• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 164, số 04, 2017

Tập 164, Số 04, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP - Y DƯỢC

Môc lôc Trang

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lân - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến sinh trưởng và năng suất của giống dong riềng DR3 tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 3 Nguyễn Viết Hưng, Lê Thị Kiều Oanh, Hoàng Kim Diệu, Nguyễn Thị Trang - Nghiên cứu khả năng sinh

trưởng, phát triển của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên năm 2015 9

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên 15 Hà Đình Nghiêm, Nguyễn Thanh Hải, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thị Huệ - Quản lý cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) bằng mô hình dự đoán phân bố, mức độ xâm lấn và sử dụng sinh khối để trồng nấm 21 Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng - So sánh, lựa chọn giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt cho vụ mùa tại

thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La 27

Nguyễn Thị Tuyên, Nguyễn Việt Hưng - Phương pháp phòng trừ mối hại gỗ trong các công trình xây dựng

thuộc Đại học Thái Nguyên 33

Nguyễn Hải Hòa, Trần Thị Phương Thúy, Dương Trung Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hiền - Sử dụng ảnh SPOT 6 xây dựng bản đồ sinh khối và trữ lượng các bon rừng trồng thông thuần loài tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia,

tỉnh Thanh Hóa 39

Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Thị Tuyên - Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ lá xoan trong bảo quản gỗ 47 Đặng Minh Tơn, Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Toàn - Các loại đất chính, phân bố và tính chất trên địa bàn

vùng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 53

Nông Thị Huyền Chanh, Hoàng Hữu Chiến - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi đến biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 61 Triệu Mùi Chản, Chu Văn Trung, Đỗ Sơn Tùng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thảo Yến, Bùi Thị Hường, Hoàng Đông Quang - Xây dựng hệ thống lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất bán tự động 67 Nguyễn Văn Lợi - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi chất lượng của quả vải thiều sau thu hoạch 75 Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Đoàn, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Nhung, Lưu Hồng Sơn - Nghiên cứu hiệu quả bảo quản của compozit của chitosan khối lương phân tử thấp với axit oleic ứng dụng trong bảo quản đào Pháp 81 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Lê Minh, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng, Dương Thị Hồng Duyên - Xác định serotype, độc lực và tính kháng kháng sinh của 3

loại vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn tại tỉnh Bắc Ninh 87

Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, Đỗ Thị Kiều Duyên - Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ đến sức sản xuất thịt của gà F1 (ri x Lương Phượng) nuôi nhốt tại Thái Nguyên 97 Từ Trung Kiên, Trần Thị Hoan, Nguyễn Văn Sơn- Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến

năng suất và chất lượng trứng gà Isa shaver 103

Trương Hữu Dũng, Nguyễn Thị Hằng, Phùng Đức Hoàn - Đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lợn lai thương phẩm (DP x CA); (PD x CA) VÀ (LP x CA) giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi 109 Sử Thanh Long, Nguyễn Công Toản, Trần Văn Vũ - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian mang

thai của bò sữa nuôi tại xí nghiệp bò Phù Đổng, Hà Nội 115

Trần Thị Hoan, Từ Trung Kiên, Nguyễn Thị Hiền - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ Ghinê (panicum maximum) trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của

thỏ thịt New Zealand 121

Hoàng Đình Hòa, Nguyễn Văn Lợi - Xác định các cấu tử hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây kinh

Journal of Science and Technology

164 (04)

N¨m

2017

(3)

Vũ Khánh Linh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, Lương Hùng Tiến - Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi sinh vật phân giải cellulose hướng tới tạo ra chế phẩm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 133 Vũ Hoài Nam, Dương Văn Cường - Tăng cường sinh tổng hợp β-carotene trong Escherichia coli tái tổ hợp được

bổ sung một phần con đường mevalonate 141

Nguyễn Thị Thu Ngà, Sỹ Danh Thường, Cao Thị Phương Thảo - Sử dụng mã vạch DNA để định loại loài Màn

màn vàng (Cleome viscosa L.) ở Việt Nam 147

Trịnh Đình Khá, Lý A Hù, Đặng Duy Phong, Nguyễn Hữu Quyền, Hoàng Thị Thiên Hương - Tổng hợp nano bạc bằng dịch chiết lá đào Prunus persica và hoạt tính kháng khuẩn của nó 153 Nguyễn Thị Thu Hà, Chu Thị Na, Cao Thị Phương Thảo - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu một số

loài cây cảnh hạn sinh thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae) 157

