. Hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới.

Câu 84. Nền hòa bình theo hệ thống Vecxai – Oasinh tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh vì A. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.

B. phong trào công nhân ở châu Âu phát triển.

C. chứa đựng nhiều mâu thuẫn, bất ổn.

D. phong trào giải phóng dân tộc dâng cao.

Câu 85. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là

A. đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.

B. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

C. phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân Đảng.

D. chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.

Câu 86. Từ sau phong trào Ngũ Tứ, tư tưởng cách mạng nào được truyền bá vào Trung Quốc A. dân chủ tư sản.

B. chủ nghĩa Mác – Lênin.

C. triết học ánh sáng.

D. chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 87. Phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

A. phong trào Ngũ Tứ. B. phong trào Thái bình thiên quốc.

C. phong trào Nghĩa hòa đoàn. D. phong trào Duy tân.

Câu 88. Lãnh đạo của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn độ trong những năm 1918 – 1929 là A. Đảng Quốc Đại. B. Đảng cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng đại hội dân tộc. D. Đảng dân chủ.

Câu 89. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc mang tính chất gì?

A. Dân chủ tư sản kiểu mới. B. Dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. Dân tộc dân chủ. D. Cách mạng vô sản.

Câu 90. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc là gì?

A. Dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.

(9)

B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.

C. Tạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.

D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.

Câu 91. Lãnh đạo của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn độ trong những năm 1918 – 1929 là A. Đảng Quốc Đại. B. Đảng cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng đại hội dân tộc. D. Đảng dân chủ.

Câu 92. Chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan –đi là A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.

B. bất bạo động và bất hợp tác.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 93. Tư tưởng bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.

B. nó dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

C. nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.

D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 94. Mục tiêu lớn nhất của phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. độc lập dân tộc. B. cải cách dân chủ.

C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. bình quân địa quyền.

Câu 95. Xu hướng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. xu hướng tư sản. B. xu hướng vô sản.

C. xu hướng cải cách. D. xu hướng bạo động.

Câu 96. Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương thế kỉ XX là A. phong trào đấu tranh vũ trang phát triển ở ca ba nước Đông Dương.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

C. giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

D. liên minh công- nông hình thành.

Câu 97. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào

A. chỉ ở ba nước trên bán đảo Đông Dương B. diễn ra chỉ ở Việt Nam

C. diễn ra chỉ ở những nước có Đảng cộng sản lãnh đạo D. diễn ra ở hầu khắp các nước.

Câu 98. Đánh giá mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương

B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng C. riêng lẻ không có sự thống nhất

D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh

Câu 99. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xu hướng vô sản. B. xu hướng cải cách.

C. chỉ có xu hướng tư sản. D. tồn tại hai xu hướng tư sản và vô sản.

Câu 100. Sự kiện đánh dấu sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX?

A. thành lập chính đảng tư sản.

B. đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh.

C. đòi tự chủ về chính trị.

D. đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

Câu 101. Khối liên minh phát xít bao gồm các nước

A. Anh – Pháp – Mĩ B. Đức – Áo - Hung C. Nhật – Mĩ – Anh D. Đức – Italia – Nhật

Câu 102. Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với các hành động của khối phát xít?

A. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít.

(10)

B. Nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.

C. Coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. Giữ vai trò trung lập.

Câu 103. Trong chiến tranh thế giới hai, phát xít Đức bị thất bại nặng nề đầu tiên ở A. trận Cuốc-xcơ B. trận Matxcơva

C. trận Xtalingrat D. trận công phá Beclin

Câu 104. Trong chiến tranh thế giới hai, trận tấn công của Hồng quân Liên Xô buộc phát xít Đức đầu hàng là

A. trận Cuốc-xcơ B. trận phản công Matxcơva C. trận phản công Xtalingrat D. trận công phá Beclin

Câu 105. Chiến lược cơ bản của phát xít Đức khi bắt đầu tấn công Liên Xô là A. khiêu khích, quấy rối để thăm dò rồi tấn công

B. xúi giục các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết nổi dậy C. tiến hành chiến tranh chớp nhoáng, thực hiện yếu tố bất ngờ D. kết hợp tấn công quân sự và ngoại giao

Câu 106. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chiến sự ác liệt nhất, kéo dài nhất diễn ra ở A. mặt trận Xô – Đức B. mặt trận Bắc Phi

C. mặt trận Tây Âu D. mặt trận Thái Bình Dương Câu 107. Khối Đồng minh chống phát xít bao gồm các nước chủ yếu là

A. Liên Xô – Anh – Pháp B. Liên Xô – Trung Quốc – Canađa C. Liên Xô – Mĩ – Anh D. Liên Xô – Mĩ – Canađa

Câu 108. Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì

A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

C. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

D. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

Câu 109. Chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô có ý nghĩa như thế nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.

