• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 164, số 04, 2017

Tập 164, Số 04, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

Môc lôc Trang

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lân - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến sinh trưởng và năng suất của giống dong riềng DR3 tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 3 Nguyễn Viết Hưng, Lê Thị Kiều Oanh, Hoàng Kim Diệu, Nguyễn Thị Trang - Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng, phát triển của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên năm 2015 9

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên 15 Hà Đình Nghiêm, Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thị Huệ - Quản lý cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) bằng mô hình dự đoán phân bố, mức độ xâm lấn và sử dụng sinh khối để trồng nấm 21 Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng - So sánh, lựa chọn giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt cho vụ mùa tại

thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 27

Nguyễn Thị Tuyên, Nguyễn Việt Hưng - Phương pháp phòng trừ mối hại gỗ trong các công trình xây dựng

thuộc Đại học Thái Nguyên 33

Nguyễn Hải Hòa, Trần Thị Phương Thúy, Dương Trung Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hiền - Sử dụng ảnh SPOT 6 xây dựng bản đồ sinh khối và trữ lượng các bon rừng trồng thông thuần loài tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia,

tỉnh Thanh Hóa 39

Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thị Tuyên - Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ lá xoan trong bảo quản gỗ 47 Đặng Minh Tơn, Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Toàn - Các loại đất chính, phân bố và tính chất trên địa bàn

vùng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 53

Nông Thị Huyền Chanh, Hoàng Hữu Chiến - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi đến biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 61 Triệu Mùi Chản, Chu Văn Trung, Đỗ Sơn Tùng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thảo Yến, Bùi Thị Hường, Hoàng Đông Quang - Xây dựng hệ thống lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất bán tự động 67 Nguyễn Văn Lợi - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi chất lượng của quả vải thiều sau thu hoạch 75 Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Đoàn, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Nhung, Lưu Hồng Sơn - Nghiên cứu hiệu quả bảo quản của compozit của chitosan khối lương phân tử thấp với axit oleic ứng dụng trong bảo quản đào Pháp 81 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Lê Minh, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng, Dương Thị Hồng Duyên - Xác định serotype, độc lực và tính kháng kháng sinh của 3

loại vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn tại tỉnh Bắc Ninh 87

Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, Đỗ Thị Kiều Duyên - Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ đến sức sản xuất thịt của gà F1 (ri x Lương Phượng) nuôi nhốt tại Thái Nguyên 97 Từ Trung Kiên, Trần Thị Hoan, Nguyễn Văn Sơn- Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến

năng suất và chất lượng trứng gà Isa shaver 103

Trương Hữu Dũng, Nguyễn Thị Hằng, Phùng Đức Hoàn - Đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai thương phẩm (DP x CA); (PD x CA) VÀ (LP x CA) giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi 109 Sử Thanh Long, Nguyễn Công Toản, Trần Văn Vũ - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian mang

thai của bò sữa nuôi tại xí nghiệp bò Phù Đổng, Hà Nội 115

Trần Thị Hoan, Từ Trung Kiên, Nguyễn Thị Hiền - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ Ghinê (panicum maximum) trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của

thỏ thịt New Zealand 121

Journal of Science and Technology

164 (04)

N¨m

2017

(3)

Vũ Khánh Linh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, Lương Hùng Tiến - Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật phân giải cellulose hướng tới tạo ra chế phẩm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 133 Vũ Hoài Nam, Dương Văn Cường - Tăng cường sinh tổng hợp β-carotene trong Escherichia coli tái tổ hợp được

bổ sung một phần con đường mevalonate 141

Nguyễn Thị Thu Ngà, Sỹ Danh Thường, Cao Thị Phương Thảo - Sử dụng mã vạch DNA để định loại loài Màn

màn vàng (Cleome viscosa L.) ở Việt Nam 147

Trịnh Đình Khá, Lý A Hù, Đặng Duy Phong, Nguyễn Hữu Quyền, Hoàng Thị Thiên Hương - Tổng hợp nano bạc bằng dịch chiết lá đào Prunus persica và hoạt tính kháng khuẩn của nó 153 Nguyễn Thị Thu Hà, Chu Thị Na, Cao Thị Phương Thảo - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu một số

loài cây cảnh hạn sinh thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae) 157

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ một số mẫu nước tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 165 Hoàng Thị Lan Anh, Dương Thị Minh Hòa - Nghiên cứu ứng dụng mô hình lọc tái tuần hoàn nước thải khu ký túc xá Trường Đại học Nông Lâm bằng sét Kabenlis 3 171 Dương Hữu Lộc, Nguyễn Xuân Vũ, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Tâm - Đặc điểm nông sinh học và mối quan hệ di truyền của một số giống quýt (Citrus Recutilata Blanco) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam 177 Đinh Thị Huyền Chuyên, Sỹ Danh Thường, Trịnh Đình Khá, NguyễnThị Yến - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của loài màn màn vàng thu thập ở tỉnh Thái Nguyên 183 La Việt Hồng, Trần Hồng Thu, Phạm Thị Quy, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Ngọc Khánh - Xác định chỉ thị phân tử và tái sinh chồi in vitro của loài Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll ex

Hemsl.) thu tại Sa pa - Lào Cai 189

Nguyễn Hải Linh, Ma Diệu Quỳnh, Ma Thị Thu Lệ, Bùi Thị Thu Thủy, Vũ Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Cao cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có tác dụng hỗ trợ điều trị béo phì trên chuột nhắt trắng 195 Lê Phong Thu, Nguyễn Thu Thủy, Tạ Văn Tờ - Tổng quan đáp ứng mô bệnh học ung thư vú sau điều trị hóa

chất tiền phẫu 201

Hà Trọng Quỳnh - Lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí tại phường Tân Long, thành

phố Thái Nguyên 207

Nguyễn Thị Trung - Nghiên cứu khả năng nhận biết đặc hiệu các kháng nguyên của Listeria monocytogenes của

một số kháng thể đơn dòng nhằm sử dụng trong tạo que thử nhanh 215

(4)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED+ ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (RI X LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI NHỐT TẠI THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thúy Mỵ1*, Trần Thanh Vân2, Đỗ Thị Kiều Duyên1

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

2Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ (khoáng sét và tảo biển) do tập đoàn Olmix cung cấp, được trộn vào thức ăn hoàn chỉnh nuôi gà F1(Ri x Lương Phượng) từ 1 ngày đến 105 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trên tổng số 240 gà, chia thành 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 40 gà lặp lại 3 lần. Nghiệm thức thứ nhất có bổ sung chế phẩm Mfeed+ và nghiệm thức còn lại không bổ sung Mfeed+. Kết quả cho thấy: Bổ sung 2 g Mfeed+/ 1 kg thức ăn giai đoạn từ 1 – 42 ngày tuổi và 1g Mfeed+/ 1 kg thức ăn ở 43 – 105 ngày tuổi của gà F1 (Ri × Lương Phượng) nuôi nhốt đến 105 ngày tuổi đã có tác dụng tốt trên các chỉ tiêu về khối lượng sống, sinh trưởng tuyệt đối, hệ số chuyển hóa thức ăn, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế, sai khác so với không bổ sung là có ý nghĩa thống kê, góp phần làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi lên 18,89%.

Từ khóa: Mfeed+ , gà Ri lai, sinh trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tập đoàn Olmix đã tạo ra sản phẩm Mfeed+, nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tăng cường liên kết bề mặt cơ chất với enzym trong đường tiêu hóa, đồng thời giúp tăng khả năng tiếp cận với các ion kim loại hoạt động như cơ chất, hơn nữa với thành phần đa dạng các ion kim loại trong tảo biển (hơn 20 loại) sẽ giúp tăng cường hoạt động của enzym. Tác dụng của Mfeed+ trên gà thịt đã được nghiên cứu tại Pháp (2014) [5], sự bổ sung Mfeed+ đã giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của gà, giảm lượng thức ăn tiêu thụ 5,19% (2645,1 – 2790 g/con) và cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn.

Để đánh giá hiệu quả Mfeed+ khi bổ sung vào thức ăn gà F1 (Ri x Lương Phượng), nuôi vụ hè tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài này.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: MFeed+ dựa trên công nghệ đã được cấp bằng phát minh và gà F1 (Ri x Lương Phượng).

*Tel: 0913.846.430, Email: nguyenthithuymy@tuaf.edu.vn

OEA được viết tắt từ Olmix Exfoliated Algoclay. OEA bao gồm khoáng sét Montmorillonite được bóc tách ra từng lớp kết hợp với các chuỗi polysaccharides được chiết xuất từ tảo biển (Ulva sp. và Solieria chordalis). OEA là một chất xúc tác sinh học bởi: Hỗ trợ tiếp xúc giữa thức ăn và men tiêu hóa. Việc bóc tách các lớp khoáng sét giúp cho các ion kim loại hiện diện trong hỗn hợp khoáng sét – tảo biển (cofactors) dễ được dẫn nhập tới các men tiêu hóa hơn. Tảo biển là nguồn chứa ion kim loại phong phú với hơn 20 loại khác nhau như: Fe, Cu, Zn, Ti, Mn, Co, Ni, Pt, Au, Ag,…MFeed+ được sản xuất tại Pháp và cung cấp cho thí nghiệm bởi Olmix VN.

(5)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

98

Thí nghiệm đã được tiến hành từ ngày 22/07/2016 đến ngày 04/11/2016, tại trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện trên gà lai F1 (Ri × Lương Phượng), nuôi từ 1 ngày tuổi đến 105 ngày tuổi. Tổng số gà là 240 con, chia thành 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 40 gà lặp lại 3 lần, trống mái theo tự nhiên; mật độ 7 con/m2 trên nền chuồng có đệm lót dầy.

Liều lượng và cách bổ sung Mfeed+: Giai đoạn 1 (1-42 ngày): 0,20 % MFeed+ (2,0 kg Mfeed+/tấn thức ăn). Giai đoạn 2 (43-105

ngày): 0,10 % Mfeed+ (1,0 kg Mfeed+ /tấn thức ăn). Pha 1g Mfeed+ vào 10 ml nước sau đó phun sương vào thức ăn viên.

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, hiệu quả sử dụng thức ăn, chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế, cách tính các chỉ tiêu này theo hướng dẫn của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011) [1].

Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel và phân tích thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm MINITAB 16.0.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô Thí nghiệm Lô Đối chứng

Gà F1 (Ri × Lương Phượng) F1 (Ri × Lương Phượng)

Số lượng gà/lô 40 40

Số lần lặp lại 3 3

Mật độ nuôi nhốt 7 gà/m2 7 gà/m2

Thời gian nuôi 105 105

Thức ăn thí nghiệm D-56 (1-91 ngày)

D-57 (92-105 ngày)

D-56 (1-91 ngày) D-57 (92-105 ngày) Yếu tố thí nghiệm:

Chế phẩm Mfeed+

Không

Cách dùng Mfeed+ Pha Mfeed+ với nước rồi phun vào thức ăn viên.

-

Ghi chú: D-56 và D-57 là thức ăn gà lông màu của Công ty Dabaco

Bảng 1. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (đơn vị tính: g/con) (n = 120) Ngày tuổi

TN ĐC P

X ± Sx X ± Sx

1 30,10 0,265 30,13 0,188 -

7 89,01 7,561 92,950 10,848 -

14 178,32a 19,25 178,84a 23,87 0,851

21 304,20a 36,90 304,38a 46,81 0,973

42 697,04a 12,31 663,42a 32,72 0,171

56 1025,4a 136,30 982,60b 168,30 0,031

70 1355,60a 187,20 1295,40b 251,90 0,037

77 1516,30a 192,70 1449,70b 222,90 0,014

84 1634,00a 264,00 1565,20a 301,30 0,061

91 1751,20a 237,70 1677,30b 250,50 0,020

98 1868,10a 241,30 1783,30b 274,00 0,012

105 1984,80a 281,50 1885,20b 310,8 0,010

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có mang chữ số khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê;

P là xác suất sai khác

(6)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tỉ lệ nuôi sống cộng dồn qua các tuần tuổi Tỉ lệ nuôi sống đến 105 ngày tuổi ở lô đối chứng và thí nghiệm đều là 100%. Như vậy Mfeed+ không ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống của gà F1 (Ri × Lương Phượng). Tỉ lệ nuôi sống cao như vậy là do chúng tôi đã thực hiện nghiêm ngặt tốt 3 nguyên tắc an toàn sinh học của mọi khâu, từ chọn giống, nuôi úm, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm chủng vắc xin và vệ sinh phòng bệnh tốt.

Khối lượng của gà thí nghiệm (bảng 1) Khối lượng gà ở lô thí nghiệm và đối chứng không có sự sai khác nhau từ 7 – 49 ngày tuổi. Từ 56 ngày tuổi trở đi đến khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng gà có sự sai khác giữa lô bổ sung Mfeed+ với lô không bổ sung Mfeed+ ở mức tin cậy (p<0,05). Lúc 56 ngày tuổi, khối lượng gà thí nghiệm vượt gà đối chứng là 4,17 % (1025,44 – 982,63 g/con). So sánh khối lượng gà lô đối chứng với các công bố của các tác giả khác trên cùng đối tượng cho thấy lúc 91 ngày tuổi thì khối lượng gà lô đối chứng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Huy Liễu (2004) [2], (1677,3 – 1607,96 g) 4,13%, khi kết thúc thí nghiệm ở 105 ngày tuổi thì có khối lượng gà trong thí nghiệm này (1984,54 – 1885,19 g/con) cao hơn khoảng 5

% khi so với kết quả công bố của Trần Thanh Vân và cs (2015), [6]. Như vậy bổ sung Mfeed+ vào thức ăn đã có ảnh hưởng tốt đến

gà thịt F1 (Ri × Lương Phượng) nuôi vụ hè tại Thái Nguyên.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm Số liệu bảng 2 cho thấy: Ở giai đoạn 1 – 84 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối cộng dồn của gà thí nghiệm không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê. Từ ngày tuổi thứ 91 đến khi kết thúc thí nghiệm 105 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối cộng dồn có sự sai khác rõ rệt, đến 91 ngày tuổi lô bổ sung Mfeed+ đạt 18,913 g/con/ngày còn với lô không bổ sung chỉ đạt 18,101 g/con/ngày. Đến 105 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối tương ứng với 2 lô là 18,67 g/con/ngày và 17,68 g/con/ngày cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Luân (2015) [3], trên gà F1(Ri x Lương Phương), trong điều kiện nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (sinh trưởng tuyệt đối đến 105 ngày tuổi đạt 14,2 g/con/ngày ở vụ Hè –Thu).

Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày)

Lượng ăn vào của gà thí nghiệm trên bảng 3 cho thấy, tính theo giai đoạn từng tuần tuổi hoặc tính theo giai đoạn từ 1 đến 42, đến 56, đến 84, đến 98, đến 105 ngày, lượng thức ăn thu nhận/ngày của gà lô thí nghiệm và lô đối chứng là tương đương nhau, từ 92 ngày tuổi, lượng thức ăn thu nhận của gà là trên 100 gam/con/ngày, tính bình quân cả 105 ngày là 67,55 đến 67,69 gam/con/ngày, sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2. Tăng khối lượng tuyệt đối cộng dồn của gà thí nghiệm (đơn vị tính: g/con/ngày) Giai đoạn

(ngày tuổi)

TN ĐC

±

S

X ±

S

X P

1-42 15,88a 0,29 15,08a 0,78 0,169

1-56 17,77a 0,40 17,01a 0,66 0,144

1-63 18,45a 0,43 17,57a 0,62 0,110

1-70 18,94a 0,42 18,08a 0,56 0,099

1-77 19,30a 0,39 18,44a 0,50 0,077

1-84 19,09a 0,33 18,28a 0,44 0,061

1-91 18,91a 0,28 18,10b 0,37 0,038

1-98 18,75a 0,24 17,89b 0,30 0,018

1-105 18,67a 0,21 17,68b 0,26 0,008

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có mang chữ số khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê;

P là xác suất sai khác

X X

(7)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

100

Bảng 3. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn

(ngày tuôi)

TN ĐC P

±

S

X ±

S

X

15-21 35,43a 1,16 37,87a 0,21 0,025

36-42 61,10 a 3,55 58,92a 4,45 0,542

50-56 71,73 a 3,50 72,53a 4,74 0,826

64-70 81,57a 1,08 81,73a 0,91 0,848

78-84 89,30a 1,85 89,30a 1,02 1,00

92-98 101,00a 0,52 100,03a 2,47 0,543

99-105 101,63a 0,29 100,30a 2,50 0,410

1-42 40,54a 1,05 40,31a 1,02 0,803

1-56 47,70a 1,14 47,60a 1,34 0,921

1-63 50,87a 1,18 50,995a 1,38 0,914

1-70 53,94a 1,17 54,07a 1,18 0,904

1-77 56,83a 1,18 56,94a 1,04 0,910

1-84 59,54a 1,05 59,64a 0,88 0,907

1-98 65,27a 0,89 65,21a 0,51 0,922

1-105 67,69a 0,81 67,55a 0,43 0,798

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có mang chữ số giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê; P là xác suất sai khác

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm

Bảng 4. Hệ số chuyển hóa thức ăn cộng dồn (FCR) của gà thí nghiệm Giai đoạn

(ngày tuổi)

TN ĐC P

±

S

X ±

S

X

1-42 2,55a 0,08 2,67a 0,11 0,176

1-56 2,68a 0,06 2,80a 0,05 0,055

1-63 2,75a 0,05 2,90b 0,04 0,02

1-70 2,85a 0,05 2,99b 0,04 0,015

1-77 2,94a 0,05 3,09b 0,04 0,011

1-84 3,12a 0,05 3,26b 0,04 0,014

1-91 3,30a 0,04 3,45b 0,04 0,011

1-98 3,48a 0,04 3,65b 0,04 0,006

1-105 3,64a 0,04 3,82b 0,05 0,006

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có mang chữ số khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê; P là xác suất sai khác

Kết quả bảng 4 cho thấy: Hệ số chuyển hóa thức ăn cộng dồn đến 63 ngày thì lô thí nghiệm (là 2,75) thấp hơn lô đối chứng (là 2,90) với sai khác có ý nghĩa thống kê, tính cộng dồn cho đến 105 ngày tuổi, gà ở các lô thí nghiệm đều có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn gà ở các lô đối chứng. Đến 84 ngày

tuổi FCR cộng dồn của lô thí nghiệm là 3,12, lô đối chứng là 3,26, kết quả này cao hơn công bố của Lê Huy Liễu (2004) [2] trên gà F1

(Lương Phượng × Ri), FCR đến 84 ngày tuổi là 2,81 vụ Hè - Thu, 2,84 ở vụ Đông-Xuân;

nhưng tương đương với công bố kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Sơn (2009) [7] về gà

X X

X X

(8)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi tại Hà Tây, FCR đến 84 ngày tuổi nuôi nhốt 3,27; thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Luân (2015) [3] trên gà F1 (Ri x Lương Phương), trong điều kiện nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang FCR đến 84 ngày tuổi là 3,75 ở vụ Đông-Xuân, 3,69 ở vụ Hè- Thu. Đến 105 ngày tuổi, FCR của lô có bổ sung Mfeed+ là 3,61 còn với lô không bổ sung là 3,82, cao hơn 5,8 %. Như vậy khi bổ sung Mfeed+ đã làm đã tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thịt.

Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) Kết quả ở bảng 5 cho thấy: Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế giảm dần từ 84 đến 105 ngày tuổi, chỉ số sản xuất giảm từ 61,21 đến 51,15 ở lô thí nghiệm, từ 56,01 đến 46,22 ở lô đối chứng. Tương tự, chỉ số kinh tế giảm từ 1,90 xuống 1,38 ở lô thí nghiệm và 1,66 xuống 1,17 ở lô đối chứng. Từ 84 đến 105 ngày tuổi, lô thí nghiệm bổ sung Mfeed+ luôn có chỉ số

sản xuất và chỉ số kinh tế cao hơn so với lô đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê.

Chi phí thức ăn và sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm

Kết quả bảng 6 cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng gà ở lô có bổ sung Mfeed+ là 37.530 đ, thấp hơn 10,51% so với lô gà không bổ sung (39.474 đ). Phần thu - chi phí trực tiếp trung bình lô TN là 16.036 đ/kg tăng khối lượng, với lô đối chứng là 13.488 đ/kg tăng khối lượng (tăng 18,89%). Như vậy bổ sung chế phẩm Mfeed+ cho gà F1 (Ri × Lương Phượng), đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Olmix (2013) [4], việc bổ sung MFeed+ trong thức ăn cho tôm có thể hỗ trợ việc giảm sử dụng bột cá từ 20%

xuống còn 5% mà vẫn đảm bảo sinh trưởng, giá thành thức ăn giảm từ 7,1 đến 8,5%.

Bảng 5. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm Giai đoạn

(ngày tuổi) Chỉ số

TN ĐC

X ±

S

X X ±

S

X P

1-84 PI 61,21a 1,63 56,01b 1,96 0,024

EN 1,90a 0,07 1,66b 0,08 0,017

1-91 PI 57,26a 1,34 52,34b 1,66 0,017

EN 1,68a 0,06 1,47b 0,06 0,013

1-98 PI 53,89a 1,04 49,07 1,36 0,008

EN 1,50a 0,04 1,30b 0,05 0,007

1-105 PI 51,15a 0,87 46,22b 1,20 0,005

EN 1,36a 0,03 1,17b 0,04 0,004

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình có mang chữ số khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê;

P là xác suất sai khác

Bảng 6. Chi phí thức ăn và sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm đến 105 ngày tuổi (đơn vị tính: ngàn đ/kg tăng khối lượng)

Diễn giải mục chi

TN ĐC

X

S

X X

S

X P

Giống gà 5.039 0,06 5.305 0,08 0,008

Thức ăn 37.530 0,37 39.474 0,46 0,005

Thuốc thú y 3.445 0,04 3.627 0,05 0,008

Điện nước 2.099 0,02 2.211 0,03 0,009

Vật rẻ khác 0.85 0,01 0.895 0,01 0,008

Mfeed+ 0.001 _

Tổng chi 48.964 0,37 51.512 0,46 0,005

Giá bán 65.00 65.00

Thu - Chi chi phí trực tiếp 16.036 13.488

(9)

Nguyễn Thị Thúy Mỵ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 97 - 102

102

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Bổ sung 2 g Mfeed+/ 1 kg thức ăn giai đoạn từ 1 – 42 ngày tuổi và 1g Mfeed+/ 1 kg thức ăn ở 43 – 105 ngày tuổi của gà F1 (Ri × Lương Phượng) nuôi nhốt đến 105 ngày tuổi đã có tác dụng tốt trên các chỉ tiêu về sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, hệ số chuyển hóa thức ăn, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế, sai khác so với không bổ sung là có ý nghĩa thống kê, góp phần làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi gà lên 18,89%.

Đề nghị

Nghiên cứu bổ sung Mfeed+ vào thức ăn nuôi gà ở các vụ mùa khác nhau, các loại gà khác nhau để có kết luận chính xác và đầy đủ hơn.

Người chăn nuôi nên bổ sung chế phẩm Mfeed+ vào thức ăn nuôi gà thịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Huy Liễu (2004), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (♂ Lương Phượng x

♀Ri) và F1 (♂Kabir x♀ Ri) nuôi thả vườn tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

3. Nguyễn Thành Luân (2015), Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà Ri vàng rơm và Ri cải tiến nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

4. Olmix VN (2013), Hiệu quả Mfeed+ trên năng suất Tôm thẻ chân trắng, Trại thực nghiệm Việt Nam, http://viphavet.com/2016/10/14/mfeed-plus-2/.

5. Olmix VN (2014), Hiệu quả của Mfeed+ lên năng suất tăng trưởng của gà thịt khi cho ăn với khẩu phần nguyên liệu kém tiêu hóa, Trại thực nghiệm Pháp, http://viphavet.com/2016/10/14/

mfeed-plus-2/.

6. Trần Thanh Vân, Trần Quốc Việt, Võ Văn Hùng, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Thu Quyên (2015),

"Nghiên cứu xác định mức lysine/ME, protein và axit amin thích hợp trong khẩu phần chăn nuôi gà F1

(Ri x Lương Phượng)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 17, tr. 94 - 99.

7. Vũ Ngọc Sơn (2009), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà thịt giữa gà trống nội với gà mái Kabir và Lương Phượng theo phương thức nuôi nhốt, chăn thả tại tỉnh Hà Tây, Giới thiệu luận án tiến sĩ Nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2008, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 106 - 108.

SUMMARY

EFFECTS OF MFEED+ ADDITION ON MEAT PRODUCTION CAPABILITY OF F1CHICKEN (RI X LUONG PHUONG) KEPT IN THAI NGUYEN

Nguyen Thi Thuy My1*, Tran Thanh Van2, Do Thi Kieu Duyen1

1University of Agrilcuture and Forestry – TNU, 2Thai Nguyen University

The study aimed to assess the impact of the addition of preparations Mfeed+ (clay and algae) offered by Olmix Corporations. This additive was mixed into complete diet for F1 chickens (Ri x Luong Phuong) from one day old to 105 days old. The experiment was conducted on 240 day old chicks F1 (Ri x Luong Phuong) assigned into 2 experimental groups, each group consists of 40 chicks, the experiment was conducted in triples. The additives were introduced to the experimental chickens via spraying to the pellet feed. There was no adding of this additive product in control group. The results showed that: Adding 2 grs Mfeed+/ 1 kg of feed from 1 to 42 days of age and 1gr Mfeed+/ 1 kg of feed from 43 to 105 days old chicken F1 (Ri × Luong Phuong) have better results of live weight, average daily gain, feed conversion ratio, performance index, economic number when comparing to the control with statistically significant, thus contributing to increase income for chicken keeper up to 18.89%.

Key words: Mfeed+, Chicken Ri F1, average day gain, feed conversion ratio, performance index, economic number.

Ngày nhận bài: 05/02/2017; Ngày phản biện: 20/02/2017; Ngày duyệt đăng: 27/4/2017

*Tel: 0913.846.430, Email: nguyenthithuymy@tuaf.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