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ một số mẫu nước tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 165 Hoàng Thị Lan Anh, Dương Thị Minh Hòa - Nghiên cứu ứng dụng mô hình lọc tái tuần hoàn nước thải khu ký túc xá Trường Đại học Nông Lâm bằng sét Kabenlis 3 171 Dương Hữu Lộc, Nguyễn Xuân Vũ, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Tâm - Đặc điểm nông sinh học và mối quan hệ di truyền của một số giống quýt (Citrus Recutilata Blanco) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam 177 Đinh Thị Huyền Chuyên, Sỹ Danh Thường, Trịnh Đình Khá, NguyễnThị Yến - Nghiên cứu đặc điểm hình thái và hoạt tính kháng khuẩn của loài màn màn vàng thu thập ở tỉnh Thái Nguyên 183 La Việt Hồng, Trần Hồng Thu, Phạm Thị Quy, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Ngọc Khánh - Xác định chỉ thị phân tử và tái sinh chồi in vitro của loài Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll ex

Hemsl.) thu tại Sa pa - Lào Cai 189

Nguyễn Hải Linh, Ma Diệu Quỳnh, Ma Thị Thu Lệ, Bùi Thị Thu Thủy, Vũ Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Cao cây sương sáo (Mesona chinensis Benth.) có tác dụng hỗ trợ điều trị béo phì trên chuột nhắt trắng 195 Lê Phong Thu, Nguyễn Thu Thủy, Tạ Văn Tờ - Tổng quan đáp ứng mô bệnh học ung thư vú sau điều trị hóa

chất tiền phẫu 201

Hà Trọng Quỳnh - Lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm không khí tại phường Tân Long, thành

phố Thái Nguyên 207

Nguyễn Thị Trung - Nghiên cứu khả năng nhận biết đặc hiệu các kháng nguyên của Listeria monocytogenes của

một số kháng thể đơn dòng nhằm sử dụng trong tạo que thử nhanh 215

(4)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY THẾ THỨC ĂN VIÊN HỖN HỢP BẰNG CỎ GHINÊ (PANICUM MAXIMUM) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA THỎ THỊT NEW ZEALAND

Trần Thị Hoan1*, Từ Trung Kiên1, Nguyễn Thị Hiền2

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,

2Trạm Chăn nuôi và Thú y Mai Sơn, Sơn La

TÓM TẮT

Một thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng thức ăn xanh ở các mức khác nhau đến khả năng sử dụng thức ăn và sinh trưởng của thỏ ngoại. Tổng số 40 thỏ đực New Zealand từ 40 - 45 ngày tuổi được chia ngẫu nhiên đều vào 5 lô để cho ăn các khẩu phần ăn với mức thay thế 0, 25, 50, 75 và 100% thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ ghinê. Kết quả cho thấy: Tăng khối lượng toàn kỳ, tiêu tốn thức ăn/kg Tăng khối lượng và tỉ lệ tiêu hoá thức ăn của lô sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp không có sự sai khác thống kê (P>0,05) so với lô thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ ghinê ở mức 25 %. Tuy nhiên, càng tăng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ ghinê với tỉ lệ 50, 75 và 100 % thì Tăng khối lượng của thỏ càng giảm, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) càng tăng, đặc biệt là ở lô cho ăn hoàn toàn bằng cỏ ghinê và có sự sai khác rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu chỉ thay thế 25% thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ ghinê thì không làm giảm đáng kể đến Tăng khối lượng và chuyển hoá thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ của thỏ (P>0,05), khối lượng và tỉ lệ đùi sau không thấy có sự sai khác thống kê theo tỉ lệ thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ Ghinê tăng, mặc dù tỉ lệ nội tạng so với khối lượng thịt xẻ tăng theo tỉ lệ tăng thức ăn thô xanh trong khẩu phần (P<0,05). Như vậy, không nên nuôi thỏ thịt New Zealand hoàn toàn bằng cỏ ghinê, nhưng có thể thay thế 25% thức ăn viên hỗn hợp trong khẩu phần của chúng vì mức thay thế này đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với chỉ cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên hỗn hợp.

Từ khóa: Cỏ Ghinê, khẩu phần, sinh trưởng, tăng khối lượng, thỏ New Zealand.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi thỏ đang bắt đầu phát triển. Nước ta đã nhập nhiều giống thỏ ngoại về để cải thiện năng suất và chất lượng đàn thỏ. Ở nước ngoài, thỏ thường được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh đáp ứng tốt nhu cầu của chúng. Trong khi đó, khi nhập vào Việt Nam phần lớn thỏ ngoại vẫn được nuôi ở nông hộ và người chăn nuôi vẫn sử dụng thức ăn xanh trong khẩu phần. Điều đó một phần là do thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh cho thỏ chưa được sản xuất phổ biến [2], một phần là người dân đã tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ở Thái Nguyên, cỏ Ghinê được người dân sử dụng nhiều làm thức ăn cho thỏ vì nó mềm và thỏ thích ăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm các khẩu phần ăn hợp lý trên cơ sở phối hợp các nguồn cây cỏ với thức ăn hỗn hợp là cần thiết, nhằm một mặt khai

*Tel: 0988.520.886; Email: tranthihoan@tuaf.edu.vn

thác được tối đa các nguồn thức ăn có thể sản xuất tại chỗ, mặt khác vẫn phát huy được tiềm năng sinh trưởng nhanh của các giống thỏ nhập nội. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng cỏ Ghinê (Panicum maximum) trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của thỏ thịt New Zealand”

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu

Thỏ New Zealand

Cỏ Ghinê, thức ăn hỗn hợp Địa điểm thí nghiệm

Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm với 40 thỏ đực giống New Zealand ở 40 - 45 ngày tuổi, thí nghiệm chia làm 5 lô, tương ứng với 5 nghiệm thức, mỗi

(5)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

122

lô 8 con, nuôi 8 lồng khác nhau có máng ăn, máng uống và thu phân riêng từng cá thể.

Thời gian thí nghiệm 8 tuần, từ 7 đến 15 tuần tuổi. Khẩu phần của thỏ gồm thức ăn hỗn hợp dạng viên và cỏ Ghinê với tỉ lệ như sau:

Nghiệm thức (NT) 1: 100% thức ăn hỗn hợp (KPCS)

NT 2: 75 % KPCS (tính theo VCK) + cỏ Ghinê , cỏ cho ăn tự do

NT 3: 50% KPCS (tính theo VCK) + cỏ Ghinê, cỏ cho ăn tự do

NT 4: 25% KPCS (tính theo VCK) + cỏ Ghinê, cỏ cho ăn tự do

NT 5: 0% KPCS (tính theo VCK) + cỏ Ghinê, cỏ cho ăn tự do

Ghi chú: Thỏ của NT1 được cho ăn khống chế, mức cho ăn bằng 6% khối lượng của thỏ trong từng giai đoạn.

Trước khi thí nghiệm toàn bộ 40 con thỏ được tẩy nội ký sinh trùng và tiêm phòng vắc xin bại huyết. Thời gian cho ăn thích nghi là 1 tuần còn thời gian theo dõi thí nghiệm là 8 tuần. Cỏ Ghinê cho ăn 3 lần trong ngày vào 8h00;

14h00 và 20h00 còn thức ăn hỗn hợp dạng viên cho ăn 2 lần vào 7h00 và 14h00. Nước uống được cung cấp tự do suốt ngày đêm.

Thỏ được cân khối lượng cố định vào một ngày trong tuần, trước lúc cho thỏ ăn. Tăng khối lượng cả kỳ được tính bằng chênh lệch khối lượng giữa đầu vào cuối thí nghiệm.

Thức ăn cho ăn được cân cho từng con trước mỗi bữa ăn và thức ăn thừa được cân vào buổi sáng hôm sau trước khi cho ăn bữa đầu tiên.

Mẫu thức ăn cho ăn và mẫu thức ăn thừa được lấy để phân tích thành phần hóa học. Từ đó lượng thu nhận vật chất khô và protein

hàng ngày của thỏ. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính bằng khối lượng VCK thu nhận/Tăng khối lượng.

Kết thúc thí nghiệm theo dõi sinh trưởng, chọn ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức 5 con (tổng cộng 25 con) để tiến hành nghiên cứu tỉ lệ tiêu hóa. Mỗi thỏ được nhốt riêng một lồng có đầy đủ máng ăn, máng uống. Đáy chuồng được lót lưới để thu phân, lưới được đặt nghiêng để phân vừa thải ra có thể dơi ra ngoài tránh bị nước tiểu làm ướt. Thỏ được cho ăn 5 khẩu phần thức ăn giống như thí nghiệm theo dõi sinh trưởng. Thời gian thí nghiệm là 1 tuần.

Hàng ngày cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa của mỗi thỏ.

Phân và nước tiểu của mỗi thỏ được thu ngay sau mỗi lần thải ra. Bổ sung thêm axit H2SO4

1N để đảm bảo pH luôn < 4. Cuối mỗi ngày, phân và nước tiểu được cân lên và bảo quản ở nhiệt độ - 20oC. Sau 7 ngày thu phân và nước tiểu, mẫu phân và nước tiểu từng con được trộn đều và phân tích các chỉ tiêu vật chất khô, CP, NDF và ADF.

Trong thời gian thí nghiệm phân của thỏ thải ra hàng ngày được thu liên tục trong một tuần theo từng cá thể để tính lượng phân tổng số và lấy mẫu phân tích thành phần hóa học để tính tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô (VCK), protein thô (CP), xơ trung tính (NDF), xơ axit (ADF).

Các chỉ tiêu này được được phân tích tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên.

Vào cuối thời gian thí nghiệm, mỗi lô được chọn ngẫu nhiên 3 thỏ để mổ khảo sát xác định khối lượng sống, khối lượng và tỉ lệ thịt xẻ, đùi sau và nội tạng.

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (%)

Thức ăn VCK

(%)

Tính theo % VCK

Protein NDF ADF Ash

Thức ăn hỗn hợp 88,15 17,00 27,90 13,67 5,34

Cỏ Ghinê 18,61 9,92 54,26 33,14 15,03

Ghi chú: NDF: Xơ không tan trong dung dịch trung tính, ADF: xơ không tan trong dung dịch axit, Ash: khoáng tổng số, VCK: vật chất khô.

(6)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

Bảng 2. Ảnh hưởng của cỏ Ghinê đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn Chỉ tiêu Mức thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê

SEM P

0 25 50 75 100

Khối lượng đầu kỳ (g) 1420a 1410a 1450a 1420a 1450a 8,70 0,75 Khối lượng cuối kỳ (g) 2630a 2550ab 2450b 2350b 2200c 0,59 0,00 Tăng khối lượng cả kỳ (g/con) 1210a 1180a 1000b 900b 750c 1,92 0,00 Tăng khối lượng cả kỳ (g/con/ngày) 21,61a 21,07a 17,86b 16,07b 13,39c 2,34 0,00 TTTĂ (kg VCK/kg Tăng khối lượng) 3,34c 3,62c 4,35b 4,83b 6,56a 1,13 0,00 Ghi chú: TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn

Trong cùng hang ngang, các số có mũ là chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,001) Xử lý số liệu

Số liệu theo dõi tất cả các chỉ tiêu đều tính trên từng cá thể, từng chỉ tiêu được xử lý thống kê theo mô hình phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm Minitab 16. So sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình theo phương pháp Tukey với độ tin cậy 95 %.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của cỏ Ghinê trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của thỏ

Sinh trưởng của thỏ nói riêng và các loại gia súc gia cầm nói chung là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ thí nghiệm, hàng tuần chúng tôi tiến hành cân thỏ và kết quả được thể hiện tại bảng 2.

Số liệu bảng 2 cho thấy khối lượng thỏ lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau (P>0,05). Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng tích lũy của thỏ cao nhất ở lô sử dụng 100%

thức ăn hỗn hợp, đạt 2630 g; thấp nhất ở lô ăn 100% cỏ Ghinê (2200 g). Khi so sánh thống kê giữa lô ăn 100% thức ăn tinh hỗn hợp thì khối lượng của thỏ không có sự sai khác so với lô thay thế 25% thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê nhưng có sự sai khác rõ rệt so với lô thay thế 50%; 75%, 100% thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và cs [2] cho thấy khẩu phần sử dụng 100 % thức ăn hỗn hợp đạt khối lượng

cao nhất nhưng không có sự sai khác so với lô thay thế 25% rau muống và khối lượng của thỏ giảm dần khi tăng tỉ lệ rau muống trong khẩu phần.

Tăng khối lượng g/con/ngày của thỏ lại giảm khi tỉ lệ cỏ Ghinê trong khẩu phần tăng cao.

Điều này, có thể do thức ăn viên hỗn hợp được thiết kế có thành phần dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với nhu cầu của loại thỏ ngoại này và do vậy mà hiệu quả trao đổi chất tốt hơn, nhiều dinh dưỡng được tích luỹ hơn.

Mặt khác, cũng có thể là do cỏ Ghinê có hệ số choán cao hơn, khi ăn thỏ phải mất nhiều năng lượng hơn để lấy, chứa và tiêu hóa thức ăn làm cho phần năng lượng gia nhiệt tăng lên dẫn đến năng lượng thuần tích lũy giảm xuống so với khi ăn thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh. Chính vì thế mà hệ số FCR (VCK thức ăn thu nhận/tăng khối lượng) thấp nhất là ở lô ăn hoàn toàn thức ăn viên (3,34 kg VCK/kg tăng khối lượng), tăng dần khi tăng tỉ lệ cỏ Ghinê trong khẩu phần, và cao nhất là ở lô ăn hoàn toàn bằng cỏ Ghinê (6,56 kg VCK/kg tăng khối lượng).

Ảnh hưởng của cỏ Ghinê trong khẩu phần đến tỉ lệ tiêu hóa thức ăn của thỏ

Chất lượng của thức ăn thể hiện qua tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của vật nuôi. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của thỏ. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.

(7)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

124

Bảng 3. Tỉ lệ tiêu hóa thức ăn trong khẩu phần ăn của thỏ (%) Tỉ lệ

tiêu hóa

Mức thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê

SEM P

0 25 50 75 100

VCK 68,61a 65,54ab 63,68b 62,06bc 59,32c 2,53 0,00

CP 65,72a 63,18ab 60,12b 58,91b 52,01c 3,71 0,01

NDF 54,28a 54,26a 53,61a 51,78b 51,07b 3,39 0,00

ADF 53,34a 52,96a 49,67b 49,79b 47,48b 4,80 0,03

Ghi chú: Trong cùng hang ngang, các số có mũ là chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Bảng 4. Ảnh hưởng của cỏ Ghinê đến năng suất thịt thỏ Chỉ tiêu Mức thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê

SEM P

0 25 50 75 100

Khối lượng sống (g) 2610a 2570a 2400b 2320b 2170c 0,78 0,00 Khối lượng thịt xẻ (g) 1420a 1350ab 1220b 1150b 1070c 0,55 0,00

Tỉ lệ thịt xẻ (%) 54,41 52,53 50,83 49,57 49,31 1,25 0,01

Khối lượng đùi sau (g) 460a 434a 410a 390a 360a 2,59 0,81

Tỉ lệ đùi sau (%) 32,39 32,15 33,60 33,91 33,64 0,33 0,75

Khối lượng nội tạng (g) 471b 483ab 484ab 541a 518a 0,14 0,01 Tỉ lệ nội tạng (%) 18,05 18,79 20,18 23,33 23,89 0,71 0,02 Ghi chú: Trong cùng hang ngang, các số có mũ là chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,001)

Kết quả bảng 3 cho thấy ở các khẩu phần khác nhau thì tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô, CP, NDF và ADF cũng khác nhau và có sự sai khác thống kê với P<0,05. Tỉ lệ tiêu hóa có xu hướng đạt cao nhất ở lô 100% thức ăn hỗn hợp và không có sự sai khác thống kê so với lô thay thế 25% thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê và thấp nhất ở khẩu phần 100% là cỏ Ghinê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của [1], [3], [4], [5].

Ảnh hưởng của cỏ Ghinê đến năng suất thịt thỏ

Năng suất thịt thỏ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất của một giống vật nuôi hoặc là một loại thức ăn nào đó.

Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 3 con thỏ ở mỗi lô, kết quả được thể hiện tại bảng 4.

Số liệu bảng 4 cho thấy khối lượng thịt xẻ, tỉ lệ thịt xẻ có sự sai khác rõ rệt giữa các khẩu phần nuôi thí nghiệm (P<0,001), giá trị này đạt cao nhất ở lô sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp. Khi so sánh thống kê về khối lượng và tỉ

lệ thịt xẻ với lô thay thế 25% cỏ Ghinê không có sự sai khác rõ rệt nhưng lại có sự sai khác rõ rệt so với lô thay thế 50%, 75% và 100%

cỏ Ghinê. Tuy nhiên, khối lượng và tỉ lệ đùi sau không có sự sai khác thống kê giữa các khẩu phần với P>0,05.

Khối lượng và tỉ lệ nội tạng (có chất chứa) có sự sai khác rõ rệt giữa các khẩu phần; giá trị này thấp nhất ở lô sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp và tăng dần theo mức tăng tỉ lệ cỏ Ghinê trong khẩu phần với P<0,05. Như vậy khi sử dụng thức ăn thô xanh làm tăng tỉ lệ nội tạng đó có thể là nguyên nhân làm giảm tích lũy dinh dưỡng ăn vào do phải chi phí cho hoạt động ra nhiệt cao hơn cho hoạt động thu nhận, chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.

Hiệu quả kinh tế

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi thỏ nói riêng, hiệu quả kinh tế của việc thay thế thức ăn trong khẩu phần sẽ không cố định vì nó không chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của việc thay thế loại thức ăn đó đến năng suất và chất

(8)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

lượng sản phẩm chăn nuôi mà còn phụ thuộc nhiều mối tương quan giữa giá thức ăn với giá sản phẩm chăn nuôi (yếu tố thị trường). Giả sử chúng ta coi các chi phí (thuốc thú y, công lao động, điện, nước…) được gọi là “chi khác” ở mức như nhau, chúng tôi chỉ tính sơ bộ thức ăn để chúng ta thấy được hiệu quả của việc thay thế thức ăn. Kết quả sơ bộ hạch toán kinh tế từ lúc thí nghiệm đến lúc xuất bán được thể hiện ở bảng 5.

Theo kết quả bảng 5 thì thay thế 25% thức ăn viên bằng cỏ Ghinê là có lợi rất lớn về mặt kinh tế. Khi so sánh với lô sử dụng thức ăn hỗn hợp thì lô thay thế 25% cỏ Ghinê lớn hơn 11%, các lô còn lại thì thấp hơn rất nhiều so với lô sử dụng hoàn toàn là thức ăn hỗn hợp, đặc biệt nếu chăn thỏ sử dụng 100% là cỏ Ghinê thì người chăn nuôi không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bị thiệt hại lớn.

Bảng 5. Sơ bộ hạch toán kinh tế (VNĐ/con) từ 40 - 45 ngày đến kết thúc thí nghiệm Chỉ tiêu Mức thay thế thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê

0 25 50 75 100

Chi

- Giống (thỏ sau cai sữa) (VNĐ) 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000

- Chi thức ăn (VNĐ) 50.380 43.940 35.190 28.640 26.430

+ Thức ăn hỗn hợp 50.380 36.850 20.790 9.350 0

+ Cỏ Ghinê 0 7.090 14.400 19.290 26.430

Thu (VNĐ) 145.200 141.600 120.000 108.000 90.000

Thu – Chi (VNĐ) 24.820 27.660 14.810 9.360 -6.430

So sánh (%) 100 111 59,67 37,71 -0,26

KẾT LUẬN

Khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand khi ăn khẩu phần thay thế 25 % thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê tương đương với thỏ nuôi bằng khẩu phần có 100 % thức ăn hỗn hợp, kết quả này giảm dần khi tăng lượng cỏ Ghinê trong khẩu phần.

Tiêu tốn thức ăn tăng dần khi tăng hàm lượng cỏ Ghinê trong khẩu phần (từ 3,34 đến 6,56 kg VCK/kg tăng khối lượng). Khả năng thu nhận và tiêu hóa vật chất khô, CP, NDF, ADF cao nhất ở khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp và giảm dần khi tăng hàm lượng cỏ trong khẩu thay thế thức ăn hỗn hợp.

Các chỉ tiêu về khối lượng và tỉ lệ thịt xẻ không có sự thay đổi khi tỉ lệ cỏ Ghinê trong khẩu phần vượt quá 75%.

Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở lô thay thế 25

% thức ăn hỗn hợp bằng cỏ Ghinê nên sử dụng mức này để chăn nuôi thỏ trong nông hộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Điện và Văn Tiến Dũng (2016),

“Ảnh hưởng của Cỏ lạc dại (Arachis pintoi) trong

khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của thỏ New Zealand”, Kỷ yếu Khoa học Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng khối Nông – Lâm – Ngư - Thủy toàn quốc, tr. 729.

2. Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Dương Huyền, Nguyễn Ngọc Bằng, Mai Thị Thơm (2011), “Ảnh hưởng của mức thay thế thức ăn viên hỗn hợp bằng rau muống trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của thỏ thịt New Zealand”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 10, số 1, tr. 158-164.

3. Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Dương Huyền, Nguyễn Ngọc Bằng, Mai Thị Thơm (2012), “Ảnh hưởng của tỉ lệ cỏ voi và rau muống trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của thỏ thịt New Zealand”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 10, số 2, tr. 325 - 329.

4. Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Thu, Ogle R. B. and Preston T. R. (2006), “Effect of supplementation level of water spinach (Ipomoea aquatic) leaves in diets based on Para grass Brachiaria Mutica on intake, nutrient utilization, growth rate and economic returns of crossbred rabbits in the Mekong Delta of Vietnam”, Proceedings of the Mekarn workshop on forages for pigs and rabbits, Phnom Penh, Cambodia, pp.

22-24.

(9)

Trần Thị Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 164(04): 121 - 126

126

5. Nguyen Thi Duong Huyen, Nguyen Xuan Trach and Preston T. R. (2013), “Effects of supplementation of paddy rice and/or rice grain and/or rice husk to sweet potato (Ipomoea batatas)

vines as basal diet on growth performance and diet digestibility in rabbits”, Livestock Research for Rural Development, 25, pp. 134 – 139.

SUMMARY

STUDY THE EFFECTS OF REPLACEMENT OF COMPLETE PELLET FEED WITH PANICUM MAXIMUM IN THE DIET ON FEED UTILIZATION AND PERFORMANCE OF NEW ZEALAND RABBITS

Tran Thi Hoan1*, Tu Trung Kien1, Nguyen Thi Hien2

1University of Agriculture and Forestry - TNU,

2Livestock and Veterinary Mai Son, Son La

A feeding trial was carried out to determine effects of replacement of complete pellet feed with Panicum maximum at different levels in the diet on feed utilization and growth of exotic rabbits. A total of 40 growing New Zealand white rabbits from 40-45 days of age were randomly divided into 5 groups to be fed diets in which 0, 25, 50, 75, or 100% complete pellet feed was replaced with Panicum maximum. The results showed that growth, feed conversion ratio and feed intake had no significant difference with the control group (P> 0,05) when 25% of complete pellets feed was replaced with Panicum maximum. However, the average daily gain (ADG) decreased and feed conversion ratio (FCR) tended to increase with significant difference compared with the control group and group 1 (P>0,05) when the proportion of Panicum maximum was increased from 50, 75 to 100 % in the diet, especially for those fed totally with Panicum maximum. Nevertheless, the ADG and FCR were almost unaffected (P>0,05) when only 25% complete pellets feed was replaced with Panicum maximum. The weight and percentage of rear legs were not significantly influenced by the replacement; whereas, the proportion of visceral organs increased with the increasing levels of Panicum maximum in the diet (P<0.05). Therefore, it is suggested that growing New Zealand white rabbits should not be fed totally on Panicum maximum, but complete pellets feed can be replaced up to 25% with it as this level of replacement appeared to result in better economic efficiency compared with 100% complete pellets feed in the diet.

Key words: Panicum maximum, diet, growth, pellets, New Zealand rabbits, weight gain.

Ngày nhận bài: 08/02/2017; Ngày phản biện: 06/3/2017; Ngày duyệt đăng: 27/4/2017

*Tel: 0988.520.886; Email: tranthihoan@tuaf.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Văn Điền, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu xanh trong vụ Hè Thu năm 2015 tại Thái Nguyên

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ

Phạm Thị Mỹ, Hoàng Thị Mai, Vi Đại Lâm, Dương Mạnh Cường - Thử nghiệm điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng của dòng vi khuẩn phân giải nitơ phân lập từ