• Không có kết quả nào được tìm thấy

NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG TỰ ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9

Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:

- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.

- Đa số sinh vật thích nghi được phạm vi nhiệt độ 0 – 500C. Bên cạnh đó, cũng có một số loài do có khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

- Chia sinh vật làm 2 nhóm:

+ Sinh vật biết nhiệt.

+ Sinh vật hằng nhiệt.

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:

- Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

+ TV: chia 2 nhóm: ưa ẩm và chịu hạn.

+ ĐV: chia 2 nhóm: ưa ẩm và ưa khô.

Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. Quan hệ cùng loài:

- Sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.

- Có 2 mối quan hệ:

+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

II. Quan hệ khác loài:

Nội dung bảng 44 trang 132.

Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Thế nào là một quần thể sinh vật?

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời điểm nhất định.

- VD: SGK

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

1. Tỷ lệ giới tính.

- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ cá thể cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhóm tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong của cá thể đực cái.

- Tỷ lệ đực/cái cho thấy tìm năng sinh sản của quần thể.

2. Thành phần nhóm tuổi.

Có 3 nhóm tuổi:

- Nhóm tuổi trước sinh sản.

- Nhóm tuổi sinh sản.

- Nhóm tuổi sau sinh sản.

Thành phần nhóm tuổi trong quần thể được thể hiện bằng các biểu đồ tháp tuổi.

3. Mật độ quần thể.

- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

(2)

- Mật độ quần thể thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của SV.

III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:

- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI

I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác:

- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác, nhưng bên cạnh đó, quần thể người còn có những đặc trưng khác: kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục.

- Con người có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.

II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người:

- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản (sơ sinh  15 tuổi).

+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động (15 – 64 tuổi).

+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động (65 tuổi trở lên).

- Tháp dân số thể hiện đặc trưng trong dân số của mỗi nước.

III. Tăng dân số và phát triển xã hội:

- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

- Tăng dân số hợp lý tạo được sự hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT

I. Khái niệm quần xã sinh vật.

- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài cùng sốngtrong một không gian xác định.

Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

II. Tìm hiểu dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.

Các đặc diểm cơ bản của quần xã:

- Số lượng các loài trong quần xã: biểu hiện ở độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp - Thành phần loài trong quần xã: biểu hiện ở loài ưu thế và loài đặc trưng

III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.

- Khi ngoại cảnh thay đổi  số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.

- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học

Bài 50: HỆ SINH THÁI

I. Thế nào là một hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh), trong đó các sinh vật luôn tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Các thành phần của hệ sinh thái:

+ Nhân tố vô sinh.

+ Sinh vật sản xuất (TV) + Sinh vật tiêu thụ (ĐV)

(3)

+ Sinh vật phân hủy.

II. Tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Lưới thức ăn bao gồm chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Lưới thức ăn gồm các sinh vật:

+ Sinh vật sản xuất.

+ Sinh vật tiêu thụ.

+ Sinh vật phân giải Câu hỏi:

1. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật và động vật?

2. Sinh vật cùng loài và khác loài có những mối quan hệ nào?

3. Thế nào là quần thể sinh vật? Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

4. Quần thể người khác quần thể sinh vật như thế nào? Vì sao?

5. Quần xã sinh vật là gì? Các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật?

6. Hệ sinh thái là gì? Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái?

7. Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ?

8. Thế nào là lưới thức ăn?

HẾT.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định do các SV trong quần xã tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường..

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn

 Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do các nhân tố sinh thái vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ,...), các nhân tố sinh thái hữu sinh ( mối quan hệ giữa vật ăn

Câu 9: Tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực

+ Quần xã sinh vật: là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật

Môi trường: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát

B/ Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau C/ Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng D/ Một tập hợp những

Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.. 9/ Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh