• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP GIỮA KÌ I I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Một số yếu tố của truyện, ngôi kể.

- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

- Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ này để mở rộng thành phần chính của câu.

- Ẩn dụ và tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ;

- Từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực đọc hiểu

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả;

viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một nhân vật có sử dụng các kiến thức tiếng Việt (từ láy, cụm danh từ, cụm động từ...)

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong quá trình học tập và làm bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1.Thiết bị: Máy chiếu, bảng phụ, PHT 2.Học liệu: SGK, tài liệu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1:HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

Nội dung 1:kiến thức phần Văn học:

a.Mục tiêu: Hs hệ thống kiến thức phần văn bản đã học b.Nộ dung:Hs nắm chác kiến thức, trả lời câu hỏi

c.Sản phẩm:Câu trả lời của hs d.Tổ chức thực hiện:

*B1:Giáo viên chuyến giao nhiệm vụ:

- Hệ thống nội dung các tác phẩm đã học theo mẫu:

ST T

Tên tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Đặc sắc nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

(2)

*B2. Thực hiện nhiệm vụ

*B3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động STT Tên tác

phẩm

Phương thức biểu đạt

Thể loại Đặc sắc nội dung Đặc sắc nghệ thuật

1 Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tự sự + miêu tả

Truyện đồng thoại

+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

+ Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt

+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

- Nghệ thuật miêu tả sinh động.

- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

- Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.

2 Nếu bạn

muốn có một người bạn

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Truyện đồng thoại

Truyện kể về hoàng tư bé và con cáo, qua đó gửi đến bạn đọc bài học về cách kết bạn: cần kiên nhẫn và dành thời gian cho nhau, về cách nhìn nhận đánh giá và trách nhiệm với bạn bè.

- Cách xây dựng nhân vật thông qua nhiều chi tiết miêu tả lời nói, suy nghĩ, cảm xúc.

- Nhân vật con cáo được nhân hóa như con người thể hiện đặc điểm của truyện đồng thoại.

- Ngôn ngữ đối thoại sinh động, phong phú.

Truyện giàu chất tưởng tượng 3 Bắt nạt Biểu cảm. Thơ 5 chữ Bài thơ nói về hiện

tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Thể thơ 5 chữ.

- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung

(3)

4 Cruyện cổ tích về loài người

Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả;

Thơ 5 chữ - Câu chuyện cổ tích về sự hình thành vạn vật trên thế gian dưới góc nhìn con trẻ, lấy trẻ em làm trung tâm.

- Tình yêu thương vô vàn của cha mẹ và những người thân yêu xung quanh dành cho những tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em sẽ là những điều nâng đỡ các em trên hành trình khôn lớn.

- Lời nhắn nhủ: trẻ em là những tạo vật đẹp đẽ, trân quý nhất của thế gian. Hãy nâng niu, bảo vệ và mang đến những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em

- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ hồn nhiên trong sáng.

- sự hài hòa giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả khiến bài thơ vừa cuốn hút, thú vị lại vừa sinh động, chân thực.

- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh thơ.

*B4: Đánh hía kết quả thực hiện hoạt động.

Nội dung 2: Ôn tập phần thực hành tiếng Viêt

a.Mục tiêu: củng cố kiến thức về từ loại và biện pháp tu từ b.Nội dung: HS nhớ và dụng kiến thức làm bài tập

c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS d.Tiến trình thực hiện:

B1:Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Từ đơn Từ phức

Từ ghep Từ láy

Lập bản thống kê theo nội dung sau về biện pha

stt Biện pháp tu từ Khái niệm Ví dụ

(4)

B2: Thực hiện hoạt động B3: Báo cáo kết quả thực hiện

Từ đơn Từ phức - Từ đơn do một

tiếng tạo thành.

Từ ghep Từ láy

+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau

Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm

STT Biện pháp tu từ

Khái niệm Tác dụng Ví dụ

1. Nhân

hóa

Khái niệm: là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.Làm cho thế giới đồ vật, con vật, cây cối được gần gũi với con người hơn

Ông trời

Mặc áo giáp đen Ra trận

Muôn nghìn cây mía Múa gươm

Kiến

Hành quân Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)

2

Điệp ngữ

Là phép tu từ lặp đi, lặp lại một từ (đôi khi là một cụm từ, hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

Nhấn mạnh ý muốn diễn đạt

Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

3

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động,giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch

(5)

giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

4 Ẩn dụ Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng

Làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Nội dung 3:Phần tập làm văn

a.Mục tiêu:Hệ thống kiến thức kiểu bài kể về một trải nghiệm của em

b.Nội dung: HS trình bày đặc điểm, cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm c.Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d.Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu các bước làm bài văn kể lại một trải nghiệm? Dàn ý gồm mấy phần? Nội dung từng phần