D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.

Câu 110. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).

B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945).

D. Trận En Alamen (10/1942).

Câu 111. Đến giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có gì nổi bật?

A. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn mở rộng đối ngoại.

B. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

C. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn bắt đầu hình thành.

D. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được củng cố vững chắc.

Câu 112. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra Hà Nội lần thứ nhất?

A. Thương lượng với ta. B. Giở trò khiêu khích.

C. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành. D. Tuyên bố mở của sông Hồng.

Câu 113. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam bằng cuộc tấn công đầu tiên vào A. Đà Nẵng. B. Kinh thành Huế. C. Huế - Đà Nẵng. D. Gia Định.

Câu 114. Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?

A. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.

B. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

(11)

D. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Câu 115. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.

B. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

C. chế độ phong kiến đang phát triển.

D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

Câu 116. Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã A. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.

B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.

C. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.

D. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.

Câu 117. Điểm giống nhau trong phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì trước và sau Hiệp ước 1862?

A. Bị triều đình nhà Nguyễn ngăn cấm, cản trở. B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt.

C. Phong trào lẻ tẻ, thiếu tổ chức. D. Qui tụ thành những trung tâm lớn.

Câu 118. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?

A. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại.

B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.

C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.

D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Câu 119. Cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân ta trong năm 1858 đã A. buộc Pháp tăng cường tấn công vào kinh thành Huế.

B. buộc Pháp ngừng chiến tranh, rút quân về nước.

C. đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

D. Đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của Pháp.

Câu 120. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Triều đình sợ Pháp.

B. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.

C. Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển.

D. Triều đình ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 121. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

A. Nhân dân ta chủ trương phòng thủ.

B. Nhân dân ta chần chừ, do dự, thương lượng C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết.

D. Nhân dân ta đánh trả ngay từ đầu, ý chí quyết tâm cao.

Câu 122. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?

A. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

B. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

D. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

Câu 123. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước A. Pháp – Mĩ. B. Pháp –Tây Ban Nha.

C. Pháp – Anh. D. Pháp – Bồ Đào Nha.

Câu 124. Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?

A. Giải quyết vụ Đuy- puy.

B. Triều đình Nguyễn vi phạm hiệp ước 1862.

C. Chính sách “ bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.

D. Chính sách “ cấm và sát đạo” của nhà Nguyễn.

Câu 125. Khi Pháp bắt đầu đánh chiếm Bắc Kì từ 1873, quân dân Bắc Kì đã kháng cự quyết liệt, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Tiêu biểu là

A. trận phục kích tại Cầu Giấy.

B. cuộc chiến đấu của Nguyễn Tri Phương trong thành Hà Nội.

(12)

C. cuộc chiến đấu anh dũng của Hoàng Diệu trong thành Hà Nội.

D. cuộc chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà.

Câu 126. Trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, người được nhân dân Nam Kì phong Bình Tây đại nguyên soái là

A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Quyền. D. Trương Định.

Câu 127.Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là A. xin đình chiến. B. hoang mang, bối rối.

C. kí hiệp ước đầu hàng. D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.

Câu 128. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?

A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất.

C. Hắc Măng. D. Patơnốt.

Câu 129. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần hai năm 1882 là vì:

A. triều Nguyễn không trả đủ chiến phí cho Pháp.

B. triều Nguyễn liên lạc với nhà Thanh, vi phạm hiệp ước1874.

C. muốn trả thù cho việc Gác-ni-e bị giết.

D. nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công của tư bản Pháp.

Câu 130. Tại sao thực dân Pháp phải mất một thời gian dài (1858-1884) mới hoàn thành xâm lược Việt Nam?

A. Các văn thân sỹ phu nổi dậy chống Pháp.

B. Quan quân triều đình phối hợp với nhân dân chống giặc.

C. Do triều đình kiên quyết chống giặc.

D. Sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

Câu 131. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai

A. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội.

B. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội.

C. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

D. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội.

Câu 132. Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là

A. Làm nức lòng nhân dân cả nước B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.

Câu 133. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai có ý nghĩa như thế nào đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là

A. Làm cho thực dân Pháp hoang mang

B. thể hiện quyết tâm diệt giặc của nhân dân ta.

C. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta D. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.

Câu 134. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?

A. Quy mô trong cả nước, trình độ tổ chức cao, kéo dài hơn 10 năm.

B. Quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, kéo dài hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

C. Có sự chuẩn bị chu đáo về tổ chức, có trận đánh lớn gây cho Pháp nhiều khó khăn.

D. Có quy mô lớn, kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương.

Câu 135. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần hai năm 1882 là vì:

A. triều Nguyễn không trả đủ chiến phí cho Pháp.

B. triều Nguyễn liên lạc với nhà Thanh, vi phạm hiệp ước1874.

C. muốn trả thù cho việc Gác-ni-e bị giết.

D. nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công của tư bản Pháp.

Câu 136. Vì sao Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần 2?

A. Sự quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. B. Pháp đã suy yếu lực lượng.

C. Sự lãnh đạo tài giỏi Nguyễn Tri Phương. D. Do tướng giặc Gác-ni-ê tử trận.

(13)

Câu 137. Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến chống Pháp trong triều đình Huế là A. Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Văn Tường.

Câu 138. Câu nào không đúng khi nhận định về phong trào Cần Vương cuối XIX?

A. Phong trào diễn ra rộng khắp cả nước, nhất là các tỉnh Bắc Kì và Trung kì.

B. Phong trào vũ trang chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX kéo dài đến đầu XX.

C. Phong trào yêu nước chống Pháp thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

D. Phong trào yêu nước vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Câu 139. Tại sao cuộc tấn công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế lại thất bại?

A. Do thiếu tính bất ngờ.

B. Do không liên lạc với các lực lượng khác.

C. Do thiếu sự chuẩn bị chu đáo.

D. Do hỏa lực của Pháp mạnh hơn.

Câu 140. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa Yên Thế?

A. Công nhân. B. Nông dân và công nhân.

C. Nông dân. D. Các dân tộc sống ở miền núi.

Câu 141. Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương ban ra.

B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.

C. Đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.

D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp

Câu 142. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh. D. khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 143. So với giai đoạn 1(1885-1888) của phong trào Cần Vương, giai đoạn 2 (1888-1896) có điểm khác biệt gì?

A. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung kì. B. Chủ động thương lượng với Pháp.

C. Không còn sự lãnh đạo của triều đình. D. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ.

Câu 144. Chiếu Cần Vương ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Phái chủ chiến đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cho kháng chiến lâu dài.

B. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong cả nước đang phát triển.

C. Tình hình chính trị ở nước Pháp đang gặp nhiều bất ổn.

D. Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại.

Câu 145. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Câu 146. Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

A. Do thực dân Pháp còn mạnh.

B. Không có sự viện trợ từ bên ngoài.

C. Hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.

D. Chưa lôi kéo được đông đảo nhân nhân trong cả nước.

Câu 147. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. Kết hợp nhiều thành phần tham gia khởi nghĩa.

B. Có liên lạc và nhận được sự viện trợ bên ngoài.

C. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.

D. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp.

Câu 148. Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là A. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều tiến bộ hơn.

B. do sự áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.

C. hưởng ứng phong trào Cần vương.

D. tự vệ chống Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình.

Câu 149. Tại sao khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục được duy trì A. vì phong trào Cần vương là giúp vua cứu nước.

(14)

B. vì tính chất yêu nước chống Pháp mới là chủ yếu.

C. vì Tôn Thất Thuyết vẫn còn lãnh đạo phong trào Cần vương.

D. vì có ông vua khác lên thay.

Câu 150. Địa bàn hoạt động chủ yếu của khởi nghĩa Hương Khê ở

A. các tỉnh Trung Kì và toàn bộ Tây Nguyên. B. hầu hết các tỉnh Trung Kì.

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì.

Câu 151. Thực dân Pháp tiến hành cuộc trình khai thác lần thứ nhất trên đất nước ta khi A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam

B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng

D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.

Câu 152. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành trên lĩnh vực A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

B. công nghiệp, giao thông vận tải C. thương nghiệp, giao thông vận tải

D. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.

Câu 153. Giai cấp xã hội mới ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. tiểu tư sản.

B. công nhân.

C. tư sản, công nhân D. tư sản, tiểu tư sản.

Câu 154. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tập trung vào A. phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tài chính.

B. nông nghiệp, công nghiệp, quân sự.

C. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế, giao thông.

D. công nghiệp, thương nghiệp, quân sự.

Câu 155. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A. giai cấp công nhân. B. các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

C. các giai cấp công nhân và tư sản. D. các giai cấp tư sản và tiểu tư sản.

Câu 156. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải?

A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.

B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.

D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.

Câu 157. Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. B. tư sản, tiểu tư sản.

C. tư sản, công nhân. D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.

Câu 158. Tác động tích cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

A. du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào Việt Nam.

B. phát triển nền kinh tế TBCN.

C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.

D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.

Câu 159. Ý nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất so với trước?

A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa, phong kiến.

B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.

D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 160. Tổ chức đầu tiên của Phan Bội Châu trong quá trình hoạt động cách mạng là A. Việt Nam Quang phục hội B. Hội Duy Tân

C. Tâm Tâm xã D. Hội Phục Việt

(15)

Câu 161. Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam Quang phục hội. B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 162. Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về

A. tư tưởng. B. mục đích.

C. phương pháp. D. tầng lớp lãnh đạo.

Câu 163. Đầu thế kỉ XX, Phong trào đấu tranh quyết liệt của quần chúng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Duy Tân là

A.vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội B.phong trào chống thuế ở Trung Kì

C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn

Câu 164. Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì A. thành lập Việt Nam Quang phục hội

B. chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

C. cải cách trang phục và lối sống

D. mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ.

Câu 165. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. bạo động vũ trang - cải cách xã hội.

B. cứu nước để cứu dân - cứu dân để cứu nước C. quân chủ lập hiến - dân chủ cộng hòa

D. nhờ Nhật để đánh Pháp - dựa vào Pháp để chống phong kiến.

Câu 166. Theo em, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 167. Điểm khác biệt căn bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là ở

A. xu hướng và phương pháp thực hiện.

B. khuynh hướng cứu nước.

C. chủ trương và xu hướng cứu nước.

D. công tác tuyên truyền, tập hợp lực lượng.

Câu 168. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất công nhân Việt Nam tiếp thu được tư tưởng nào để chuyển sang đấu tranh tự giác?

A. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

B. Tư tưởng yêu nước của dân tộc ta.

C. Tư tưởng chủ nghĩa Mác- lênin.

D. Tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 169. Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.

B. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.

C. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.

D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.

Câu 170. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã:

A. bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hãm B. bị thực dân Pháp chèn ép

C. có điều kiện phát triển về số lượng và thực lực kinh tế D. bị phá sản hàng loạt

Câu 171. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống thực dân Pháp?

A. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất ở Việt Nam

(16)

B. Bị thưc dân Pháp áp bức, bốc lột nặng nề nhất.

C. Vì họ đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất Việt Nam D. Tăng nhanh về số lượng.

Câu 172. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.

C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự hạn chế của các con đường cứu nước đó.

D. Con đường cứu nước của họ không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến.

Câu 173. Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914 – 1918 là A. có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.

B. hình thức đấu tranh phong phú.

C. diễn ra chủ yếu ở Bắc Kỳ.

D. thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.

Câu 174: Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước , năm 1917 khi trở lại Pháp Nguyễn Tất Thành đã rút ra bài học nhận thức đầu tiên là:

A. chỉ có một con đường duy nhất để cứu nước là tiến hành cách mạng vô sản B. không thể dựa vào đế quốc để giải phóng dân tộc

C. không thể dựa vào sự giúp đỡ ở bên ngoài mà phải tự ta giải phóng cho ta D. ở bất cứ nơi đâu nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột

Câu 175. Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là ở

A. hành trình đi tìm chân lí cứu nước.

B. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.

C. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.

D. hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930 là.. đào tạo, rèn luyện

Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.. Sau khi giành độc lập,

- Có ảnh hưởng to lớn đến cục diện chính trị vaf phong trào cách mạng thế giới... Thế kỉ XVIII

Bài tập 2 trang 92 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy đánh dấu X vào cột phong trào đấu tranh để xác định các sự kiện, nhân vật lịch sử dưới đây thuộc phong

Việc xác định nhiệm vụ cách mạng là “đánh đổ phong kiến và đế quốc” trong bản Luận cương chính trị của Trần Phú đã thể hiện điểm hạn chế của Luận cương, chưa

3.Bài mới: Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất .Trong quá trình chiến tranh

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân

Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước