• Không có kết quả nào được tìm thấy

Môn Sinh Học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Môn Sinh Học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG TH – THCS VÀ THPT TÓM TẮT KIẾN THỨC BÀI:35 THANH BÌNH

MÔN : SINH. NGÀY: 23 THÁNG 02 NĂM 2021

PHẦN BẢY. SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I . CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

BÀI 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái :

1. Môi trường: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những họat động khác của sinh vật.

- Có 4 lọai môi trường sống chủ yếu :

+ Môi trường trên cạn : gồm mặt đất và lớp khí quyển + Môi trường nước : gồm nước mặn, nước lợ và nước ngọt + Môi trường đất : gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau

+ Môi trường sinh vật : gồm các cơ thể thực vật, động vật, con người là môi trường sống của các sinh vật kí sinh và công sinh.

1. Nhân tố sinh thái: được chia thành 2 nhóm : Nhân tố vô sinh (gồm lí học và hóa học)

Nhân tố hữu sinh (gồm chất hữu cơ và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật), trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng rất lớn

II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái : 1/ Giới hạn sinh thái :

Là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định . Nằm ngoài . giới hạn sinh thái , sinh vật không thể tồn tại được.

Trong giới hạn sinh thái có

+ khoảng thuận lợi (giúp sinh vật sống tốt nhất)

+ khoảng chống chịu (gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật)

(2)

Ví dụ : Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhịêt độ từ 5,60C đến 420C , nhiệt độ thuận lợi từ 200C - 350C.

2/ Ổ sinh thái :

- Ổ sinh thái của một loài là một " không gian sinh thái " mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó

- Ví dụ : chim ăn sâu và chim ăn hạt cây , mặc dù có cùng nơi ở nhưng thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau (Hình 35.2. Mô tả ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài chim A và B - trang 152)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vai trò của các hình thức di chuyển: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản

Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mẩu lồi cơ và tơ

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vưc sống (sinh cảnh) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường

Luận văn này được thực hiện nhằm đánh giá được công tác đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Nam Trà thông qua các đánh giá của nguồn lao động tại công

- Một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: hoocmôn sinh trưởng, hoocmôn tirôxin, hoocmôn ơstrôgen ở nữ giới, testostêrôn ở

→ Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở cả động vật và người.. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở