• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 164, số 04, 2017

Tập 164, Số 04, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

Môc lôc Trang

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lân - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến sinh trưởng và năng suất của giống dong riềng DR3 tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 3 Nguyễn Viết Hưng, Lê Thị Kiều Oanh, Hoàng Kim Diệu, Nguyễn Thị Trang - Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng, phát triển của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên năm 2015 9

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên 15 Hà Đình Nghiêm, Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thị Huệ - Quản lý cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) bằng mô hình dự đoán phân bố, mức độ xâm lấn và sử dụng sinh khối để trồng nấm 21 Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng - So sánh, lựa chọn giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt cho vụ mùa tại

thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 27

Nguyễn Thị Tuyên, Nguyễn Việt Hưng - Phương pháp phòng trừ mối hại gỗ trong các công trình xây dựng

thuộc Đại học Thái Nguyên 33

Nguyễn Hải Hòa, Trần Thị Phương Thúy, Dương Trung Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hiền - Sử dụng ảnh SPOT 6 xây dựng bản đồ sinh khối và trữ lượng các bon rừng trồng thông thuần loài tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia,

tỉnh Thanh Hóa 39

Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thị Tuyên - Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ lá xoan trong bảo quản gỗ 47 Đặng Minh Tơn, Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Toàn - Các loại đất chính, phân bố và tính chất trên địa bàn

vùng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 53

Nông Thị Huyền Chanh, Hoàng Hữu Chiến - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi đến biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 61 Triệu Mùi Chản, Chu Văn Trung, Đỗ Sơn Tùng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thảo Yến, Bùi Thị Hường, Hoàng Đông Quang - Xây dựng hệ thống lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất bán tự động 67 Nguyễn Văn Lợi - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi chất lượng của quả vải thiều sau thu hoạch 75 Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Đoàn, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Nhung, Lưu Hồng Sơn - Nghiên cứu hiệu quả bảo quản của compozit của chitosan khối lương phân tử thấp với axit oleic ứng dụng trong bảo quản đào Pháp 81 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Lê Minh, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng, Dương Thị Hồng Duyên - Xác định serotype, độc lực và tính kháng kháng sinh của 3

loại vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn tại tỉnh Bắc Ninh 87

Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, Đỗ Thị Kiều Duyên - Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ đến sức sản xuất thịt của gà F1 (ri x Lương Phượng) nuôi nhốt tại Thái Nguyên 97 Từ Trung Kiên, Trần Thị Hoan, Nguyễn Văn Sơn- Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến

năng suất và chất lượng trứng gà Isa shaver 103

Trương Hữu Dũng, Nguyễn Thị Hằng, Phùng Đức Hoàn - Đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai thương phẩm (DP x CA); (PD x CA) VÀ (LP x CA) giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi 109 Sử Thanh Long, Nguyễn Công Toản, Trần Văn Vũ - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian mang

thai của bò sữa nuôi tại xí nghiệp bò Phù Đổng, Hà Nội 115

Trần Thị Hoan, Từ Trung Kiên, Nguyễn Thị Hiền - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ Ghinê (panicum maximum) trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của

thỏ thịt New Zealand 121

Hoàng Đình Hòa, Nguyễn Văn Lợi - Xác định các cấu tử hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây kinh

Journal of Science and Technology

164 (04)

N¨m

2017

(3)

Vũ Khánh Linh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, Lương Hùng Tiến - Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật phân giải cellulose hướng tới tạo ra chế phẩm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 133 Vũ Hoài Nam, Dương Văn Cường - Tăng cường sinh tổng hợp β-carotene trong Escherichia coli tái tổ hợp được

bổ sung một phần con đường mevalonate 141

Nguyễn Thị Thu Ngà, Sỹ Danh Thường, Cao Thị Phương Thảo - Sử dụng mã vạch DNA để định loại loài Màn

màn vàng (Cleome viscosa L.) ở Việt Nam 147

Trịnh Đình Khá, Lý A Hù, Đặng Duy Phong, Nguyễn Hữu Quyền, Hoàng Thị Thiên Hương - Tổng hợp nano bạc bằng dịch chiết lá đào Prunus persica và hoạt tính kháng khuẩn của nó 153 Nguyễn Thị Thu Hà, Chu Thị Na, Cao Thị Phương Thảo - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu một số

loài cây cảnh hạn sinh thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae) 157

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ một số mẫu nước tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 165 Hoàng Thị Lan Anh, Dương Thị Minh Hòa - Nghiên cứu ứng dụng mô hình lọc tái tuần hoàn nước thải khu ký túc xá Trường Đại học Nông Lâm bằng sét Kabenlis 3 171 Dương Hữu Lộc, Nguyễn Xuân Vũ, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Tâm - Đặc điểm nông sinh học và mối quan hệ di truyền của một số giống quýt (Citrus Recutilata Blanco) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam 177 Đinh Thị Huyền Chuyên, Sỹ Danh Thường, Trịnh Đình Khá, NguyễnThị Yến - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của loài màn màn vàng thu thập ở tỉnh Thái Nguyên 183 La Việt Hồng, Trần Hồng Thu, Phạm Thị Quy, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Ngọc Khánh - Xác định chỉ thị phân tử và tái sinh chồi in vitro của loài Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll ex

Hemsl.) thu tại Sa pa - Lào Cai 189

Nguyễn Hải Linh, Ma Diệu Quỳnh, Ma Thị Thu Lệ, Bùi Thị Thu Thủy, Vũ Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Cao cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có tác dụng hỗ trợ điều trị béo phì trên chuột nhắt trắng 195 Lê Phong Thu, Nguyễn Thu Thủy, Tạ Văn Tờ - Tổng quan đáp ứng mô bệnh học ung thư vú sau điều trị hóa

chất tiền phẫu 201

Hà Trọng Quỳnh - Lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí tại phường Tân Long, thành

phố Thái Nguyên 207

Nguyễn Thị Trung - Nghiên cứu khả năng nhận biết đặc hiệu các kháng nguyên của Listeria monocytogenes của

một số kháng thể đơn dòng nhằm sử dụng trong tạo que thử nhanh 215

(4)

Hoàng Đình Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 127 - 131

XÁC ĐỊNH CÁC CẤU TỬ HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU CÂY KINH GIỚI DÀY HÀ GIANG (ELSHOLTZIA WINITIANA CRAIB)

Hoàng Đình Hòa1, Nguyễn Văn Lợi2*

1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

TÓM TẮT

Đã xác định được tỉ trọng của tinh dầu ở 20oC: 0,875; chỉ số axit (mg KOH/g): 0,643 và chỉ số este (mg KOH/g): 0,721. Tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang được tách chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và được làm khan bằng Na2SO4. Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 41 cấu tử trong tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang, trong đó có 19 cấu tử hidrocacbon (nhóm monotecpen: 35,24%, nhóm sesquitecpen: 8,84%) và 22 cấu tử là dẫn xuất của hidrocacbon (nhóm andehit: 19,10%, nhóm ancol: 16,13%, nhóm este: 13,91% và nhóm oxi: 4,61%). Sử dụng phương pháp DPPH đã xác định được khả năng quét gốc tự do của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang là 40,28 ± 0,25%, đồng thời bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch đã xác định được khả năng kháng khuẩn của tinh dầu này trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi và Bacillus cereus.

Từ khóa: Cây kinh giới dày Hà Giang, cấu tử, chỉ số hóa lý, hoạt tính sinh học, tinh dầu.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Cây kinh giới dày Hà Giang (Elsholtzia winitiana Craib), có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Gia Lai, Lâm Đồng... Y học dân tộc ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... dùng cây kinh giới dày để chữa cảm cúm. Trong cây có nhiều tinh dầu có mùi thơm đặc trưng và hấp dẫn, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm [3]. Tuy nhiên, đến thời điểm này ở nước ta vẫn rất ít các công trình nghiên cứu về các cấu tử trong tinh dầu và hoạt tinh sinh học của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang.

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thêm các thông tin về các cấu tử, hoạt tính sinh học của tinh dầu cây kinh giới dày, làm cơ sở cho việc khai thác, sử dụng cây kinh giới dày trong sản xuất hương liệu thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên vật liệu

Cây kinh giới dày Hà Giang, thu mua tại xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà

*Tel: 0986592378, Email: loichebien@yahoo.com

Giang. Nguyên liệu được sơ chế sạch sẽ, cắt thái nhỏ và thu nhận tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và được làm khan bằng Na2SO4.

Chủng vi sinh vật thí nghiệm: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi và Bacillus cereus do Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học cung cấp.

Vật liệu đối chứng: Vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic, có nhiều trong rau quả, là chất chống oxy hóa và có vai trò trong việc chống lõa hóa da. Vitamin C không màu hoặc hơi vàng và dễ tan trong nước.

Phương pháp nghiên cứu Xác định hàm lượng tinh dầu

Cân 100 g cây kinh giới dày Hà Giang đã được nghiền nhỏ và đong 500 ml nước cất, cho vào bình cầu 1000 ml rồi đem chưng cất tinh dầu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước bằng bộ xác định hàm lượng tinh dầu Clevenger (d<1) với sinh hàn hồi lưu [2].

Hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu được tính theo công thức:

w

m d X V

  100 .

10 . (%) .

4

(5)

Hoàng Đình Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 127 - 131

128

Trong đó: X = Hàm lượng tinh dầu có trong nguyên liệu (%), m = Khối lượng nguyên liệu đem chưng cất (g), d = Tỉ trọng của tinh dầu, V = Thể tích tinh dầu thu được ở dụng cụ đo (ml), w = Độ ẩm nguyên liệu (%).

Xác định chỉ số hóa lý của tinh dầu

Tỉ trọng của tinh dầu được xác định theo TCVN 8444: 2010, góc quay cực theo TCVN 8446: 2010, chỉ số khúc xạ theo TCVN 8445:2010, chỉ số axit theo TCVN 8450:

2010, chỉ số este theo TCVN 8451: 2010 [1].

Xác định các cấu tử của tinh dầu

Các cấu tử của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang được xác định theo phương pháp GS- MS bằng máy sắc ký khí GC6890-MS5898, cột mao quản HT-5MS, với chương trình thực hiện như sau: Nhiệt độ cột 80 – 160 oC, tốc độ tăng nhiệt 2 oC/phút, giữ ở 5 phút và 160 – 220 oC tốc độ tăng nhiệt 6 oC/phút, giữ ở 5 phút. Điều kiện MS: ion hóa mẫu ở thế ion hóa 70ev, nhiệt độ duy trì 240 oC, khí mang là heli tốc độ 0,5 ml/phút, tốc độ chia dòng 1:50 [6], [9].

Xác định khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu

Xác định khả năng quét gốc tự do DPPH, dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra gốc tự do bền trong dung dịch ethanol bão hòa, được tính bằng công thức % DPPH = [(Ao- (A-Ab))/Ao]

× 100, trong đó Ao là mẫu kiểm chứng, A là mẫu thí nghiệm, Ab là mẫu trắng. Mẫu thí nghiệm gồm có 0,1 ml tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang, 2 ml ethyl acetat, 1,9 ml methanol và 1 ml DPPH. Hỗn hợp sau khi phối trộn được lắc nhẹ và để yên trong bóng tối ở nhiệt độ phòng 30 phút, đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm [6], [7], [10].

Xác định khả năng kháng khuẩn của tinh dầu Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Môi trường canh thang thường (g/l): Cao thịt (3,0), cao nấm men (5,0), pepton (10,0), muối ăn,

(5,0), pha trong 1000 ml nước, pH= 6,5- 6,8.

Môi trường MPA xốp sau khi thanh trùng, làm nguội 45- 48 oC, bổ sung vi sinh vật kiểm chứng với tỉ lệ 150 l dịch chủng trong 30 ml môi trường MPA xốp, lắc đều và đổ vào đĩa pertri với chiều dày thạch là 5 mm. Dùng khoan nút đục lỗ trên đĩa (= 5 mm). Dùng micropipet nhỏ vào mỗi lỗ 80 l mẫu tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang (nồng độ 50 mg/ml), sau đó đặt các đĩa đã nhỏ mẫu vào tủ lạnh ở 4 oC, để trong vòng 3 giờ chờ khuếch tán dịch. Tiếp theo chuyển đĩa vào tủ nuôi 32

oC với thời gian 24 giờ. Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng cách đo bán kính (BK) vòng ức chế vi sinh vật bằng công thức:

D- d = BK (mm), với D: đường kính vòng kháng khuẩn (mm), d: đường kính lỗ khoan thạch (mm) [4], [8], [11].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hàm lượng tinh dầu và các chỉ số hóa lý của tinh dầu

Để xác định hàm lượng tinh dầu trong cây kinh giới dày Hà Giang, chưng cất 100 g nguyên liệu và 500 ml nước cất, đến khi thể tích không đổi với thời gian chưng cất là 10 giờ thì thu được hàm lượng tinh dầu là 0,9 ml.

Sử dụng bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về tinh dầu- phương pháp thử, công bố năm 2010. Xác định được các chỉ số hóa lý của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang. Kết quả trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Chỉ số hóa lý của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

TT Chỉ số hóa lý Kết quả 1 Tỉ trọng ở 20oC 0,875 2 Góc quay cực αtD 85o 40’

3 Chỉ số khúc xạ n20D 1,452 4 Chỉ số axit (mg KOH/g) 0,643 5 Chỉ số este (mg KOH/g) 0,721 Kết quả nghiên cứu trong bảng 1 cho thấy Tỉ trọng của tinh dầu là 0,875. Tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang có màu vàng nhạt và trong suốt. Đã xác định được chỉ số khúc xạ của tinh dầu là 1,452, chỉ số này nhỏ hơn 1,47 điều đó cho thấy trong tinh dầu có chứa nhiều thành phần có chứa liên kết đôi.

(6)

Hoàng Đình Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 127 - 131

Các cấu tử của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

Bảng 2. Các cấu tử trong tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

TT Tên các cấu tử Thời gian lưu (phút)

Hàm lượng (%)

1 α-pinene 2,573 4,62

2 camphene 2,971 1,75

3 β-pinene 3,316 0,54

4 octanal 3,427 0,82

5 δ-3-carene 3,567 2,76

6 myrcene 3,618 2,07

7 α-terpinene 3,822 4,63

8 limonene 4,148 6,57

9 linalool 4,389 4,61

10 octanol 4,632 4,65

11 linalyl acetate 4,865 3,06

12 nonanal 5,126 1,79

13 citral 5,337 11,25

14 thujene 5,824 1,87

15 geranyl acetate 6,127 2,02 16 α-citronellol 6,849 2,24

17 α-terpineol 7,117 1,63

18 neryl acetate 7,652 7,02

19 β-citronellol 7,843 1,03

20 γ-terpinene 8,236 0,97

21 p-cymene 8,378 1,24

22 terpinolene 9,925 1,32

23 β-cubebene 10,517 1,14

24 decanal 11,853 1,27

25 dodecanal 12,128 1,36

26 terpinen-4-ol 12,857 1,02 27 trans-nerolidol 13,127 1,08

28 sabinene 13,323 5,76

29 geranial 13,942 1,29

30 α-phellandrene 14,145 0,74 31 α-farnesene 14,379 1,12

32 farnesol 14,541 1,06

33 δ-cadinene 14,872 2,75

34 nerol 15,232 0,76

35 tridecanal 15,476 1,32

36 cis-geraniol 15,638 1,49 37 trans-geraniol 16,127 1,17

38 α-humulene 16,239 1,23

39 β-bisabolene 16,787 1,07 40 perillyl acetate 17,127 1,81

41 valencene 23,359 1,93

Tổng hidrocacbon 44,08

monotecpen 35,24

sesquitecpen 8,84

Tổng dẫn xuất của hidrocacbon

53,75

andehit 19,10

ancol 16,13

este 13,91

oxi 4,61

Tổng cộng: 97,83

Ghi chú: Tỉ lệ (%) tính theo diện tích pic sắc ký

Các cấu tử của cây kinh giới dày Hà Giang được xác định bằng phương pháp GC-MS, kết quả thu được trình bày ở bảng 2.

Hình 1. Sắc ký đồ tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 41 cấu tử trong tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang, trong đó có 19 cấu tử thuộc nhóm hidrocacbon, chiếm 44,08%, như limonene:

6,57%, sabinene: 5,76%, α-terpinene: 4,63%, α-pinene: 4,62%, δ-3-carene: 2,76%, myrcene: 2,07% là những cấu tử chiếm tỉ lệ lớn. Trong 19 cấu tử thuộc nhóm hidrocacbon, thì nhóm monotecpen: 35,24%

và nhóm sesquitecpen: 8,84%. Kết quả nghiên cứu trong bảng 2 cho thấy có 22 cấu tử là dẫn xuất của hidrocacbon chiếm 53,75%, trong đó có một số cấu tử chiếm tỉ lệ lớn như: citral: 11,25%, neryl acetate: 7,02%, octanol: 4,65%, linalool: 4,61%, linalyl acetate: 3,06%, α-citronellol: 2,24%... Trong 53,75% các cấu tử thuộc dẫn xuất của hidrocacbon trong tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang, thì nhóm andehit: 19,10%, nhóm ancol: 16,13%, nhóm este: 13,91% và nhóm oxi: 4,61%. Như vậy các cấu tử thuộc dẫn xuất của hidrocacbon chiếm tỉ lệ lớn trong tinh dầu. Đây chính là các cấu tử này có vai trò quan trọng trong việc tạo mùi thơm cho tinh dầu. Kết quả này cũng phù hợp với kết của nghiên cứu thành phần hóa học trong tinh dầu của loài Elsholtzia trồng ở Việt Nam của Lê Văn Hạc và cs (1995) [5].

(7)

Hoàng Đình Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 127 - 131

130

Khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

Khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang được thực hiện tại phòng thí nghiệm Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Khả năng quét gốc tự do DPPH của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang TT Mẫu thí nghiệm Thể tích

(ml)

% quét gốc tự do DPPH 1 Tinh dầu cây

kinh giới dày Hà Giang

0,1 40,28 ± 0,25

2 Vitamin C 0,1 39,06 ± 0,35 Kết quả nghiên cứu trong bảng 3, cho thấy tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang có khả năng quét gốc tự do DPPH là 40,28 ± 0,25%, cao hơn so vitamin C.

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang trên các chủng vi sinh vật kiểm chứng được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang

TT Chủng vi sinh vật kiểm

chứng

Đường kính vòng kháng khuẩn D-d (mm) Vitamin C Tinh dầu 1 Staphylococcus

aureus

17,35 ± 0,85 18,52 ± 1,53 2 Escherichia coli 16,05 ± 1,25 16,75 ± 0,38 3 Salmonella

typhy 15,92 ± 1,25 16,32 ± 1,45 4 Bacillus cereus 15,05 ± 0,95 15,85 ± 0,82 Kết quả nghiên cứu trong bảng 4 cho thấy tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang có khả năng kháng khuẩn mạnh, trên các chủng vi sinh vật kiểm chứng. So sánh 4 chủng vi sinh vật kiểm chứng thì năng kháng mạnh nhất là Staphylococcus aureus, sau đó là Escherichia coli, Salmonella typhy và thấp nhất Bacillus

cereus. So với vitamin C thì khả năng kháng khuẩn của tinh dầu này thấp hơn.

KẾT LUẬN

Đã xác định được tỉ trọng của tinh dầu ở 20oC: 0,875; góc quay cực αtD: 85o 40’; chỉ số khúc xạ n20D: 1,452; chỉ số axit (mg KOH/g):

0,643 và chỉ số este (mg KOH/g): 0,721.

Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 41 cấu tử trong tinh dầu cây kinh giới dày Hà Giang, trong đó có 19 cấu tử thuộc nhóm hidrocacbon, chiếm 44,08% và 22 cấu tử là dẫn xuất của hidrocacbon, chiếm 53,75%. Đã xác định được khả năng quét gốc tự do DPPH: 40,28 ± 0,25% và khả năng kháng khuẩn trên 4 chủng vi sinh vật kiểm chứng với đường kính vòng kháng khuẩn là:

Staphylococcus aureus: 18,52 ± 1,53 mm, Escherichia coli: 16,75 ± 0,38 mm, Salmonella typhy: 16,32 ± 1,45 mm và Bacillus cereus: 15,85 ± 0,82 mm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về tinh dầu (2010).

2. Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Quang Tùng, Phùng Tôn Quyền (2015), "Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết tinh dầu lá tràm Thái Nguyên (Melaleuca Cajuputi Pwell)", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 31, tr. 53- 58.

3. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam- Tập II.

Nxb Nông nghiệp.

4. Friedman M., Henika P. R. and Mandrell R. E.

(2002), “Bactericidal activities of plant essential oils and some of their isolated constituents against Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Listeria monocytogenes and Salmonella enteric”, Journal of Food Protection 65, pp. 1545 - 1560.

5. Hac L.V, Dung N.V, Moi LD, Cu L.D (1995),

”Chemical study on Elsholtzia blanda Benth from Vietnam”, Peper presented at 13th International Congress of Flavour, Fragrances and Essential Oil,15-19 October. Instanbul, Turky 1, pp. 67- 72.

6. Loi N. V., Tu N. V., Hoa D. H. (2015), “Study on constituents, physico-chemical indicators and biological activity of Bac Giang Liquidambar Formosana Hance leaves oil”, Journal of Science

(8)

Hoàng Đình Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 127 - 131

and Technology – Vietnam Academy of Science and Technology, 53(4B), pp. 81- 87.

7. Matook S. M. and Fumio H. (2006),

“Evaluation of the antioxidant activity of extracts from buntan (Citrus grandis Osbeck) fruit tissues”, Food Chemistry 94, pp. 529 - 534.

8. Meena M. R. and Sethi (1994), “Antimicrobial activity of essential oils from spices”, Journal of Food Science and Technology 31, pp. 68- 70.

9. Minh Tu N. T., Thanh L. X., Une A., Ukeda U.

and Sawamura M. (2002), “Volatile constituents

of Vietnamese pummelo, orange, tangerine and lime peel oils”, Flavour and Fragrance Journal 17, pp. 169-174.

10. Molyneux P. (2004), "The use of the stable free radical diphenylpicryl-hydrazyl (DPPH) for estimating antioxidant activity", Songklanakaric Journal of Science Technology 26, pp. 211-219.

11. Perez C., Pauli M. and Bazevque (1990), “An antibiotic assay by the agar well diffusion method”, Acta Biologiae et Medicine Experimentalis 15, pp. 113 - 115.

SUMMARY

CONSTITUENTS AND BIOLOGICAL ACTIVITY OF HA GIANG ELSHOLTZIA WINITIANA CRAIB OIL

Hoang Dinh Hoa1, Nguyen Van Loi2*

1Ha Noi University of Science and Technology

2Hanoi University of Industry

The oil of Elsholtzia winitiana craib was obtained by steam distillation and dried with Na2SO4. Physico-chemical properties of the oils were analyzed and determined: density 0.875 at 20oC; acid index 0.643 (mgKOH/g) and esters index 0.721 (mg KOH/g). By GC-MS method, 41 constituents were identified from the Ha Giang Elsholtzia winitiana craib oil, including 19 hydrocarbons (monoterpenes: 35.24%, sesquiterpenes: 8.84%) and 22 oxygenated constituents (aldehydes:

19.10%, alcohols: 16.13%, esters: 13.91% and oxygen: 4.61%). By DPPH methods, Antioxidant activity was determined as 40.28 ± 0.25%. By agar diffusion method, Antimicrobial activity of Ha Giang Elsholtzia winitiana craib oil has been identified against: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi and Bacillus cereus.

Keywords: Biological activity, constituents, Ha Giang Elsholtzia winitiana craib, oil, physico- chemical indices.

Ngày nhận bài: 14/9/2017; Ngày phản biện: 20/9/2017; Ngày duyệt đăng: 27/4/2017

*Tel: 0986592378, Email: loichebien@yahoo.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