B2: Thực hiện nhiệm vụ

B3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - HS trình bày phần thảo luận

*Các bước làm bài văn kể lại một trải nghiệm:

B1: Tìm ý B2:Lập dàn ý B3: viết bài

*Bố cục bài văn gồm 3 phần:

+Mở bài:Giới thiệu câu chuyện

+ Thân bài:Kể lại diễn biến câu chuyện:

-Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan - Kể lại các sự việc trong câu chuyện

+Kết bài:Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

HOẠT ĐỘNG 3:LUYỆN TẬP a.Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức là bài tập

b.Nội dung: Kiến thức tổng hợp 3 phần

(6)

c.Sản phẩm: Bài tập của HS d.Tổ chức thực hiện:

b1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đội trưởng thổi còi báo xong buổi tập. Cả đội bơi vào bờ, rầm rập chạy lên cầu, vơ vội quần áo mặc vào người. Lúc này tất cả mới thấm lạnh. Đứa nào đứa nấy run cầm cập. Chúng nghiêng đầu nhảy cho nước trong tai chảy ra. Ván cầu kêu rầm rầm. Đội trưởng hô đội tập hợp ngay trên cầu, nhận xét buổi tập. Riêng thằng bé lạ hoắc chui bừa vào hàng ngũ đội, một mình đứng nép vào lề cầu bên kia. Nó cởi quần áo ướt sũng, vắt khô nước rồi giũ phơi lên thành cầu.

( Trích “ Tuổi thơ dữ dội” – Phùng Quán) 1, Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích?

2, Chỉ ra từ đơn và phức có trong đoạn trích?

3, Nêu nội dung chính của đoạn trích?

4, Suy nghĩ của em về kí ức tuổi thơ bằng đoạn văn 5-7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ láy.

Bài 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mặt sông xanh biếc. Lăn tăn sóng, đón lấy nó, nhẹ nhàng, thân thuộc, chứ không ầm ĩ như đón những anh mới tập nhảy. Thân hình nó uốn cong, luồn sâu xuống nước và nổi lên rất nhanh. Nó lắc lắc đầu giũ nước, khoắt tay bơi lượn vòng, ngửa mặt nhìn lên cầu và bất ngờ toét miệng cười. Cả đội ức quá, đau giẫy lên như bất thình lình bị ai quất roi mây vào mông. Thế là quên hết sợ hãi và chẳng cần ai dục, chúng ào ào và trèo lên thành cầu thi nhau hét to:

-Hai…ba….này!- Rồi lao ầm ầm xuống sông.

( Trích “ Tuổi thơ dữ dội” – Phùng Quán) 1, Tìm từ láy có trong đoạn trích? Hãy xếp loại các từ láy vừa tìm được?

2, Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

3, Chỉ ra từ đơn và từ phức có trong đoạn trích?

4, Đoạn văn khiến em liên tưởng đến kỉ niệm tuổi thơ nào của em đã trải qua?

5, Viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của em về đoạn văn trên?( 3-5 câu) có sử dụng từ láy.

B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nhận nhiệm vụ - Thảo luận nhóm + Nhóm 1+2: Bài 1 + Nhóm 4+4: Bài 2

B2: Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung Bài 1:

1, Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự 2, Chỉ ra từ đơn và phức có trong đoạn trích?

(7)

 Từ đơn  Từ phức

 Bơi, cầu, mặc, vào, người, lúc , này, tất, cả, mới, thấm, lạnh, đứa, nào, đứa, nấy, run, chúng, nhảy, cho, nước, kêu, hô, đội, tập,hợp, ngay, riêng, chui,bừa,vào, hàng, ngũ ,đội, một mình, đứng, nép, vào, nó, cởi, nước rồi, giũ, phơi ,lên.

 Đội trưởng, thổi còi, báo xong, buổi tập, cả đội, vào bờ, rầm rập, chạy lên, vơ vội, quần áo, cầm cập, nghiêng đầu, trong tai, chảy ra, ván cầu, rầm rầm, đội trưởng, trên cầu, nhận xét, buổi tập, thằng bé, lạ hoắc, lề cầu, bên kia, quần áo, ướt sũng, vắt khô, thành cầu.

3, Nêu nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích kể về việc cả đội sau khi tập bơi ai cũng thấm lạnh.

4, * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Tham khảo câu mở đoạn: Ký ức tuổi thơ có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi người.

* Thân đoạn: Đảm bảo các ý sau:

- Khi nhớ về những kỷ niệm hạnh phúc, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian tốt đẹp đã qua.

- Đồng thời, từ những kỷ niệm đẹp đẽ ấy, chúng ta sẽ hiểu bản thân mình trân quý điều gì mà cố gắng gặt hái trong tương lai.

- Mặt khác, khi nhớ về những kỷ niệm mà chúng ta mắc sai lầm trong quá khứ, bản thân sẽ thấy ăn năn hối hận về những sai lầm mình đã làm ra.

- Từ đó, bản thân sẽ biết soi sáng vào những ký ức ấy để mà ko mắc sai lầm như vậy nữa.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề :Có thể nói, ký ức tuổi thơ dù đẹp hay chưa đẹp thì đều cũng sẽ là thứ mà khi chúng ta của hiện tại nhìn vào có thể định hướng được tương lai cho mình.

Bài 2:

1, Từ láy có trong đoạn trích: Lăn tăn, nhẹ nhàng, lắc lắc, ào ào, ầm ầm

 Láy bộ phận  Láy hoàn toàn

 Lăn tăn, nhẹ nhàng  lắc lắc, ào ào, ầm ầm

2, Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Miêu tả và tự sự.

3, Chỉ ra từ đơn và từ phức có trong đoạn trích:

Từ đơn Từ phức

Sóng, đón, lấy, nó, chứ, không, như, đón, những, anh, mới, Thân, hình, nó, và, nổi ,lên, nó, bơi, lượn, vòng, cầu, và, cười, đau, như, bất, bị, ai, quất, thế, là, quên, hết, và, chẳng,

cần,chúng, ào ào, và, thi, nhau, hai, ba, này, rồi, lao

 Mặt sông, xanh biếc, lăn tăn, nhẹ nhàng, thân thuộc, , ầm ĩ, tập nhảy, uốn cong, luồn sâu, xuống nước, rất nhanh, lắc lắc, giũ nước, khoắt tay, ngửa mặt, nhìn lên, bất ngờ, toét miệng, cả đội, ức quá, giẫy lên, thình lình, roi mây, vào mông, thế là, sợ hãi, ai dục, trèo lên, thành cầu, hét to, ầm ầm, xuống sông.

(8)

5, Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Tuổi thơ dữ dội” – Phùng Quán đã kể lại cho chúng ta một kỉ niệm tuổi thơ trong sáng mà mỗi chúng ta có thể tìm thấy mình trong đó. Với đọan văn ngắn tác gỉa đã tái hiện cảnh bơi lội của các em nhỏ thật sống động, hấp dẫn. Cảnh được miêu tả rất nên thơ nào là cảnh mặt sông xanh biếc, lăn tăn sóng, góp phần làm cho không gian của cảnh bơi lội thêm phần sinh động hấp dẫn với tuổi thơ. Có thể nói, đoạn truyện đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.

HOẠT ĐỘNG 4:VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời,trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: CHuyển giao nhiệm vụ Cho hs về nhà luyện đề:

Đề 1: Từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”, em hãy kể lại một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện mình.

Đề 2:Hãy kể một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc ( Một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, một lần em giúp đỡ người khác)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs nghiên cứu, lập dàn ý Bước 3: Báo cáo kết quả Gợi ý đề 1:

1. Mở bài: Giới thiệu về sự việc, tình huống người thân khiến em thay đổi, tự hoàn thiện mình.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện - Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

Gợi ý đề 2: 1, Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

2, Thân bài:

. Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

. Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

. Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

. Có người khác chứng kiến hay không?

(9)

. Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

. Em có vui khi làm công việc đó?

. Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

3, Kết bài: Cảm nghĩ của mình sau khi đã làm được một việc tốt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mẹ nói rằng đã nhận được cuộc gọi từ cô giáo chủ nhiệm của tôi.. Tôi lo lắng chờ nghe lời

Nhan đề bài thơ là Chuyện cổ tích về loài người như lời gợi dẫn của tác giả Xuân Quỳnh về việc sẽ đưa chúng ta đến những vùng đất sơ khai nơi loài người được sinh

em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe kỉ niệm đáng nhớ của tôi vào dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi. Tết đến, xuân về - đây là thời điểm mà mọi người

Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng

Mùa hè năm nay, em đã có một chuyến đi đáng nhớ cùng với bố mẹ ở Đà Nẵng - một trong những thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.. Để đến Đà Nẵng, gia đình

Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện,

Dựa vào dàn ý đã làm ở phần Viết, có thể bổ sung hoặc thêm, bớt cho nội dung kể về kỉ niệm của bản thân. Nói